Dưới đây là cập nhật bộ đề cương ôn tập Sinh 10 học kì 2 có kèm đáp án cho các em tham khảo ôn tập. Đây là cách để các em có thể thử sức với đề kiểm tra thật và nắm được cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý nhất. Bấm vào link download để tải về máy ngay nhé.
Xem thêm: (Chọn lọc) 40+ Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn toán – tải miễn phí
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 – Seolalen.com
- Link download: TẠI ĐÂY
Phần I: Phân bào
Câu 1: Diễn biến kì trung gian
- Pha G1: Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng
- Pha S: Nhân đôi AND, làm cơ sở cho nhân đôi NST thành NST kép, trung thể nhân đôi
- Pha G2: Tổng hợp protein cấu tạo nên thoi phân bào và những gì còn lại của quá trình phân bào.
Câu 2: Diễn biến của quá trình nguyên phân:
a) Phân chia nhân:
- Kì đầu (2n kép): Các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn. màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.
- Kì giữa (2n kép): Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phần bào được đính vào giữa của NST tại tâm động.
- Kì sau (4n đơn): các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 phía cực của tế bào.
- Kì cuối (2n đơn): NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.
b) Phân chia tế bào chất: bắt đầu ở KS chủ yếu ở KC
- Cách phân chia:
- Tb động vật: thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo.
- Tb thực vật: tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo.
→ Do tb thực vật có thành xenlulozo
Câu 3: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
a) Ý nghĩa sinh học:
- Đối với sinh vật nhân thực đơn bào: Nguyên phân là cơ chế sinh sản
- Đối với sinh vật nhân thực đa bào:
- Tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
- Đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoăc cơ quan bị tổn thương.
- Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính
- Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, NP là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.
b) Ứng dụng thực tiễn:
Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
Câu 4: Diễn biến của quá trình giảm phân:
a) Giảm phân I: (phân bào giảm nhiễm)
- Kì trung gian: NST nhân đôi thành NST kép
- Kì đầu I:
- Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi đoạn cromatit với nhau (hiện tượng trao đổi chéo) (*). Sau khi tiếp hợp NST kép dần co xoắn.
- Thoi phân bào dần hình thành và 1 số sợi thoi được đính với tâm động của các NST.
- Cuối kì đầu, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
- Kì giữa I:
- Các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mpxđ của tế bào và tập trung thành 2 hàng. (*)
- Dây tơ phân bào từ mỗi cực tb chỉ đính vào 1 phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng
- Kì sau I:
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về mỗi cực của tế bào. (*)
- Kì cuối I:
- Các NST kép dần dần dãn xoắn (nhẹ)
- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện
- Thoi phân bào tiêu biến.
- Phân chia tb chất tạo nên 2 tb con có số lượng NST kép giảm 1 nữa (n kép)
b) Giảm phân II: (phân bào nguyên nhiễm)
- Kì đầu II: NST vẫn ở trạng thái n NST kép
- Kì giữa II: Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
- Kì sau II: Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực
- Kì cuối II: Kết quả tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn
Câu hỏi thêm:
- So sánh Nguyên phân và giảm phân:
- Giống nhau:
- Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)
- Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau.
- NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn
- Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
- Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính & hữu tính).
- Khác nhau:
- Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
- Trao đổi chéo giữa 2 cromatit không phải chị em làm đa dạng về giao tử -> đa dạng tổ hợp -> đa dạng di truyền gen, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
- Hoạt động nào quan trọng nhất trong phân chia nhân?
- Sự nhân đôi của NST trong pha S của KTG và Sự phân li đồng đều của các NS tử ở KS
- Quan trọng nhất, đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của tb con so với tb mẹ.
- Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
-> Vì tạo thuận lợi cho các nhiễm sắc tử dễ dàng tách nhau tại tâm động và trượt được trên thoi phân bào tiến về 2 cực của tế bào mà không bị rối, đứt đoạn.
Phần 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật:
Câu 1: Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật:
- Môi trường dùng chất tự nhiên: gồm các chất tự nhiên: dịch trái cây, nước thịt, hệ tiêu hóa (ruột) của con người,…
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng: NaCl-5.0, CaCl2-0.1,….
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học: Glucozo 15g/l, KH2PO4 1,0g/l, bột gạo 10g
Câu 2: Các kiểu dinh dưỡng ở VSV:
Kiểu dinh dưỡng |
Nguồn năng lượng |
Nguồn cacbon chủ yếu |
Ví dụ |
Quang tự dưỡng |
Ánh sáng |
CO2 |
Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục |
Hóa tự dưỡng |
Chất vô cơ |
CO2 |
Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh |
Quang dị dưỡng |
Ánh sáng |
Chất hữu cơ |
Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía và màu lục |
Hóa dị dị dưỡng |
Chất hữu cơ |
Chất hữu cơ |
Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp. |
Câu 3: Lên men etylic và lên men lactic
a) Lên men etylic
b) Lên men lactic
Câu hỏi thêm:
- So sánh lên men etylic và lên men lactic:
- Giống:
- Đều là quá trình phân giải polisaccarit
- Đều trong điều kiện kị khí
- Sản phẩm là chất hữu cơ
- Khác:
Đặc điểm so sánh |
Lên men lactic |
Lên men rượu |
Loại VSV |
VK lactic đồng hình |
Nấm men rượu, nấm (đường hóa) và vi khuẩn |
Sản phẩm |
Lên men đồng tính: hầu như chỉ có axit lactic Lên men dị hình: ngoài axit lactic còn có CO2 và axit axetic, etanal |
Etanal, CO2 |
Nhận biết |
Có mùi chua |
Có mùi rượu |
Ứng dụng |
Sản xuất rượu, bia, siro, làm nở bột mì,… |
Làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc,… |
- Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?
-> Vì do khí axit lactic được hình thành, pH của sữa giảm, lượng nhiệt được sinh ra, protein của sữa kết tủa gây trạng thái đặc sệt.
- Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
-> Trong quá trình làm sữa chua đã sử dụng nấm men và vi khuấn lactic cho nên trong sữa chua thành phẩm có 1-2% rượu, 1% axit lactic, rất nhiều loại vitamin dễ tiêu hóa, hấp thụ được ngay.
Câu hỏi ôn tập
Kiến thức lý thuyết
1/ Chu kì tế bào là gì? Nêu diễn biến cơ bản của các pha trong kì trung gian?
2/ Trình bày diễn biến cơ bản của tế bào trong quá trình nguyên phân. Tại sao nguyên phân có thể tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ?
3/ Phân biệt giảm phân I và giảm phân II.
4/ So sánh giảm phân với nguyên phân?
5/ Nêu ý nghĩa của nguyên phân? Giảm phân?
6/ Kể tên các loại môi trường sống của vi sinh vật trong tự nhiên, trong phòng thí nghiệm? Cho ví dụ.
7/ Nêu các tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?
8/ Phân biệt hô hấp hiếu khí với hô hấp kị khí? Phân biệt hô hấp với lên men?
9/ Trình bày quá trình phân giải prôtêin, phân giải polisaccarit và ứng dụng của các quá trình này? Giải thích tại sao vi sinh vật phải phân giải ngoại bào?
10/ Phân biệt quá trình tổng hợp với quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật?
11/ Trình bày đặc điểm của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
12/ Nêu nguyên tắc và ứng dụng của nuôi cấy không liên tục, và nuôi cấy liên tục?
13/ Vi khuẩn có những hình thức sinh sản nào? Phân biệt bào tử sinh sản với nội bào tử?
14/ Nhân tố sinh trưởng là gì? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng?
15/ Dựa vào ảnh hưởng của các nhân tố hóa học và vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật hãy phân tích các biện pháp để kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật?
16/ Mô tả đặc điểm cấu tạo của vi rút? Vi rút có những loại cấu trúc nào?
17/ Nêu 3 đặc điểm cơ bản của vi rút? Phân biệt vi rút với vi khuẩn?
18/ Vi rút có phải là sinh vật không? Giải thích tại sao?
19/ Nêu 5 giai đoạn nhân lên của vi rút trong tế bào? Vì sao mỗi loại vi rút chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
20/ Nêu tác hại và ứng dụng của vi rút trong sản xuất và đời sống của con người?
21/ Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?
22/ Thế nào là miễn dịch? Có những kiểu miễn dịch nào, cho ví dụ?
23/ Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu?
24/ Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào?
Cuốn tài liệu “ Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10”
- Link download: TẠI ĐÂY
Cuốn tài liệu “Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh lớp 10” được sưu tầm tổng hợp nhằm cung cấp cho các em bộ tài liệu hay cùng với chủ điểm kiến thức trọng tâm, đề thi, bài tập để học tập tốt và đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra môn Sinh học lớp 10. Các em xem chi tiết trong file tải bà download bản đầy đủ để ôn thi học tốt môn Sinh học lớp 10.
Trên đây là hệ thống đề cương ôn tập Sinh 10 học kì 2 mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng rằng, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để bạn ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Trân trọng!