Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 được chúng tôi tổng hợp dưới đây vô cùng hữu ích. Đề gồm nhiều dạng bài tập bám sát theo chương trình học chuẩn của BGD. Với bộ đề này các em học sinh có thể ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt nhất trước các bài kiểm tra. Nội dung chi tiết bộ đề mời các bạn cùng tham khảo dưới đây.
Xem thêm: [MIỄN PHÍ] Tải đề thi học kì 1 lớp 6 môn toán có đáp án chuẩn
Link tải Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh Học lớp 6 có đáp án
Bạn có thể tải bộ đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 6 theo link sau đây:
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 học kì 1 – Đề 1
Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Vì sao khi trồng cây lấy gỗ hoặc lấy sợi người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu?
- Để rút ngắn thời gian ra hoa, kết quả của cây
- Để tăng khả năng chống sâu bệnh của cây
- Để tập trung chất dinh dưỡng vào thân chính, tăng chiều dài của thân cây
- Để tập trung chất dinh dưỡng cho chồi hoa, chồi lá phát triển
Câu 2: Khi nói về cách sắp xếp của mạch rây và mạch gỗ trong thân non của cây Hai lá mầm, nhận định nào dưới đây là đúng?
- Mạch rây nằm ở phía ngoài, mạch gỗ nằm ở phía trong
- Mạch rây nằm ở phía trong, mạch gỗ nằm ở phía ngoài
- Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau
- Mạch rây và mạch gỗ xếp lộn xộn
Câu 3: Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở
- mạch gỗ và mạch rây
- mạch rây và ruột
- thịt vỏ và ruột
- tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Câu 4: Để bảo vệ cây xanh, chúng ta nên làm điều nào sau đây?
- Bẻ cành, ngắt ngọn, bóc vỏ cây
- Dùng vật nhọn rạch vào vỏ cây, dây thép buộc ngang thân cây
- Giáo dục, tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ cây xanh
- Chặt cây làm nhà, đóng bàn ghế, phá rừng làm nương rẫy
Câu 5: Quan sát hình “cấu tạo trong của thân non” dưới đây và điền chú thích tương ứng với các số cho hình
II. Tự luận
Câu 1: Trong nhà bạn Vân trồng rất nhiều chậu cây cảnh, theo em cây cảnh trồng trong nhà thì có xanh tốt không? Tại sao?
Câu 2: Rễ có mấy miền?nêu chức năng của mỗi miền?
Câu 3: Em hãy kể tên 10 cây có rễ biến dạng mà em biết
Câu 4: Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? Cho ví dụ minh hoa.
Đáp án đề thi
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1:C
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5: chú thích
- Biểu bì
- Thịt vỏ
- Mạch rây
- Mạch gỗ
- Ruột
II. Câu hỏi tự luận
Câu 1:
Nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt vì các cây cảnh trồng trong nhà chủ yếu là cây ưa bong, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá quang hợp
Câu 2:
Rễ mọc trong đất gồm 4 miền:
Các miền của rễ |
Chức năng chính của từng miền |
Miền trưởng thành có các mạch dẫn |
Dẫn truyền |
Miền hút có các lông hút |
Hấp thụ nước và muối khoáng |
Miền sinh trưởng ( nơi tế bào phân chia) |
Làm cho rễ dài ra |
Miền chóp rễ |
Che chở cho đầu rễ |
Câu 3 :
Củ sắn, củ cải, củ cà rốt, cây trầu không, hồ tiêu, tầm gửi, dây tơ hồng, cây bụt mọc, bần, mắm
Câu 4 :
Một số loại rễ biến dạng là
– Rễ củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ
Ví dụ : củ sắn, củ cải
– Rễ móc giúp cây leo lên cao nhận được nhiều ánh sáng
Ví dụ : cây trầu không, cây hồ tiêu
– Rễ thở giúp cây tăng khả năng hô hấp khi sống trong môi trường thiếu không khí do ngập nước
Ví dụ : cây bần, cây mắm
– Giác mút đối với cây kí sinh như tư hồng, tầm gửi rễ biến thành giác mút lấy thức ăn từ cây chủ cung cấp cho cây
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 học kì 1 – Đề 2
Đề bài
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Ở thực vật, nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân chủ yếu là nhờ
- ruột
- mạch rây
- mạch gỗ
- biểu bì
Câu 2: Các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây chủ yếu là nhờ?
- mạch gỗ
- mạch rây
- biểu bì
- thịt vỏ
Câu 3: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có thân rễ?
- cỏ tranh, gừng, dong ta
- chuối, củ nghệ, dong ta
- nghệ, gừng, khoai lang
- khoai lang , gừng, riềng
Câu 4: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có thân củ?
- khoai lang, su hào, sắn
- cỏ tranh, cà rốt, gừng
- khoai tây, su hào, chuối
- khoai lang, su hào, cà rốt
Câu 5: Em hãy chọn chữ cái phù hợp tương ứng với từ đúng để hoàn thiện nghĩa câu sau: Dác và ròng
- Dác là lớp gỗ….(A: màu sáng; B; màu thẫm) ở phía…(C. trong; D: ngoài) gồm những tế bào…(E: mạch gỗ; F: mạch rây), có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng
- Ròng là lớp gỗ…(G: màu sáng; H: thẫm), rắn chắc hơn rác, nằm phía…(I: trong; K: ngoài), gồm những tế bào….(L: sống; M: chết), vách dày có chức năng đỡ cây
II. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Thân cây gồm những bộ phận nào? Chức năng của thân cây là gì?
Câu 2: Thân dài ra do đâu?
Câu 3: Theo vị trí của thân trên mặt đất, người ta chia thân làm mấy loại? Kể tên các loại thân cây đó
Câu 4: Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau có giống nhau không? Cho ví dụ minh họa?
Câu 5: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi nên bấm ngọn, tỉa cành không?
Đáp án
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 :C
Câu 2 : B
Câu 3 : A
Câu 4 : C
Câu 5 :
- A,D,E
- H,I,M
II. Câu hỏi tự luận
Câu 1 :
Thân cây gồm : thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách
Đỉnh chồi ngọn và chồi nách đề là mô phân sinh
– Chồi ngọn có ở ngọn cây và đầu cành
– Chồi nách ở kẽ lá ( nách lá) : chồi lá phát triền thành cành mang lá và chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa
Thân là co quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đõ tán lá
Câu 2 :
Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
Câu 3 :
Theo ví trí của thân cây trên mặt đất, người ta chia thân làm 3 loại
Thân đứng có 3 dạng :
– Thân gỗ : cứng, cao, có cành
– Thân cột : cứng, cao, không cành
– Thân cỏ : mềm, yếu, thấp
– Thân leo : leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn…
– Thân bò : mềm yếu, bò lan sát đất
Câu 4 :
Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau là khác nhau
Ví dụ :
– Cây thân leo ( như mồng tơi, mướp, bí…)thân dài ra rất nhanh
– Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm hơn nên nhiều cây cao to như xà cừ, chò, lim…
Câu 5 :
– Thương bấm ngọn cây trước khi ra hoa vì khi bấm ngọn cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển
– tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn để dồn thức ăn xuống các cành còn lại làm cho chồi hoa, quả, lá phát triển
– đối với cây lấy gỗ, lấy sợi, thì không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. Nhung cũng thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính
Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học lớp 6 – Chương 2
Đề bài kiểm tra 45 phút môn Sinh học lớp 6
I. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút là gì?
Câu 2 (3 điểm). Miền hút gồm những phần chính nào?
Câu 3 (2 điểm). Vì sao phải trồng cây đúng thời vụ?
II. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 4 (2 điểm). Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.
1. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có rễ cọc?
- Cây si, cây sanh, cây đa.
- Cây lúa, cây hồng xiêm, cây ớt.
- Cây ngô, cây ổi, cây mít.
- Cây cau, cây đu đủ, cây bèo tây.
2. Các cây sống trong nước rễ không có lông hút vì
- Cây không cần nước.
- Cây hút nước và muối khoáng hoà tan qua bề mặt các tế bào biểu bì của rễ.
- Môi trường nước đã nâng đỡ cây.
- Cả A và B.
3. Những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
- Khi phát triển cành, lá.
- Lúc đẻ nhánh, ra hoa, kết quả.
- Sắp đến thời kì thu hoạch.
- Cả A, B và C.
4. Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì
- Chất dự trữ của củ dùng để cung cấp cho cây khi ra hoa.
- Chất dinh dưỡng của củ bị giảm nhiều.
- Chất lượng và khối lượng củ đều giảm.
- Cả A, B và C.
Đáp án Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 6 Chương 2
I. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
Mỗi lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của tế bào như : vách chất tế bào, nhân. Tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài. Lông hút không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng đi. Tế bào lông hút có không bào lớn, lông hút mọc dài ra đến đâu thì nhân di chuyển đến đó nên vị trí của nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút. Tế bào lông hút không có lục lạp.
Câu 2 (3 điểm).
Miền hút gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa.
– Vỏ là phần ngoài cùng của rễ, vỏ gồm biểu bì ở phía ngoài, thịt vỏ ở phía trong.
+ Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau, có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ. Trên biểu bì có nhiều lông hút. Chiều dài mỗi lông hút khoảng 0,5mm, là tế bào biểu bì kéo dài, có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.
+ Thịt vỏ gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau, chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
– Trụ giữa gồm hai thành phần là các bó mạch và ruột.
+ Bó mạch: có hai loại mạch là mạch rây (gồm những tế bào có vách mỏng làm nhiệm vụ vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây) và mạch gỗ (gồm những tế bào có vách dày hoá gỗ, không có chất tế bào, có chức năng chuyển nước và muối khoáng từ rẻ lên thân, lá).
+ Ruột gồm những tế bào có vách mỏng chứa chất dự trữ. Ruột là phần trong cùng của rỗ.
Câu 3 (2 điểm).
Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây : các loại đất khác nhau, thời tiết, khí hậu… Vì vậy, để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt không những cần cung cấp đủ nước, muối khoáng mà còn phải tạo những điều kiện thuận lợi cho cây như: trồng đúng thời vụ, chống rét, chống úng cho cây… Tùy từng loại cây khác nhau mà chọn loại đất thích hợp.
II. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 4 (2 điểm).
1 |
2 |
3 |
4 |
A |
B |
D |
D |
Đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn Sinh lớp 6 – Chương 2 – Đề 2 phần Rễ bao gồm 4 câu hỏi (3 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi tự luận) có đáp án chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo, ôn luyện các kiến thức sinh học lớp 6 Chương 2 – Phần rễ để chuẩn bị cho các bài thi, đề kiểm tra lớp 6 trong năm học.
Đề thi Sinh học lớp 6 kì 1 năm 2020
Đề thi Sinh học lớp 6 kì 1 năm 2020
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Ghi lại chữ cái đầu đáp án đúng nhất trong các câu sau vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Có mấy kiểu sắp xếp lá trên thân?
- 3 kiểu.
- 5 kiểu.
- 6 kiểu.
- 4 kiểu.
Câu 2: Trong điều kiện có ánh sáng cây sẽ tạo ra chất gì?
- Chất hữu cơ.
- Chất đạm.
- Tinh bột.
- Chất xơ.
Câu 3: Miền trưởng thành của rễ có chức năng là gì?
- Làm cho rễ dài ra.
- Dẫn truyền.
- Hấp thụ nước và muối khoáng.
- Che chở cho đầu rễ.
Câu 4: Cây nào sau đây nên tỉa cành trước khi cây trưởng thành?
- Cây mít.
- Cây bưởi.
- Cây đậu tương.
- Cây bạch đàn.
Câu 5: Nhóm nào sau đây gồm toàn những cây có gân lá hình mạng?
- Cây nghệ, cây gừng, cây hoa hồng.
- Cây bưởi, cây mít, cây cam.
- Cây cải, cây tỏi, cây ngô.
- Cây mía, cây lúa, cây tre.
Câu 6: Thân cây dài ra là do đâu?
- Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
- Chồi ngọn.
- Mô phân sinh ngọn.
- Sự lớn lên và phân chia tế bào.
Câu 7: Có 2 loại rễ chính là
- rễ cọc và rễ củ.
- rễ cọc và rễ móc
- rễ cọc và rễ thở.
- rễ cọc và rễ chùm.
Câu 8: Hoạt động nào xảy ra đầu tiên trong quá trình phân chia của tế bào?
- Hình thành vách tế bào.
- Phân chia tế bào chất.
- Phân chia vách tế bào
- Hình thành 2 nhân
Câu 9: Cấu tạo trong của phiến lá gồm
- 5 phần.
- 3 phần.
- 2 phần.
- 4 phần.
Câu 10: Khi nào tế bào phân chia để tạo thành các tế bào con?
- Khi tế bào bắt đầu già đi.
- Khi tế bào bắt đầu xuất hiện một vách ngăn mới.
- Khi tế bào lớn tới một kích thước nhất định.
- Khi tế bào vừa mới được hình thành.
Câu 11: Nhóm nào toàn cây có rễ cọc?
- Tỏi, cà chua, nhãn, roi.
- Rau cải, rau dền, bưởi, hồng xiêm.
- Bèo tây, su hào, tỏi, hồng xiêm.
- Bưởi, lúa, táo, hồng xiêm.
Câu 12: Cây nào sau đây là cây thân rễ?
- Cây mít.
- Cây bưởi.
- Cây gừng.
- Cây mía
Câu 13: Cây nào sau đây có lá biến dạng thành tua cuốn?
- Cây bèo đất
- Cây đậu Hà Lan.
- Cây mồng tơi.
- Cây hành.
Câu 14: Ở phiến lá, bộ phận nào diễn ra quá trình quang hợp?
- Lớp tế bào biểu bì mặt trên.
- Thịt lá.
- Lớp tế bào biểu bì mặt dưới.
- Lỗ khí.
Câu 15: Chức năng mạch gỗ của thân cây là
- vận chuyển chất hữu cơ.
- bảo vệ các bộ phận bên trong thân.
- chứa chất dự trữ.
- vận chuyển nước và muối khoáng.
Câu 16: Những bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?
- Lục lạp và vách tế bào.
- Nhân và màng sinh chất.
- Lục lạp và màng sinh chất.
- Tế bào chất và không bào.
Câu 17: Các hoạt động sống cơ bản của tế bào diễn ra ở đâu?
- Chất tế bào.
- Màng tế bào.
- Nhân tế bào.
- Không bào.
Câu 18: Miền sinh trưởng của rễ có
- tế bào che chở.
- các mạch dẫn.
- các tế bào có khả năng phân chia.
- các lông hút.
Câu 19: Hô hấp diễn ra ở bộ phận nào của thực vật?
- Lá.
- Thân.
- Rễ.
- Tất cả các bộ phận của cây.
Câu 20: Nhóm nào sau đây toàn cây thân củ?
- Khoai sọ, khoai tây, gừng.
- Khoai lang, cà rốt, su hào.
- Khoai tây, su hào, cây tỏi.
- Khoai lang, cây gừng, cây tỏi.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (1,5đ): Nêu chức năng của các loại lá biến dạng? Cho ví dụ?
Câu 2 (2,5đ): Quang hợp là gì? Viết sơ đồ quá trình quang hơp. Nêu ý nghĩa của quá trình quang hợp?
Câu 3 (1đ) Có phải tất cả các rễ cây đều có lông hút không? Vì sao?
Đáp án Đề thi Sinh lớp 6 học kì 1
I. TRẮC NGHIỆM (5điểm):
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
C |
B |
D |
B |
A |
D |
D |
B |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
B |
C |
B |
B |
D |
A |
A |
C |
D |
A |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
||||||||||||||
1 |
|
1.5đ |
||||||||||||||
2 |
– Khái niệm: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí Cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. – Sơ đồ quá trình quang hợp: Nước + Khí Cacbonic >>> Tinh bột + Khí Oxi (Rễ hút từ đất) (lá lấy từ kk) (trong lá) (lá nhả ra ngoài môi trường) – Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ và O2 cần cho sự sống của hầu hêt sinh vật trên trái đất |
1đ 0.5 1đ |
||||||||||||||
3 |
– Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút. Rễ của các cây mọc trong nước không có lông hút, vì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ thậm chí cả thân và lá (ví dụ: cây bèo đất, cây bèo tấm,…). Ngoài ra một số cây có rễ sống cộng sinh cũng không có lông hút như thông, sồi,… |
1đ |
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Sinh học năm 2019
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trong những nhóm cây sau, nhóm gồm toàn cây lâu năm là:
- Cây táo, cây nhãn, cây mít, cây đào
- Cây ngô, cây lúa, cây tỏi, cây sắn.
- Cây cà chua, cây mít, cây cải, cây ổi
- Cây bưởi, cây rau bợ, cây dương xỉ.
Câu 2: Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có khả năng phân chia là:
- Tế bào già
- Tế bào trưởng thành.
- Tế bào non
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Bấm ngọn những cây lấy quả, hạt có lợi gì?
- Để tăng năng suất cây trồng
- Để cây sống lâu
- Để cây chịu hạn tốt
- Để cây chống được mầm bệnh.
Câu 4: Tại sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi cây ra hoa, tạo quả?
- Củ nhanh bị hỏng
- Để cây không ra hoa được
- Giữ chất dinh dưỡng trong củ không bị giảm
- Sau khi ra hoa số lượng củ giảm.
Câu 5: Màng sinh chất có chức năng:
- Bao bọc ngoài chất tế bào
- Làm cho tế bào có hình dạng nhất định
- Điều khiển hoạt động sống của tế bào
- Chứa dịch tế bào
Câu 6: Thân cây gồm:
- Thân chính, cành
- Chồi ngọn và chồi nách
- Hoa và quả
- Cả A và B.
Câu 7: Mạch gỗ có chức năng là:
- Vận chuyển nước và muối khoáng
- Vận chuyển chất hữu cơ
- Vận chuyển nước, muối khoáng, chất hữu cơ
- Chứa chất dự trữ.
Câu 8: Các bộ phận chính của kính hiển vi gồm:
- Chân kính, ống kính, bàn kính
- Chân kính, thân kính, bàn kính
- Thân kính, ống kính, bàn kính
- Chân kính, ốc điều chỉnh, bàn kính
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Rễ gồm mấy miền? Nêu tên và chức năng của từng miền?
- Miền nào của rễ là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm) Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
Câu 3: ( 2 điểm) So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ?
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2019
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
B |
A |
C |
A |
D |
A |
B |
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
||||
1 (2đ) |
a. Rễ gồm 4 miền. – Miền trưởng thành: Có chức năng dẫn truyền. – Miền hút: Hút nước và muối khoáng – Miền sinh trưởng: Giúp rễ dài ra – Miền chóp rễ: Che chở cho đầu rễ b. Cả 4 miền của rễ đều quan trọng, nhưng quan trọng nhất là miền hút, vì: Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng mà nước và muối khoáng giúp cho cây sinh trưởng và phát triển. |
0,25 0,25 0,25 0,25 1 |
||||
2 (2đ) |
Thực vật ở nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng vì: – Đân số tăng, nhu cầu về lương thực và thực phẩm tăng; nhu cầu mọi mặt về sử dụng các sản phẩm từ thực vật tăng. – Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, làm giảm diện tích rừng, nhiều thực vật quý hiếm bị khai thác đến cạn kiệt. – Vai trò to lớn của thực vật đối với đời sống con người và các động vật khác. |
1 0,5 0,5 |
||||
3 (2đ) |
* Giống nhau: – Đều được cấu tạo bằng tế bào – Đều gồm các bộ phận: Vỏ (biểu bì, thịt vỏ), Trụ giữa (bó mạch và ruột) * Khác nhau:
|
1 1 |
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6
A. MA TRẬN (BẢNG 2 CHIỀU)
B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A: (1đ)
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D, E) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (4đ)
1. Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là:
- Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài
- Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển
- Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển
- Thực vật rất đa dạng và phong phú và sống khắp nơi trên trái đất
2. Cây có rễ cọc là cây có
- Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái
- Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân
- Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái
- Chưa có rễ cái không có rễ con
3. Bộ phận quan trọng nhất của hoa là:
- Tràng hoa và nhị
- Đài hoa và nhuỵ
- Nhị hoa và nhụy hoa
- Tràng hoa và nhụy hoa
4. Chức năng quan trọng nhất của lá là:
- Thoát hơi nước và trao đổi khí
- Hô hấp và quang hợp
- Thoát hơi nước và quang hợp
- Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng
5. Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là
- CO2và muối khoáng
- O2và muối khoáng
- Nước và O2
- Nước và CO2
6. Cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò là:
- Cây rau muống
- Cây rau ngót
- Cây cải canh
- Cây mùng tơi
7. Cây rau má có thể sinh sản sinh dưỡng bằng
- Rễ
- Thân
- Lá
- Củ
8. Tế bào thực vật khác tế bào động vật chủ yếu là:
- Vách tế bào và nhân
- Tế bào chất và nhân
- Lục lạp và nhân
- Vách tế bào và lục lạp
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 3: Trình bày cấu tạo bộ phận sinh sản chính của hoa (1đ)
Câu 4: Kể tên 10 loại cây và sắp xếp chúng vào 2 nhóm rễ cọc và rễ chùm (1đ)
Câu 5: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá (1đ)
Câu 6: Trình bày thí nghiệm của sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây (2đ)
Trên đây là tỏng hợp các đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 đầy đủ đáp án chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.