Đề thi giữa kì 1 Văn 9 có kèm ma trận và đáp án chi tiết. Qua các đề thi giữa kì 1 lớp 9 các em học sinh sẽ nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp đến. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho các quý thầy cô khi ra đề thi. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của seolalen.vn.
TOP 3 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021 – 2022
- Link download: TẠI ĐÂY
Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 9
Nội dung |
Mức độ cần đạt |
Tổng số |
||||
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
|
I. Đọc hiểu |
– Ngữ liệu: văn bản thông tin/ văn bản nghệ thuật – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: + 01 đoạn trích,thơ/văn bản hoàn chỉnh. + Độ dài khoảng 50 – 300 chữ. |
– Nhận biết PTBĐ, thể thơ hoặc ngôi kể trong văn bản. – Nhận biết sự phát triển của từ, các biện pháp tu từ trong văn bản. |
– Hiểu và nêu được nội dung, ý nghĩa của văn bản. – Hiểu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong văn bản. |
|
|
|
Tổng |
Số câu |
1 |
1 |
|
|
|
|
Số điểm |
1 |
1 |
|
|
2 |
|
Tỉ lệ |
10% |
10% |
|
|
20% |
II. Làm văn |
Câu 1: Viết đoạn văn |
Biết cách trình bày, triển khai một đoạn văn |
Hiểu và viết được cơ bản một đoạn văn theo yêu cầu của đề . |
Viết được đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. |
|
|
Tổng |
Số câu |
|
|
|
|
1 |
|
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
1 |
|
2 |
|
Tỉ lệ |
5% |
0,5% |
10% |
|
20% |
|
Câu 2: Tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. + Kể chuyện tưởng tượng: Các văn bản văn học trung đại. Các văn bản văn học hiện đại. + Kể chuyện đời thường. |
– Biết thay đổi ngôi kể trong bài văn tự sự.. -Nhận diện được văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố khác. + Trình bày được bài văn có bố cục ba phần. |
– Biết sử dụng và thay đổi ngôi kể trong bài văn tự sự. Hiểu được nội dung chính của những câu chuyện được kể. |
+ Sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt trong bài văn tự sự. + Bài văn có cốt truyện, nhân vật và các sự việc cơ bản. |
– Tạo lập thành văn bản có tính thống nhất, nội dung chặt chẽ, thuyết phục. – Kết hợp các yếu tố một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn. |
|
Tổng cộng |
Số câu |
|
|
1 |
1 |
1 |
|
Số điểm |
1,5 |
1,5 |
2 |
1 |
6 |
|
Tỉ lệ |
15% |
15% |
20% |
10% |
60% |
Tổng cộng |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
|
Số điểm |
3 |
3 |
3 |
1 |
10 |
|
Tỉ lệ |
30% |
30% |
30% |
10% |
100% |
Đề thi giữa kì 1 Văn lớp 9 năm 2021
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2.0 điểm) :
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Có đất nước nào kì diệu đến thế không?
Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọc
Cơn hồng thủy làm miền Trung phải khóc
Triệu trái tim cả dân tộc hướng về
Từ thị thành đến khắp các vùng quê
Đã cùng nhau nhường cơm sẻ áo
Những chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạo
Đang gửi về vùng mưa bão miền Trung
( Lưu Hương Quế – Nguồn Internet)
a, Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?
b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?
c, Chỉ ra các BPTT đã sử dụng trong bốn câu thơ in đậm?
PHẦN II: LÀM VĂN( 8 điểm)
Câu 1: Từ đoạn thơ trong phần Đọc – hiểu đã gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 2: (6,0 điểm) Hãy tưởng tượng trong đợt bão lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, em được tham gia cùng đoàn từ thiện vào vùng rốn lũ…. Hãy kể lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó.
Bộ đề thi giữa học kì 1 năm 2022 môn Văn 9 – Seolalen.com
- Link download: TẠI ĐÂY
Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.
(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1đ): Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì?
Câu 3 (2,5đ): Nêu cảm nhận của em về tình cảm của con người trong thời chiến.
II. Làm văn (6đ):
Đóng vai Phan Lang kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương.
Đáp án đề thi giữa học kì số 1: Đáp án Đề thi giữa học kì 1 năm 2022 môn Văn 9 Đề 1.
Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên.
Câu 2 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 3 (2đ): Từ bài thơ trên hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về mùa thu.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
Đáp án đề thi giữa học kì số 2: Đáp án Đề thi giữa học kì 1 năm 2022 môn Văn 9 Đề 2.
Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Đề 3
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
(Chiều xuân – Anh Thơ)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (1đ): Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì?
Câu 3 (2,5đ): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ ba của đoạn thơ? Từ đó anh/chị thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả?
II. Làm văn (6đ):
Vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.
Đáp án đề thi giữa học kì số 3: Đáp án Đề thi giữa học kì 1 năm 2022 môn Văn 9 Đề 3.
Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Trường THCS Quế An, Quảng Nam năm 2021 – 2022
- Link download: TẠI ĐÂY
I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:
Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:
– Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
– Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
– Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
– Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
(Ngữ văn 9/ tập 1)
Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1.0 đ)
- Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Câu 3. (1.0 đ)
- Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?
- Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4. (1.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?
Câu 5. (1.0 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả).
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
I. Hướng dẫn chung
– Giáo viên nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
– Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
– Giáo viên vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ).
– Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.
II. Đáp án và thang điểm
A. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) |
||
Câu |
Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Điểm |
Câu 1 (1.0 đ) |
– Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương. – Tác giả: Nguyễn Dữ. |
0.5 0.5 |
Câu 2 (1.0 đ) |
a. Không tuân thủ phương châm lịch sự. b. Tuân thủ phương châm về chất. |
0.5 0.5 |
Câu 3 (1.0 đ) |
a. Từ đồng nghĩa với từ qua đời: mất. b. Từ bế dùng với nghĩa gốc. |
0.5 0.5 |
Câu 4 (1.0 đ) |
– Trương Sinh nghe lời con trẻ, nghi Vũ Nương không chung thủy, la mắng nàng. – Vũ Nương phân trần để cởi mối nghi oan. |
0.5 0.5 |
Câu 5 (1.0 đ) |
– Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích hợp lý, thuyết phục. – Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích tương đối hợp lý. – Không trả lời hoặc trả lời hoàn toàn sai. * Giáo viên cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh; linh hoạt cho điểm tùy theo mức độ cảm hiểu, lí giải của các em. |
1.0 0.5 0 |
B. LÀM VĂN (5.0 điểm) |
||
Tiêu chí đánh giá |
Điểm |
|
* Yêu cầu chung: – Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh. – Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. |
|
|
* Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đối tượng cần thuyết minh; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, hữu ích về đối tượng; phần kết bài: khái quát về đối tượng (vai trò, tình cảm gắn bó của đối tượng trong đời sống). |
0.25 |
|
b. Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: Con vật nuôi em thích. |
0.25 |
|
c. Triển khai bài văn thuyết minh: Vận dụng tốt kĩ năng thuyết minh kết hợp với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: |
4.0 |
|
c1. Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi em thích. |
0.5 |
|
c2.Thân bài: – Nguồn gốc, chủng loại… – Đặc điểm hình dáng, cân nặng… – Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, tính thích nghi môi trường, cách chăm sóc… – Vai trò của con vật trong đời sống vật chất…. – Vai trò của con vật trong đời sống văn hóa tinh thần…. * Học sinh cần kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong quá trình thuyết minh để làm nổi bật các đặc điểm của con vật đồng thời làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn. |
3.0 |
|
c3. Kết bài: Vai trò, tình cảm gắn bó của con vật trong đời sống…. |
0.5 |
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. |
0.25 |
|
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0.25 |
Trên đây là cập nhật link tải bộ đề thi giữa kì 1 Văn 9 năm học 2021 – 2022 (Có đáp án) chi tiết. Trong quá trình tải về máy, nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại comment để được chúng tôi hỗ trợ. Trân trọng!