Tổng hợp bộ đề thi học kì 2 lớp 6 có đáp án chi tiết các môn: Toán, Lý, Sinh, Hóa, Sử, Địa, Công nghệ, Tin học, Giáo dục công dân,…..là bộ tài liệu hữu ích giúp các em học sinh tham khảo và nắm được cấu trúc dạng đề thi. Từ đó đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới. Theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật link tải chi tiết.
Tổng hợp bộ đề thi học kì 2 lớp 6 có đáp án
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2022: Tại đây
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2022 – 2023 (11 môn): Tại đây
Một số mẫu đề thi học kì 2 lớp 6 có đáp án
Dưới đây là tổng hợp các mẫu đề thi học kì 2 lớp 6 của một số môn học mà các bạn có thể tham khảo
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”
(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
(Minh Huệ)
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Đoàn Giỏi)
Câu 3. (5,0 điểm)
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…).
Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
Câu (điểm) |
Ý |
Nội dung |
Thang điểm |
|||||
Câu 1 (3,0 đ) |
a |
– Lời kể trong đoạn văn là của nhân vật người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh). – Đoạn văn kể về tâm trạng, cảm xúc của người anh sau khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện. – Nhân vật “tôi” – người anh, không thể thân với em gái như trước kia được nữa, vì: + Người anh mặc cảm, tự ti nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì, cảm thấy mình thua kém em. + Ghen tuông, đố kị với tài năng của em. |
0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
|||||
b |
– Ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi”: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. |
1,0đ |
||||||
Câu 2 (2,0 đ) |
a |
– Hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ (Người Cha –> Bác Hồ). – Tác dụng: Bác Hồ được miêu tả như một người cha luôn luôn dành sự quan tâm, yêu thương, chăm lo cho các anh bộ đội như những đứa con của mình. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng, thương yêu của anh đội viên đối với Bác. |
0,5đ 0,5đ |
|||||
b |
– Xác định chủ ngữ, vị ngữ:
|
0,5đ 0,5đ |
||||||
Câu 3 (5,0 đ) |
MB |
Thông qua dẫn dắt giới thiệu đối tượng miêu tả: người thân em định tả là ai, ấn tượng chung của em đối với người đó. |
0,5đ |
|||||
TB |
HS tả chi tiết đối tượng, đảm bảo các ý cơ bản sau: – Giới thiệu về người thân: Tuổi, nghề nghiệp… – Tả hình dáng: Dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, màu da, cách ăn mặc… – Tả tính cách: Tính tình hàng ngày của người thân, tính cách trong công việc, tình cảm dành cho em và gia đình, tình cảm đối với hàng xóm… – Tả hoạt động: Công việc hàng ngày trong gia đình, công việc chính, sở thích, các công việc khác… … * Lưu ý: Trong quá trình tả cần biết kết hợp với một số phép tu từ như ẩn dụ, so sánh…và các phương thức biểu đạt khác để đối tượng miêu tả được hiện lên rõ hơn, gợi cảm hơn. |
1,0đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ |
||||||
KB |
– Vai trò của người đó đối với em trong cuộc sống… – Tình cảm của em, ước mong và lời hứa đối với người thân… |
0,5đ |
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm).
Trong mỗi câu sau, hãy chọn phương án thích hợp nhất và ghi vào phần bài làm:
Câu 8. Cho đoạn thẳng MN = 2cm và đường tròn tâm M bán kính 3cm. Khi đó điểm N có vị trí:
- N thuộc đường tròn tâm M.
- N nằm trên đường tròn tâm M.
- N nằm bên trong đường tròn tâm M.
- N nằm bên ngoài đường tròn tâm M.
B. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6
A/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
I/ Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn.
- Khối lượng của vật tăng
- Khối lượng của vật giảm
- Khối lượng riêng của vật giảm
- Khối lượng riêng của vật tăng
Câu 2: Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ cơ thể?
- Nhiệt kế rượu
- Nhiệt kế thủy ngân.
- Nhiệt kế y tế.
- Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 3: Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào?
- Luôn tăng
- Luôn giảm
- Không đổi
- Lúc đầu tăng sau đó giảm.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy:
- Đốt một ngọn đèn dầu.
- Đốt một ngọn nến.
- Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
- Đúc một cái chuông đồng.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ:
- Sương đọng trên lá cây.
- Sự tạo thành sương mù.
- Sự tạo thành hơi nước.
- Sự tạo thành mây.
Câu 6: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng?
- Sự nóng chảy và sự đông đặc.
- Sự nóng chảy và sự bay hơi.
- Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Sự bay hơi và sự đông đặc.
Câu 7: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
- Nước trong cốc càng ít.
- Nước trong cốc càng nhiều.
- Nước trong cốc càng nóng.
- Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 8: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
- Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
- Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
- Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
- Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
II/ Điền từ (cụm từ) thích hợp vào ô trống trong các câu sau:
Câu 9: Băng kép khi bị ……………………………… hay …………………………….. đều bị cong lại.
Câu 10: Nước sôi ở nhiệt độ ……………………. Nhiệt độ này gọi là ……………………. của nước.
III/ Điền chữ “Đ” nếu nhận định đúng, chữ “S” nếu nhận định sai vào các câu sau:
Câu 11: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 12: Trong thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Câu 13: Để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi dùng nhiệt kế rượu.
Câu 14: Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm):
- Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên những yếu tố đó?
Câu 2. (1,0 điểm): Tại sao người ta làm đường bê tông không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống?
Câu 3. (2,0 điểm): Hãy tính:
- 20oC tương ứng với bao nhiêu oF
- 256oF tương ứng với bao nhiêu oF
Câu 4. (1,0 điểm): Ở 0oC một thanh sắt có chiều dài là 100cm. Vào mùa hè nhiệt độ cao nhất là 40oC. Hỏi chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ môi trường ở 40oC? Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì chiều dài thanh sắt tăng 0,00012 lần so với chiều dài ban đầu.
Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6
TRẮC NGHIỆM (4 đ):
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
b |
c |
c |
a |
c |
a |
c |
d |
đốt nóng- làm lạnh |
1000C- nhiệt độ sôi |
S |
Đ |
S |
S |
Điểm |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,5 |
0,5 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
TỰ LUẬN (6đ):
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
a) Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn: – Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. – Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. b) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng |
0,5 0,5 1,0 |
2 |
Đường đi bằng bê tông thường đổ thành từng tấm và đặt cách nhau bởi những khe trống để khi nhiêt độ thay đổi thì chúng nở ra hay co lại mà không làm hỏng đường. |
1,0 |
3 |
a. 200C = 00C + 200C = 320F + 20 1,80F = 320F + 360F = 680F b. = 256 – 32 |
0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 |
4 |
Chiều dài tăng thêm của thanh sắt khi nhiệt độ tăng thêm 400C là: l1 = 0,00012 . (40 : 10) . 100 = 0,048 (cm) Chiều dài của thanh sắt ở 400C là: l2 = 100 + 0,048 = 100,048 (cm) |
0,5 0,5 |
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6
Câu 1: (1 điểm)
Thụ tinh là gì? Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ phận nào của hạt?
Câu 2: (4 điểm)
- Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao?
- Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho 1 ví dụ cụ thể.
Câu 3: (2 điểm)
- Đa dạng thực vật là gì? Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?
- Tại sao nói thực vật có vai trò làm giảm ô nhiễm môi trường?
Câu 4: (2 điểm)
Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm.
Câu 5: (1 điểm)
Vi khuẩn có vai trò gì trong nông nghiệp và công nghiệp?
Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6
Câu |
Nội dung |
Điểm |
||||||||
1 |
* Khái niệm thụ tinh: – Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. * Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ phận: – Tế bào hợp tử phân chia rất nhanh và phát triển thành phôi. – Vỏ noãn thành vỏ hạt. – Phần còn lại phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt. |
0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm |
||||||||
2 |
a. Cơ quan sinh sản của thông và cấu tạo ra của nó: – Cơ quan sinh sản của thông là nón. – Có 2 loại nón:
b. Cây trồng khác cây dại: – Cây trồng có nhiều loại cây phong phú, đa dạng. Còn cây dại thì không. – Bộ phận của cây trồng được con người sử dụng có phẩm chất tốt. Còn cây dại thì không. – Nguyên nhân: Do con người tác động theo hướng phục vụ nhu cầu của con người. – Học sinh tự cho 1 ví dụ đúng. |
0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
||||||||
3 |
a. Đa dạng thực vật: – Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng. b. Thực vật có vai trò làm giảm ô nhiễm môi trường: – Lá cây có thể ngăn bụi và khí độc giúp không khí trong sạch. – Một số loài cây có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. – Tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường trong khu vực. |
0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
||||||||
4 |
* Giống nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm: – Hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. – Phôi đều gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm. * Khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm: – Hạt một lá mầm: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở phôi nhũ, phôi của hạt có 1 lá mầm. – Hạt hai lá mầm: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở hai lá mầm, phôi của hạt có 2 lá mầm. |
0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
||||||||
5 |
* Vai trò của vi khuẩn trong nông nghiệp: + Bổ sung được nguồn đạm cho đất: Nhờ vi khuẩn cộng sinh ở nốt sần cây họ Đậu. + Làm phân bón xanh: Nhờ vi khuẩn cộng sinh với bèo hoa dâu chuyển nitơ tự do thành muối. – Vai trò của vi khuẩn trong công nghiệp: + Chế biến thực phẩm: Làm dấm, làm sữa chua,… + Có vai trò trong công nghệ sinh học: Sản xuất protein, vitamin,… |
0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm |
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất: (1,0 điểm):
1. Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phương Bắc đô hộ, đó là:
- Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.
- Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường
- Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy.
- Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.
2. Đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc…Họ là:
- Nông dân và thợ thủ công.
- Nô tì và nông dân lệ thuộc.
- Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
- Nô tì và thợ thủ công.
3. Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở:
- Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
- Các hoạt động quân sự.
- Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.
- Giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.
4. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
- Lòng yêu nước.
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
- Cả 3 ý đều đúng.
Câu 2: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho thích hợp (1,0 điểm):
Cột A |
Cột B |
1. Năm 40 |
A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. |
2. Năm 248 |
B. Khởi nghĩa Phùng Hưng. |
3. Năm 542 |
C. Khởi nghĩa Lý Bí. |
4. Năm 722 |
D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. |
5. Năm 776 |
E. Khởi nghĩa Bà Triệu. |
Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1,0 điểm):
Sông Bạch Đằng có tên nôm là………(1)…..…,vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của……(2)………lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến.……(3)……… Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến……….(4)………., sâu hơn chục mét.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau. Hãy lập bảng thống kê theo mẫu sau:
Câu 2: (3,0 điểm)
So với những thành tựu văn hóa và kinh tế của người Việt, em thấy thành tựu văn hóa, kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 3: (2,0 điểm)
Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng (năm 938).
Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Chọn: (1,0 điểm – Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
|
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
C |
B |
D |
Câu 2: Nối ý: (1,0 điểm – Mỗi ý đúng 0,2 điểm)
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
D |
E |
C |
A |
B |
Câu 3: Điền khuyết: (1,0 điểm – Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
Đáp án |
Sông Rừng |
Thủy triều |
3m |
Hàng nghìn mét |
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
||||||||||||||||||
1 |
Lập bảng thống kê:
|
0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 |
||||||||||||||||||
2 |
So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người Chăm: * Những điểm giống nhau: – Về kinh tế: Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, trồng lúa một năm 2 vụ. Biết trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá…Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu, bò. Biết dệt vải, làm đồ gốm. Biết buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước. – Về văn hóa: có tập quán ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau, theo đạo Phật, có đời sống văn hóa phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp. * Những điểm khác nhau: – Về kinh tế: Người Chăm làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, sáng tạo ra xe guồng nước đưa nước vào tưới ruộng. – Về văn hóa: Người Chăm có tục hỏa táng người chết, theo đạo Bà La Môn, có chữ viết riêng – chữ Phạn, sáng tạo ra một nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng. |
1.0 0.5 0.5 1.0 |
||||||||||||||||||
3 |
Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng: – Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta. – Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiếp cận vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên. – Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển. – Đúng lúc nước triều rút, bãi cọc ngầm nhô lên đâm thủng thuyền giặc, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công. Lưu Hoằng Tháo bị giết tại trận. |
0.5 0.5 0.5 0.5 |
Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6
Câu 1: (3 điểm) Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Nêu vị trí, đặc điểm của mỗi tầng.
Câu 2: (2 điểm) Sông và hồ khác nhau như thế nào?
Câu 3: (3 điểm) Cho biết sóng là gì? Nêu nguyên nhân sinh ra sóng. Thủy triều là gì? Dòng biển là gì? Nêu nguyên nhân sinh ra dòng biển và thủy triều.
Câu 4: (2 điểm) Hãy vẽ hình Trái Đất, điền các đới khí hậu và các loại gió trên Trái Đất.
Đáp án và biểu điểm: Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6
Câu |
Đáp án |
Biểu điểm |
1 |
– Lớp vỏ khí gồm những tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển – Tầng đối lưu nằm sát mặt đất, độ cao từ 0 đến 16 km, tập trung 90 % không khí. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ 100 m giảm 0,60 c. – Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, độ cao khoảng từ 16 đến 80 km, + Có chứa lớp ô- dôn, có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. – Các tầng cao khí quyển nằm trên tầng bình lưu, độ cao từ 80 km trở lên, không khí cực loãng, ít liên quan đến con người. |
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
2 |
– Sông là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. – Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trên lục địa. |
1 1 |
3 |
*Sóng: – Là sự chuyển động tại chổ của các hạt nước biển theo vòng tròn theo chiều lên xuống. – Nguyên nhân sinh ra sóng là do gió. * Thủy triều: – Là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống theo chu kỳ. – Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. * Dòng biển: – Trong các biển và đại dương có các dòng nước chảy giống như những dòng sông trên lục địa. – Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các loại gió Tín phong và Tây ôn đới. |
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
4 |
– Vẽ hình Trái Đất – Điền các vĩ độ – Điền các đới khí hậu – Điền các loại gió trên Trái Đất |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Trên đây là tổng hợp bộ đề thi học kì 2 lớp 6 có đáp án đầy đủ, chi tiết nhất. Các bạn có thể cập nhật một số mẫu đề thi của các môn học khác tại website: https://seolalen.vn/ nhé!