Nếu bạn đang chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 7 môn ngữ văn thì không thể bỏ qua bộ đề cương dưới đây. Bộ đề cương ông tập ngữ văn 7 học kì 2 có đáp án đầy đu được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Nội dung đề cương chủ yếu là các kiến thức trọng tâm học trong kì 2 cùng nhiều câu hỏi, bài tập ở nhiều dạng để các em học sinh ôn tập tốt nhất.
Xem thêm: (TẢI NGAY) Bộ đề thi giữa kì 1 Văn 9 năm học 2022 | Seolalen
Link tải đề cương ôn tập Ngữ Văn 7 học kì 2 có đáp án
Bạn có thể tải bộ đề cương ôn tập về theo link sau đây:
Nội dung ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7
I. Văn bản:
Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Tục ngữ về con người và xã hội
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
- Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
- Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
II. Tiếng Việt:
- Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng? Cách dùng câu rút gọn: BT SGK/15, 16
- Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/29
- Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì?
Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có ranh giới gì?
- Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: BT SGK/58, 64, 65
- Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT SGK/65, 69
- Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104
- Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123
- Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130, 131
III. Tập làm văn
+ Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận?
+ Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?
1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh
Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” SGK/51
Dàn ý
- Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công … kim”
- Thân bài:
– Xét về thực tế câu tục ngũ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé ..
– Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực
– Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực
– Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ .
.c. Kết bài:Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: ”ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Uống nước nhớ nguồn” SGK/51
Dàn ý
a. Mở bài:
+ Lòng biết ơn là 1 truyền thống đạo đức cao đẹp.
+ Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả …”.
b. Thân bài:
– Luận điểm giải thích:
Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?
– Luận điểm chứng minh..
+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.
. Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
. Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ… con”, “Đói lòng ăn hột chà là…răng”.
+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.
+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
. Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
. Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi…
c. Kết bài:
+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
+ Biết ơn là 1 tình cảm thiêng liêng, rất tự nhiên.
+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện…
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59
Dàn ý
a. Mở bài:
– Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.
– Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
b. Thân bài:
– Lập luận giải thích.
Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng
– Luận điểm chứng minh.
+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay.
+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời.
+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội”
– Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”
– Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
– Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.
c. Kết bài:
– Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”
– Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.
Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.
a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b/ Thân bài:
– Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
– Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.
– Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.
– Con người phải bảo vệ thiên nhiên.
c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.
2. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84
Đề 2: Một nhà văn có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84
Đề 3: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88
Nội dung ôn tập chi tiết Ngữ văn 7 học kì 2
I. Phần văn học:
Câu 1: Tục ngữ
Nhận diện tục ngữ: Đặc điểm hình thức
– Ngắn gọn
– Thường có vần, nhất là vần lưng
– Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức cả về nội dung
– Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
Phân biệt tục ngữ với ca dao
+ Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát
+ TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
+ TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
* Khái niệm :
– Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân (tự nhiên,lao động sản xuất, xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày .
* Đặc điểm về hình thức
– Tục ngữ ngắn gọncó tác dụng dồn nén, thông tin,lời ít ý nhiều; tạo dược ấn tượng mạnh trong việc khẳng định
– Tục ngữ thường dùng vần lưng , gieo vần ở giữ câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ, dễ thuộc.
– Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung thể hiện sự sáng tỏ trong cách suy nghĩ và diễn đạt.
– Tục ngữ là lơì nói giàu hình ảnh khiến cho lời nói trở nên hấp dẫn, hàm súc và giàu sức thuyết phục.
công việc làm ăn, lợi nhiều là cá, vườn, sau đó là ruộng.
Câu 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta .(Hồ Chí Minh)
1 .Giới thiệu chung:
– Bài văn trích trong báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Đại Hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951của Đảng Lao Động Việt Nam.
– Vấn đề nghị luận của bài văn trong câu văn ở phần mở đầu “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của dân tộc ta”
2.Bố cục và lập ý.
– Mở bài (từ đầu….lũ cướp nước)nêu vấn đề nghị luận:tinh thần yêu nước là một tryền thống quí báu của dân tộc ta
– Thân bài (lịch sử ta…dân tộc ta) chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại (1951 diễn ra cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp )
– Kết bài: (phần còn lại) khẳng định nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân phát huy mạnh mẽ
Nội dung:
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn làm sáng toe một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
Nghệ thuật:
– Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc.
– Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả.
– Biện pháp liệt kê.
Ý nghĩa: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
Câu 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
1.Tác giả:
Phạm Văn Đồng (1906-2000) – một cộng sự gần gũi của Chủ tich Hồ Chí Minh. Ông từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm đồng thời là một nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.
- Tác phẩm: Văn bản được trích từ diễn văn Chủ tich HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ (1970)
- Nội dung:
Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
- Nghệ thuật:
– Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ, bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục
– Lập luận theo trình tự hợp lý
- Ý nghĩa:
– Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch HCM.
– Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương Chủ tịch HCM.
Câu 4: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
- Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883-1924) quên ở tỉnh Hà Tây (cũ). Ông là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam
- Tác phẩm: Sống chết mặc bay là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác giả.
- Nội dung: Lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ sói” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
- Nghệ thuật:
– Xây dựng tình huống tương phản-tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
– Lựa chọn ngôi kể khách quan.
– Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
- Ý nghĩa: Phê phán thói bàng quan, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu-đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc, đồng cảm xót ca với tình cảnh thê thảm của người dân lao động.
Câu 5: Ca Huế trên sông Hương ( Hà Minh Ánh)
- Giới thiệu chung:
– Bút kí: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
– Ca Huế là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế.
- Nội dung: Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
- Nghệ thuật:
– Viết theo thể bút kí.
– Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đãm chất thơ.
– Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con nười sinh động.
- Ý nghĩa:
Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
II. Phần Tiếng Việt
Câu rút gọn
- Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một thành phần nào đó trong câu, có thể là CN – VN, hoặc cả CN và VN.
Ví dụ: – Những ai ngồi đây?
– Ông lý Cựu với ông Chánh hội.
-> Rút gọn vị ngữ
- Tác dụng của câu rút gọn:
+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ đã xuất hiện trong câu trước.
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
3.Cách dùng câu rút gọn: Khi rút gọn câu cần chú ý:
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
Câu đặc biệt
- Khái niệm: là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C – V.
VD: Nắng. Gió. Trải mượt trên cánh đồng.
- Tác dụng:
– Bộc lộ cảm xúc
– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
– Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nói đến trong đoạn.- Gọi đáp.
Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu đặc biệt |
Câu rút gọn |
– Câu không có cấu tạo theo mô hình CN – VN. – Câu đặc biệt không thể khôi phục CN – VN. |
– Câu rút gọn là kiểu câu bình thường bị lược bỏ CN hoặc VN, hoặc cả CN, VN. – Có thể khôi phục lại CN, VN. |
Thêm trạng ngữ cho câu
– Một số trạng ngữ thường gặp: Để xác định: thời điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
– Vị trí của trạng ngữ trong câu:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.
+ Giữa trạng ngữ và CN, VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi v
– Công dụng của trạng ngữ:
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
+ Nối kết các câu, các đoạn văn lại với nhau,góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
– Tách trạng ngữ thành câu riêng:
Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiển những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành câu riêng.
Chuyển câu chủ động thành câu bị động:
– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
– Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
– Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
– Quy tắc chuyển câu chủ động thành câu bị động: Có hai cách:
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc được vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
– Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
Dùng cụm C-V để mở rộng câu
– Mục đích của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
– Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.
Liệt kê
– Liệt kê là cách xắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
– VD: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Không giết được em người con gái anh hùng (Tố Hữu)
– Các kiểu liệt kê:
+ Xét về cấu tạo: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp
+ Xét Về ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
Chức năng của: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
– Dấu chấm lửng dùng để:
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
– Dấu chấm phẩy dùng để:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận quan trọng trong một phép liệt kê phức tạp.
– Dấu gạch ngang có công dụng sau:
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
+ Nối các từ nằm trong một liên danh
* Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối:
. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
III. Phần tập làm văn
– Khái niệm: Văn bản nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
– Đặc điểm: Mỗi bài văn đều có luận điểm, luận cứ và luận chứng:
+ Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của bài văn. Luận điểm có thể được nêu ra bằng câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Trong bài văn có thể có luận điểm chính và luận điểm phụ.
+ Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, làm cho luận điểm có sức thuyết phục.
+ Lập luận (luận chứng) là cách lựa chọn, xắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ cho luận điểm.
– Yêu cầu của luận điểm, luận cứ, luận chứng:
+ Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế.
+ Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu.
+ Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì mới có sức thuyết phục.
– Tìm hiểu đề và tìm ý:
+ Tìm hiểu đề phải xác định đúng vấn đề,phạm vi, tính chất của bài nghị luận để bài khỏi bị sai lệch.
+ Tìm ý là quá trình xây dựng hệ thống các ý kiến, quan niệm để làm rõ, sáng tỏ cho ý kiến chung nhất của toàn bài nhằm đạt mục đích nghị luận.
Căn cứ để lập ý: dựa vào chỉ dẫn của đề. dựa vào những kiến thức về xã hội và văn học mà bản thân tích lũy được.
– Bố cục bài văn nghị luận gồm có ba phần:
+ MB: Nêu luận điểm xuất phát, tổng quát.
+ TB: Triển khai trình bày nội dung chủ yêu của bài.
+ KB: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ quan điểm của người viết về vấn đề được giải quyết trong bài.
– Các phương pháp lập luận: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng …
* Phép lập luận chứng minh:
– Đặc điểm: Lập luận chứng minh dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thực.
– Yêu cầu: Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
– Các bước làm bài văn chứng minh:
+ Tìm hiểu đề, lập ý
+ Lập dàn bài
+ Viết bài
+ Đọc và sửa lại
– Bố cục của bài văn lập luận chứng minh:
+ MB: Nêu luận điểm cần chứng minh.
+ TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
+ KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
* Phép lập luận giải thích:
– Đặc điểm: Phép lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất … cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, tình cảm.
– Các phương pháp giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với những hiện tượng khác, chỉ ra mặt có lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
– Các bước làm bài văn giải thích: (giống bài lập luận chứng minh)
– Bố cục: + MB: Nêu luận điểm cần được giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
+ TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
+ KB: Nêu ý nghĩa của vấn đề cần được giải thích trong bài với mọi người.
Đề mẫu ôn thi học kì 2 môn Văn lớp 7
ĐỀ 1
I. LÝ THUYẾT: (4đ)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (2đ)
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu đặc biệt
II. LÀM VĂN: (6đ)
Đề: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người
Đáp án:
I. Lý thuyết: (4đ )
Câu 1: Giá trị nội dung của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
– Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu (0,5đ)
– Truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử (0,5đ)
– Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân
+ Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước (0,5đ)
+ Tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công cuộc kháng chiến (0,5đ)
Câu 2: Yêu cầu của đoạn văn
– Viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung phù hợp, diễn đạt chặt chẽ (1,5đ)
– Sử dụng đúng câu đặc biệt, có gạch dưới câu đặc biệt có trong đoạn văn (0,5đ)
II. Làm văn (6đ)
- Yêu cầu chung:
Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn chứng minh. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, đáp ứng yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
Bài làm phải có bố cục 3 phần: Mở bải, thân bài, kết bài
a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b/ Thân bài:
– Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
– Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.
– Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.
– Con người phải bảo vệ thiên nhiên.
c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.
ĐỀ 2
Câu 1: (2 điểm)
a) Câu đặc biệt là gì?
b) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn văn đó?
Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!
Câu 2: (2 điểm) Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau?
a) Tấc đất tấc vàng.
b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu 3: (6 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Đáp án
Câu 1: (2 điểm)
a) Nêu được định nghĩa câu đặc biệt: (0.5 điểm)
– Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
b) Học sinh xác định và nêu được tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn (1,5đ)
– Những câu đặc biệt có trong đoạn văn:
+ Ba giây…Bốn giây…Năm giây… (Xác định thời gian) (1 điểm)
+ Lâu quá! (Cảm xúc hồi hộp chờ đợi) (0.5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
– Nêu được ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm từng câu tục ngữ, mỗi câu đúng được (1 điểm)
a) Tấc đất tấc vàng
– Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất) so sánh với cái lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất.
– Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết. Còn “chất vàng” của đất khai thác mãi cũng không cạn.
b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
– Câu tục ngữ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
– Vận dụng trong quá trình trồng lúa giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng.
Câu 3: (6 điểm)
I/ Yêu cầu chung:
– Học sinh làm đúng yêu cầu về kiểu bài nghị luận giải thích.
– Xây dựng bài văn có bố cục ba phần
– Văn viết mạch lạc, dẫn chứng xác thực, lí lẽ thuyết phục, viết đúng chính tả.
II/ Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: (1 điểm)
– Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.
b) Thân bài: (4 điểm) Học sinh giải thích rõ ràng và lập luận làm nổi rõ vấn đề:
– Nghĩa đen
+ Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng” là ý nói đi nhiều đi xa và đi thì học được nhiều kinh nghiệm, kiến thức… “một sàng khôn”.
– Nghĩa bóng: nghĩa của cả câu tục ngữ muốn khuyên răn, nhắc nhở và khuyến khích chúng ta kinh nghiệm của ông cha cần “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
(lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.)
– Mở rộng bàn luận:
Nêu được mặt trái của vấn đề: đi nhiều mà không học hỏi, không có mục đích của việc học…
c) Kết bài: (1 điểm)
– Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay.
Lưu ý:
Nội dung trên chỉ là định hướng chung. Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau; giáo viên cần vận dụng biểu điểm linh hoạt đánh giá đúng chất lượng làm bài của học sinh.
ĐỀ 3
Câu 1 (3 điểm): Cho đoạn văn:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b,Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn ? Cho biết phép lập luận chính của văn bản?
c, Tìm câu nêu luận điểm và vai trò của nó trong đoạn văn?
Câu 2 (3 điểm): Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn
Câu 3 (4 điểm): Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Em hãy giải thích câu tục ngữ đó.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (3 điểm):
a.(1 đ) Đoạn văn trên trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Tác giả Hồ Chí Minh. (Mỗi ý đúng 0,5 đ)
b. (1 đ) Phương thức biểu đạt nghị luận. Phép lập luận chính là chứng minh. ( Mỗi ý đúng 0,5 đ)
c.(1 đ) Câu nêu luận điểm: “ Dân ta có một lòng yêu nước”. Đây là luận điểm xuất phát nêu lên vấn đề nghị luận. Các câu sau làm sáng tỏ câu nêu luận điểm.
Câu 2 (3 điểm):
Viết đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt rõ ràng , không sai lỗi chính tả nêu được các ý sau:
– Sống chết mặc bay là một trong những tác phẩm truyện ngắn thành công nhất của Phạm Duy Tốn.
– Lời văn cụ thể, sinh động. Lựa chọn ngôi kể khách quan. Xây dựng nhân vật điển hình. Vận dụng kết hợp khéo léo hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
– Tác phẩm lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
– Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.
Giáo viên căn cứ vào bài làm thực tế của HS để linh điểm. Đạt các yêu cầu trên 3đ. Hai phần yêu cầu 2đ . Một phần yêu cầu 1đ. Các mức còn lại cần linh hoạt chiết điểm
Câu 3 (4 điểm):
Viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích. Xây dựng bài văn theo bố cục ba phần. Văn viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, viết đúng chính tả.
Bài viết cần có những ý sau:
a. Mở bài : Dẫn dắt và nêu vấn đề cần giải thích
b. Thân bài:
– Ăn quả nhớ kẻ trồng có nghĩa là gì?
Nghĩa đen: Người ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây.
Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả lao động ( về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó hoặc thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước.
– Tại sao ăn quả lại phải nhớ ơn người trồng cây? Vì:
Tất cả thành quả lao động (Vật chất và tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày hôm nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên. Nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu.(dẫn chứng)
– Thái độ biết ơn của người ăn quả với người trồng cây được thể hiện:
Trân trọng ghi nhớ công ơn (dẫn chứng bàn thờ tổ tiên, đền thờ…)
Có ý thức vun đắp bảo vệ góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, gia đình ngày càng no ấm.
– Phê phán thái độ sai trái vô ơn bạc nghĩa, ăn cháo đá bát đó là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, nhân cách cần phải lên án nghiêm khắc.
c. Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ là lời khuyên, lời răn dạy bổ ích cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
Học sinh cần phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi là cách đền đáp công ơn thiết thực nhất
Bộ đề ôn tập Ngữ Văn 7 học kì 2
Đề Văn lớp 7 học kì 2 Số 1
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 7 Môn: Ngữ văn Năm học:……………… Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.
Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.
Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản là như vậy.
[….] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ.
(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
…Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.
Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.
Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãyviết đoạn văn (khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.
Câu 6 (5,0 điểm). Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Đáp án đề thi Văn 7 học kì 2 số 1
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) |
||
1 |
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận |
0,5 |
|
2 |
Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê. |
0,5 |
|
3 |
Nội dung chính của đoạn văn: Lòng biết ơn. |
1,0 |
|
4 |
– Về hình thức: Học sinh viết (3-5 dòng), không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt, viết câu. – Về nội dung: Hs có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau song phải nêu được điều tác giả muốn gửi gắm qua văn bản. Đảm bảo một số ý sau: Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người. – Ghi nhớ công ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm. – Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể. – Sống có trách nhiệm, ân nghĩa, thủy chung với ông bà cha mẹ, với tổ quốc, với những người cho ta cuộc sống hạnh phúc, bình an. |
0,25 0,75 |
|
II |
LÀM VĂN (7,0 điểm) |
||
5 |
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn |
2,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng biết ơn. |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần trình bày các ý sau: |
|||
*Giải thích: lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. “Biết ơn là hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình”. – Bàn luận: + Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. + Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn đối với người giúp đỡ mình thể hiện lối sống có nghĩa có tình, cách ứng xử có văn hóa, văn minh, lịch sự của con người. + Bày tỏ lòng biết ơn đâu hẳn chỉ là những thứ vật chất cao sang, có khi chỉ là một câu cảm ơn, một lời hỏi thăm, động viên chân thành, ấm áp tình người. + Nếu không có lòng biết ơn, con người trở nên ích kỷ, bạc tình, bất nhân…. (D/C). – Mở rộng: Trong cuộc sống, đâu đó vẫn còn những kẻ vô ơn đối với cha mẹ, thầy cô, với những người đã giúp đỡ mình mà chúng ta cần phải lên án, phê phán. – Bài học: Lòng biết ơn thể hiện nhân cách của con người. Nhưng không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người. Đoạn văn tham khảo: Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng… Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô… Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề trên. |
0,25 |
||
6 |
CM làm sáng tỏ câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” |
5,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: CM làm sáng tỏ vấn đề: Sức mạnh của tinh thần đoàn kết. |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Gv có thể tham khảo gợi ý sau: |
|||
1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn. |
0,25 |
||
2. Chứng minh bằng lý lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ ý kiến. |
|||
+ Dẫn dắt nêu vấn đề cần CM + Trích dẫn câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” – * Giải thích: – Câu ca dao dùng hình ảnh ẩn dụ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đoàn kết là sự gắn bó mật thiết, cùng chung tay góp sức để làm việc lớn. “một cây” thì không thể làm “nên non” – “ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao =>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo – “chụm” từ được dùng để thể hiện sự đoàn kết – “cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành một biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết. * Bàn luận: Tại sao đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công? – Đoàn kết tạo nên sức mạnh, giúp con người làm nên những công việc lớn lao. Đoàn kết tạo nên sức mạnh trong trong cuộc sống lao động, học tập, chiến đấu. Biểu hiện của tinh thần đoàn kết: – Trong lịch sử chống ngoại xâm: Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược: ( D/C) + Chống kẻ thù phương Bắc xâm lược: Nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh… + 3 lần ta chiến thắng Chống quân Nguyên –Mông nức tiếng hùng mạnh… + Chiến thắng TD Pháp và đế quốc Mĩ : kẻ thù giàu có, trình độ kĩ thuật hiện đại, vũ khí tối tân, lực lượng quân đội thiện chiến… – Sức mạnh của đoàn kết trong đời sống hàng ngày +Nhân dân ta đoàn kết trong lao động, trong sản xuất: ( D/C) Con đê Sông Hồng ngăn lũ cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ…; Công trình thủy điện Sông Đà đưa ánh áng đến mọi nhà… + Đoàn kết trong công cuộc đấu tranh chống những âm mưu chia rẽ dân tộc, bôi nhọ chính quyền… – Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định nên thành công. Bác Hồ dã từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. *Bàn luận – mở rộng: – Thực tiễn cũng như đã cho thấy được rằng, không phải ai cũng có ý thức đoàn kết, chung sức đồng lòng để tạo sức mạnh đi đến thành công. – Những người có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong cuộc sống sẽ bị sống đơn lẻ, bị tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội, làm việc gì cũng khó thành công, cần phải lên án. |
0,5 0,5 1,5 1,0 |
||
3. Kết bài: – Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao + Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố quan trọng để thành công. – Bài học – liên hệ: khuyên mọi người sống phải đoàn kết để tạo lên sức mạnh để thành công. |
0,25 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc vè vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ( đi từ vấn đềlí luận hoặc so sánh với các tác phẩm khác) |
0,25 |
||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10 điểm |
Ma trận đề thi học kì 2 môn Văn lớp 7
Mức độ NLĐG |
Đọc hiểu |
Vận dụng |
Tổng |
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
|||
I. Đọc – hiểu Lòng khiêm tốn Lòng biết ơn |
– C1-0,5đ. Xác đinh được phương thức biểu đạt chính đoạn trích. – C2-0,5đ. Chỉ ra được biện pháp tu từ trong đoạn trích. |
– C3-1,0đ. Khái quát được nội dung chính của đoạn trích . |
– C4 -1,0đ Rút ra bài học bản thân từ lòng khiêm tốn; lòng biết ơn. |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 1,0 10% |
1 1,0 10% |
1 1,0 10% |
4 3,0 30% |
II. Phần Tạo lập văn bản – Câu 5: Nghị luận xã hội ( khoảng 120 chữ) – Câu 6: Nghị luận: về tư tưởng đạo lý. |
– C5 (2,0đ) Viết một đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn; lòng biết ơn. – C6 (5,0đ) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 7,0 70% |
2 7,0 70% |
||
Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 1,0 10% |
1 1,0 10% |
3 8,0 80% |
6 10 100% |
Đề Văn lớp 7 học kì 2 Số 2
Ma trận đề
|
Cấu trúc đề |
Phạm vi |
Cấp độ nhận thức |
Điểm |
|||||
|
NB |
TH |
VD |
VD cao |
|||||
|
I. Đọc hiểu: Văn bản: Sống chết mặc bay |
– Tác giả, tác phẩm, thể loại. – Nội dung của đoạn trích – Tiếng Việt: Câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt |
– Nhận biết được tên tác giả, tác phẩm, thể loại. |
Hiểu được nội dung của đoạn trích |
Tìm được câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt. |
3,0 điểm |
|||
|
II. Làm văn Câu 1: |
Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) có chủ đề liên quan văn bản đọc hiểu: Nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên. |
Nhận biết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức đoạn văn. |
– Viết đúng chủ đề – Trình bày nội dung trong đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp. |
– Viết được đoạn văn hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu. – Dùng từ chính xác, hợp lý, diễn đạt mạch lạc. |
– Có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu và thể hiện được nội dung yêu cầu đặt ra. |
2,0 điểm |
||
|
Câu 2: |
Viết bài văn nghị luận dùng phép lập luận chứng minh. |
Xác định được đúng yêu cầu đặt ra trong đề bài: vấn đề, phạm vi…cần nghị luận |
Hiểu cách làm bài văn nghị luận dùng phép lập luận chứng minh có các các yếu tố cơ bản: luận điểm, luận cứ, cách lập luận. |
– Biết làm bài văn nghị luận có bố cục 3 phần. Thể hiện những cảm nhận, quan điểm cá nhân một cách lợp lý về vấn đề đề. – Có dẫn chứng để chứng minh |
Bài viết sáng tạo: có những kiến giải riêng sâu sắc, mới mẻ, thuyết phục; diễn đạt hấp dẫn, biết liên hệ, so sánh để mở rộng vấn đề. |
5,0 điểm |
||
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|||||||
TRƯỜNG TH&THCS CHIỀNG EN |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
|
|||||||
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc – Hiểu văn bản (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
(Trích Ngữ văn 7, tập hai)
Câu 1 (0,5 điểm)
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm)
Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1 điểm)
Nội dung của đoạn trích trên là gì ?
Câu 4 (1 điểm)
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?
Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên?
Câu 2 (5 điểm)
Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?
Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7 số 2
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I. Đọc – Hiêu văn bản |
||
1 |
– Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Sống chết mặc bay” – Tác giả: Phạm Duy Tốn |
0,25 0,25 |
2 |
– Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là truyện ngắn hiện đại |
0,5 |
3 |
Nội dung của đoạn trích trên là: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. |
1 |
4 |
– Câu đặt biệt: Gần một giờ đêm. – Tác dụng: Xác định thời gian. |
0,5 0,5 |
II. Tạo lập văn bản |
||
1 |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn – Học sinh có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp b. Xác định đúng nội dung của đoạn văn: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. c. Triển khai nội dung của đoạn văn – Trình bày đảm bảo được các ý sau: + Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm + Cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. Có suy nghĩ và nhận xét về hình ảnh đó. d. Chính tả, ngữ pháp – Viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo – Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ. |
0,25 0,25 0,25 0,75 0,25 0,25 |
2 |
a. Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. c. Bài văn nghị luận chứng minh cần đảm bảo theo dàn ý sau: * Mở bài – Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. * Thân bài (Chứng minh) – Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích: + Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. + Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá. + Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu. + Rừng là kho tàng thiên nhiên, phong phú vô tận. + Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để cho con người thư giãn tinh thần, bồi bổ tâm hồn. – Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người: + ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Ví dụ : Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi, lũ quét… tàn phá nhà cửa, mùa màng. Cướp đi sinh mạng của con người. + Đốt nương làm rẫy sơ ý làm cháy rừng phá vỡ cân bằng sinh thái, gây thiệt hại không thể bù đắp được. + Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của con người. + Mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng. * Kết bài – Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng. – Mỗi chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp. d. Chính tả, ngữ pháp – Bài viết mạch lạc, đúng chính tả, đảm bảo chuẩn ngữ pháp. e. Sáng tạo – Cách viết hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo. |
0,25 0,25 0,5 1,5 1,5 0,5 0,25 0,25 |
Đề Văn lớp 7 học kì 2 Số 3
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Đề gồm có 01 trang |
II. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.
Có người khẽ nói:
– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
– Mặc kệ!
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
– Có ăn không thì bốc chứ!
Thầy đề vội vàng:
– Dạ, bẩm, bốc.”
(Ngữ văn 7, Tập hai)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?
Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung của đoạn văn trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn.
Câu 4 (1,0 điểm): Ý nghĩa của câu văn “Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.”
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua học văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy lí giải vì sao tác giả viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;…” (trình bày thành một đoạn văn khoảng 150 chữ).
Câu 2 (5,0 điểm)
Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
——————–Hết——————-
Đề Văn lớp 7 học kì 2 Số 4
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN: Ngữ Văn 7
Câu 1: (1 điểm)
1.1. Ca dao có câu:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Câu ca trên gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 cũng có ý nghĩa nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp này?
1.2. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao?
Câu 2: (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có
bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…
Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
(Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương, Ngữ văn 7, tập 2, trang 101, 102)
2.1 Tìm và nêu tác dụng của các phép liệt kê được sử dụng ở ngữ liệu.
2.2 Từ những gợi dẫn ở ngữ liệu và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu với bạn bè về ca
Huế- một nét đẹp văn hóa của quê hương. (Trả lời ngắn gọn, không quá ½ trang giấy thi)
Câu 3: (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng nhà là nơi không cần quá rộng, chỉ cần nơi ấy có đủ yêu thương. Bằng những hiểu biết và trải nghiệm của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến trên.
……..HẾT……..
Đáp án đề thi Ngữ văn 7 học kì 2 số 4
Câu 1: (1 điểm)
1.1
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
1.2 Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao?
– Chủ ngữ thường được rút gọn.
– Tục ngữ là những lời khuyên, kinh nghiệm mà ông cha ta truyền lại cho con cháu. Đối tượng
mà nó hướng đến là chung tất cả mọi người chứ không riêng ai => rút gọn chủ ngữ.
Câu 2:
2.1
Các phép liệt kê:
– buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn
– nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân
– không vui, không buồn
– có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán
– thong thả, trang trọng, trong sáng
– tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
Tác dụng: Gợi lên sự phong phú, đa dạng của những làn điệu ca Huế với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ đó mở ra một nội tâm phong phú, âm thầm, kín đáo của con người xứ Huế.
2.2
HS dựa vào gợi dẫn và hiểu biết của bản thân để giới thiệu được một số nét cơ bản về ca Huế. Sau đây là một số gợi ý:
– Ca Huế là một nét văn hóa độc đáo của vùng đất cố đô.
– Ca Huế là sự kết hợp của nhã nhạc cung đình trang trọng với âm nhạc dân gian bình dị.
– Ca Huế độc đáo từ nhạc cụ, trang phục đến không gian, thời gian biểu diễn.
– Những làn điệu ca Huế mang nhiều cung bậc khác nhau thể hiện được nội tâm phong phú của con người nơi đây.
Câu 3: (5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh biết vận dụng những kiến thức về đặc điểm, cách làm bài văn văn nghị luận: xác lập luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
Bài văn có bố cục 3 phần, hệ thống ý sáng rõ, có sự liên kết giữa các phần, các đoạn.
b. Yêu cầu về kiến thức.
HS trình bày sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn của mình về nội dung, ý nghĩa vấn đề được nêu ở đề bài. Kết hợp giải thích với chứng minh bằng những dẫn chứng gần gũi, thuyết phục.
Sau đây là một số gợi ý :
– Nhà là bến đỗ bình yên nhất của mỗi người, là chốn neo đậu của tâm hồn. Sự bình yên ấy
được tạo nên không phải bởi những bê tông, cốt thép, những sang trọng, rộng lớn mà được
tạo nên bởi yêu thương.
– Một căn nhà thật sự là nơi có những yêu thương của bà, của mẹ, có những chở che của bố, có tiếng cười đùa cùng anh em. Đó là nơi bão dừng ngoài cánh cửa để chỉ còn lại ấm áp, yêu thương.
– Yêu thương ấm áp là thứ tài sản quý giá nhất để mỗi người luôn muốn tìm về, muốn được sống những giây phút thoải mãi, hạnh phúc nhất.
– Mỗi người cần học cách để trao đi yêu thương, để căn nhà luôn ấm áp, là chốn bình yên thật
sự ta có thể tìm về.
Đề thi học kì 2 Văn 7 Số 5
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)
– Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào?
- Hà Ánh Minh.
- Hoài Thanh.
- Phạm Văn Đồng.
- Hồ Chí Minh.
Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào?
- Tùy bút
- Truyện ngắn
- Hồi kí
- Kí sự
Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính?
- Biểu cảm
- Tự sự
- Nghị luận
- Miêu tả
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
- Cuộc sống lao động của con người.
- Tình yêu lao động của con người
- Do lực lượng thần thánh tạo ra.
- Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
- Cốt truyện.
- Luận cứ.
- Các kiểu lập luận.
- Luận điểm.
Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
- Tranh luận.
- Ngợi ca.
- So sánh.
- Phê phán.
Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?
- Đơn xin chuyển trường.
- Biên bản đại hội Chi đội.
- Thuyết minh cho một bộ phim.
- Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 – 2012
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
- Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. B. Tôi bị ngã
- Con chó cắn con mèo D. Nam bị cô giáo phê bình.
PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Sống chết mặc bay”?
Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:
- Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
- Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” (5đ)
Đáp án đề thi Ngữ văn 7 số 5
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
1 |
A |
0,25đ |
2 |
B |
0,25đ |
3 |
C |
0,25đ |
4 |
D |
0,25đ |
5 |
A |
0,25đ |
6 |
B |
0,25đ |
7 |
C |
0,25đ |
8 |
D |
0,25đ |
9 |
Nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: HS ghi được phần ghi nhớ trong SGK. |
2đ |
10 |
Xác định được các cụm C – V sau: a. “Huy học giỏi” và cụm “cha mẹ và thầy cô rất vui lòng”. b. “một bàn tay đập vào vai” và cụm “hắn giật mình”. |
0,5đ 0,5đ |
11 |
Đề 1:(5 điểm) A/ Yêu cầu chung: – Thể loại: Bài văn nghị luận chứng minh – Nội dung: Có công mài sắt có ngày nên kim là Lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm – Hình thức: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng. B/ Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Mở bài: (0,5 điểm) – Con người cần có lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm – Ông bà ta đã khuyên nhủ qua câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” Thân bài: (3 điểm) Trình bày, đánh giá chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: – Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng (0,5 điểm) Nghĩa đen: Một cục sắt to nhưng nếu con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thì sẽ rèn thành 1 cây kim bé nhỏ hữu ích. Nghĩa bóng: Con người có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm và chăm chỉ chịu khó thì sẽ thành công trong cuộc sống. – Con người có lòng kiên trì và có nghị lực thì sẽ thành công. (1,5 điểm) · Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động như anh Nguyễn Ngọc Kí, Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền … Trong học tập: Bản thân của học sinh Trong kháng chiến: Dân tộc Việt Nam của ta – Nếu con người không có lòng kiên trì và không có nghị lực thì sẽ không thành công. (0,5điểm) · Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động, trong học tập Trong kháng chiến – Khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng kiên trì và có nghị lực. (0,5 điểm) Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lòng kiên trì và nghị lực là đức tính quan trọng của con người. Hình thức: Đảm bảo theo yêu cầu, không mắc lỗi các loại (1 điểm) Đề 2: Yêu cầu đạt được: MB: (1đ) – Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm của người xưa, thể hiện sự nhớ công ơn của ông cha ta. TB: (3đ) – Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ. – Triển khai. · Câu tục ngữ có ý nghĩa sâu xa đối với chúng ta. · Thấy được công ơn lớn lao của cha ông đã để lại cho chúng ta. · Cần học tập ở câu tục ngữ trên điều gì. KB: (1đ) – Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay. |
3 |
Đề Văn lớp 7 học kì 2 Số 6
|
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. Phần trắc nghiệm(2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết?
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Lá lành đùm lá rách.
- Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
Câu 2. Trong những câu sau, câu nào có ý trái ngược với các câu còn lại?
- Uống nước nhớ nguồn.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Ăn cháo đá bát.
- Uống nước nhớ người đào giếng.
Câu 3. Theo tác giả Hoài Thanh trong bài “Ý nghĩa văn chương”, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở đâu?
- Cuộc sống lao động của loài người.
- Tình yêu lao động của con người.
- Do lực lượng thần thánh tạo ra.
- Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 4. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
- Vì Bác có năng khiếu văn chương.
- Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác.
D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
Câu 5. Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Biểu cảm.
- Nghị luận.
- Tự sự.
- Miêu tả.
Câu 6. Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” được sử dụng phép tu từ gì?
- So sánh.
- Nhân hóa
- Liệt kê.
- Điệp ngữ.
Câu 7. Dòng nào sau đây không phải là câu đặc biệt?
- Mùa xuân.
- Trời đang mưa.
- Hoàng hôn.
- Một hồi còi.
Câu 8. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cần viết báo cáo?
- Nhà trường cần biết kết quả chuyến đi tham quan của lớp em.
- Gia đình chuyển nơi ở, em phải chuyển trường.
- Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài.
- Em bị ốm không thể đi học được.
Phần tự luận (8,0 điểm):
Câu 9. Đọc đoạn trích sau: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Văn 7 – tập 2, NXBGD).
a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó?
Câu 10.
a) Thế nào là câu chủ động?
b) Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động: Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV.
Câu 11. Em hãy viết bài văn giải thích câu nói của Lê – nin: Học, học nữa, học mãi
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 số 6
Phần A. Trắc nghiệm: (2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
C |
D |
D |
B |
C |
B |
A |
Phân B. Phần tự luận: (8,0 điểm)
Câu 9. Học sinh cần nêu được đúng tên tác giả, tác phẩm và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó.
a,
– Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay”.
– Tác giả: Phạm Duy Tốn.
b, Nội dung, nghệ thuật:
– Nội dung: Qua cảnh hộ đê, tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
– Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động. Sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
Câu 10
a, Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
b, Học sinh chuyển được câu chủ động thành câu bị động: Ví dụ: Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV.
Câu 11
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận giải thích. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh giải thích được câu nói của Lê – nin. Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:
A. Mở bài: Nêu vấn đề giải thích và trích dẫn câu nói của Lê – nin.
B. Thân bài:
- Giải thích thế nào là Học, học nữa, học mãi.
– Học: là một hoạt động tư duy trí tuệ, là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức về mọi mặt.
– Học nữa: là tiếp tục học tập để có thêm, nâng cao kiến thức vào những điều đã được học.
– Học mãi: là học không ngừng nghỉ, học suốt đời để nâng cao tri thức, trình độ hiểu biết của mình, học liên tục không kể gì tuổi tác.
-> Câu nói có ba vế ngắt thành ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”,“mãi”, điệp từ “học” để khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học và nhấn mạnh việc học tập phải được duy trì suốt cuộc đời.
- Tại sao phải Học, học nữa, học mãi?
– Học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại, sống tốt trong xã hội.
– Những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải mở rộng, nâng cao trình độ để có kiến thức sâu rộng.
– Tri thức của nhân loại là vô hạn “biển học mênh mông”, hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để làm cho tâm hồn phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập
– Xã hội, khoa học kĩ thuật cũng ngày càng phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, ảnh hưởng đến bản thân và xã hội. Cần phải học để bản thân và gia đình sống tốt hơn, để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại.
- Làm thế nào để thực hiện Học, học nữa, học mãi.
– Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cần phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao. Học trong cuộc sống, học ở mọi nơi, mọi lúc.
– Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích.
– Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch học tập, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống: học đi đôi với hành.
– Cần say mê học tập và luôn sáng tạo trong việc học của mình để học tốt hơn.
C. Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa của vấn đề: câu nói cho ta hiểu được ý nghĩa của việc học. Đó là một lời khuyên chúng ta cần không ngừng học tập và học suốt đời.
– Liên hệ, bài học.
Đề Văn lớp 7 học kì 2 Số 7
PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG |
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKII Năm học: 20 – 20 Môn: Ngữ văn – Lớp: 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (1 điểm):
Câu rút gọn là gì? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì?
Câu 2 (1 điểm):
Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động (theo hai cách).
“Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi trường này vào năm 2015”.
Câu 3 (3 điểm):
Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi:
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.
Câu 4 (5 điểm):
Suy nghĩ của em về câu tục ngữ:“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
Đáp án và biểu điểm đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn số 7
Câu 1 (1đ): Cho 1 điểm khi trả lời đúng 2 cách sau:
Cách 1: Ngôi trường này được các công nhân lành nghề xây dựng năm 2015
Cách 2: Ngôi trường này xây dựng năm 2015.
Câu 2 (2đ)
2 (2,0 điểm) |
a |
– Những câu văn trích từ văn bản: “Ý nghĩa văn chương”. -Tác giả: Hoài Thanh. |
0,25 0,25 |
|
b |
-Viết đúng cấu trúc đoạn văn – Nội dung: ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người. |
0,5 1,0 |
||
3 (5,0 điểm) |
Mở bài |
– Giới thiệu câu tục ngữ. – Khái quát nội dung của câu tục ngữ: Đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể. |
0,25 0,25 |
|
Thân bài |
*Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”: – Nghĩa đen: “tàu”: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Nghĩa của cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình. – Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng. * Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: – Trong gia đình, nếu có người ốm đau, hoạn nạn, những người khác đều lo lắng, cố gắng giúp đỡ những người không may qua bước khó khăn. -Trong cộng đồng, còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân chất độc màu da cam… Có rất nhiều người, rất nhiều phong trào chia sẻ những nỗi đau đó như: Ngày vì người nghèo, các chương trình: Trái tim cho em, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam… – Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh có thể góp sức nhỏ bé của mình, chia sẻ khó khăn cùng những người trong gia đình, trong lớp học, trong xã hội: tham gia làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp, tham gia các hoạt động từ thiện… |
0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 |
||
Kết bài |
Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. Liên hệ bản thân |
0,5 |
||
|
Đề Văn lớp 7 học kì 2 Số 8
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 -20 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề) |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Chọn đáp án đúng
Câu 1. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào?
- Văn học viết
- Văn học dân gian
- Văn học thời kháng chiến chống Pháp
- Văn học thời kháng chiến chống Mĩ
Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?
- Uống nước nhớ nguồn
- Ăn cháo đá bát
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Uống nước nhớ người đào giếng
Câu 3. Dẫn chứng trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào?
- Từ hiện tại đến tương lai
- Từ hiện tại trở về quá khứ
- Từ quá khứ đến hiện tại
- Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai
Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, vì sao tác giả nói Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
- Vì Bác có năng khiếu văn chương
- Vì Bác sinh ra ở nông thôn
- Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác.
- Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được
Câu 5. Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên những phương diện nào?
- Từ vựng
- Các phương tiện liên kết liên câu của tiếng Việt
- Ngữ âm
- Ngữ pháp
Câu 6. Dòng nào sau đây không nói về đặc trưng của nghệ thuật chèo?
- Chèo là loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức
- Chèo là loại sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật
- Chèo là loại sân khấu có tính ước lệ và cách điệu cao
- Chèo là loại sân khấu hiện đại của Việt Nam
Câu 7. Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”
- Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng
- Nói lên sự bí từ của người viết
- Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết
- Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó
Câu 8. Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau?
A. Mẹ đi làm B. Hoa nở C. Bạn học bài chưa? D. Tiếng sáo diều!
Câu 9. Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.”, tác giả dùng biện pháp gì?
- So sánh
- Nhân hóa
- Liệt kê
- Điệp ngữ
Câu 10. Đọc câu văn sau đây: “Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn”. Cụm chủ vị làm thành phần câu trong câu văn trên là:
- Trung đội trưởng Bính
- Khuôn mặt đầy đặn
- Bính khuôn mặt đầy đặn
- Trung đội trưởng đầy đặn
Câu 11. Mục đích của văn nghị luận là gì?
- Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó
- Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết
- Nhằm tái hiện sự vật, sự việc, con người và cảnh vật một cách sinh động
- Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó
Câu 12. Tính chất nào phù hợp với đề bài: “Đọc sách rất có lợi”?
- Khuyên nhủ
- Ca ngợi
- Phân tích
- Tranh luận
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13 (2 điểm).
a) Thế nào là câu chủ động? Câu bị động?
b) Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động:
– Thầy hiệu trưởng vào thăm lớp 7A chúng em.
– Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
Câu 14 (5 điểm).Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm“.
———-Hết———-
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn số 8
Môn: Ngữ văn 7
——————————
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
B |
C |
D |
B |
D |
C |
D |
C |
B |
D |
A |
Mức tối đa |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
Mức không đạt |
Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
13 |
a) Nêu được khái niệm câu chủ đông, câu bị động |
1.0 |
– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). – Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). |
0.5
0.5 |
|
b) Chuyển đổi được các câu chủ động thành câu bị động. |
1.0 |
|
– Lớp 7A chúng em được thầy hiệu trưởng vào thăm. – Con ngựa bạch bị chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. |
0.5 0.5 |
|
14 |
* Yêu cầu về kỹ năng: Nắm được đặc điểm và phương pháp viết một bài văn giải thích; có bố cục 3 phần; hệ thống luận điểm, luận cứ trong phần thân bài được trình bày mạch lạc, rõ ràng; diễn đạt rõ ý, tránh dài dòng, rườm rà, tối nghĩa; sử dụng liên kết câu, liên kết đoạn một cách thích hợp; không mắc lỗi về câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả… * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần tập trung làm được các yêu cầu sau: |
|
a) Mở bài: Tục ngữ chứa đựng bao kinh nghiệm về ứng xử, đạo lý làm người; câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” đã trở thành bài học luân lý, mãi còn nguyên giá trị. |
0.5 |
|
b) Thân bài * Giải thích câu tục ngữ: – Nghĩa đen: “Đói cho sạch”: Sống trong sạch trong cảnh đói nghèo; “Rách cho thơm”: Mặc rách, nghèo khổ những phải giặt cho sạch, thơm tho. – Nghĩa bóng: Đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi. Bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng phải sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình. * Tại sao phải “Đói cho sạch, rách cho thơm”? – Trong thực tế đời sống, ai cũng có ham muốn, nhất là lúc hoạn nạn cơ nhỡ, khó khăn… Vì thế, nhân dân ta muốn nhắc nhở mọi người hãy tu dưỡng đạo đức, giữ phẩm cách, giữ danh dự, dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ vật chất, giữ vững lương tâm (dùng dẫn chứng chứng minh phù hợp). – Các tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, tham ô… cũng từ đó mà ra, trở thành quốc nạn (dẫn chứng hợp lí). * Thái độ của chúng ta: – Diệt lòng tham, sống trong sạch; – Không những chỉ trong hoàn cảnh đói rách mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn phải sống sạch, thơm nghĩa là giữ vững được đạo đức và phẩm chất của mình. – Với học sinh: Không quay cóp, không gian lận trong thi cử.v.v… |
4,0 |
|
3. Kết bài: – Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. – Liên hệ: Luôn luôn rèn luyện phẩm cách và giữ trọn danh dự ở mọi lĩnh vực. |
0.5 |
|
Đánh giá cho điểm: – Mức tối đa (5,0 điểm): Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. – Mức chưa tối đa: + Cho 4,0 – 4,75 điểm: Đạt được các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng; + Cho 3,0 – 3,75: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên nhưng còn thiếu một vài ý; trình bày còn lỗi về kĩ năng, phương pháp; + Cho 2,0 – 2,75: Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, trình bày; lỗi về kĩ năng, phương pháp; + Cho 0,25 – 1,75: Các mức còn lại. Mức không đạt (0 điểm): Bài làm sai lạc những yêu cầu nêu trên; hoặc bỏ giấy trắng, không làm bài. |
Đề Văn lớp 7 học kì 2 Số 9
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CAO VIÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN – LỚP 7
Năm học: 20 – 20
(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Cho biết nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
b) Tìm thêm ít nhất một câu tục ngữ cùng chủ đề.
Câu 2: (3,0 điểm)
Viết đoạn văn (từ 6-8 câu) kể về hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có sử dụng một phép liệt kê và một câu đặc biệt.
Câu 3: (5,0 điểm)
Nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hãy viết bài văn giải thích những điều em hiểu được trong câu ca dao trên.
—— HẾT ——
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn số 9
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
– Nghệ thuật: ẩn dụ, ngắn gọn (0.5 đ)
– Nội dung: nhắc nhở lòng biết ơn (0.25đ)
– Khi ăn một quả ngọt phải nhớ đến người có công trồng cây. (0.25 đ)
Khi được hưởng một thành quả nào đó phải nhớ đến người đã có công gây dựng: Con cháu biết ơn ông bà cha mẹ; học sinh biết ơn thầy cô; nhân dân nhớ ơn anh hùng liệt sĩ… (0.5 đ)
b) Câu tục ngữ cùng chủ đề: Uống nước nhớ nguồn, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng (0.5đ)
Câu 2: (3,0 điểm)
Hs viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (6-8 câu): 0,5 đ
– Thiếu hoặc thừa 1 câu trở lên: -0,25 đ
– Đúng đề tài: Hoạt động giữ vệ sinh trường lớp (0,5 đ)
– Có sử dụng đúng:
– Liệt kê: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ
– Dấu chấm lửng: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ
– Diễn đạt liên kết, mạch lạc, trình bày cẩn thận, chữ viết rõ: 0,5đ
Đoạn văn tham khảo:
Chúng em nhận thấy sân trường đã sạch và đẹp, vườn cây trong trường thật sự xanh tốt. Nói chung các bạn học sinh đều có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở những khu vực này. Tuy nhiên, phía sau các phòng học vẫn còn bẩn do có một số bạn vẫn còn vứt rác, do vậy, chúng em cần phải tiến hành dọn vệ sinh ở những nơi đó, đồng thời nhắc nhở các bạn không được vứt rác ra phía sau mà đem bỏ vào sọt rác ở phía trước sân trường. Những trường hợp vi phạm cần phải nhắc nhở hoặc báo lên trường để có hình thức kỉ luật. Chúng em đã phân công: bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác; bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng,… Sau khi làm xong, chúng em cứ hùa nhau ra xem thành quả. “Ồ! Sạch quá!“. Mọi người đều rất vui mừng khi nhìn thấy quang cảnh sân trường đâu đâu cũng sạch đẹp.
Phép liệt kê: Chúng em đã phân công: bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác; bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng,…
Câu đặc biệt: Ồ ! Sạch quá!.
Câu 3: (5,0 điểm)
Dàn ý:
- Mở bài:
– Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
– Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
- Thân bài:
Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
– Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
– Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
– Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
– Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán….
– Để cùng chống giặc ngoại xâm…
– Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư… (có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
– Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
– Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm…
– Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện….
Liên hệ bản thân:
– Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp…)
- Kết bài:
– Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
– Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
Câu 3: Giải thích câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng
Từ 60 năm trước người ta biết đến VN một quốc gia lạc hậu nghèo đói và non trẻ nhưng đã phải bước vào chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ. Có người đã tự hỏi: ” Tại sao VN lại dành chiến thắng trong khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời bấy giờ là hai cường quốc mạnh bậc nhất trên thế giới? Và câu trả lời thì thật là giản đơn vì nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của một cộng động. Tinh thần đó đã được thể hiện qua câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào? Từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm nhiễu điều (loại vải đỏ mền, mịn) bao phủ chiếc giá gương phía trong trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Tác giả vô danh ở đây đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống. Mỗi người Việt dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều có quan hệ là “người trong một nước”.
Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có truyền thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.
Như các bạn biết đấy, cuộc đời người nào có phải ai cũng suôn sẻ, cũng thuận lợi. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, khó lắm các bạn ạ! Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng nhưng trong văn thơ đâu đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó thì không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu thương của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu thương cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao. Ngoài ra như một chân lí, sự che chở đùm bọc còn làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời là vòng xích sẽ đứt. Nghĩa là một con người không biết gắn kết thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng.
Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.
Như đã nói trên, biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều tốt cho cả bản thân cũng như cộng đồng mình sinh sống. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để hơn 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.
Trên đây là tổng hợp bộ đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kì 2 có đáp án chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.