Nghiên cứu từ khóa là một trong những phần quan trọng của công việc SEO.
Những theo một nghiên cứu năm 2017, có rất ít người yêu thích công việc nghiên cứu từ khóa.
Nghiên cứu từ khóa được coi là một trong 3 công việc khó khăn nhất trong SEO (sau xây dựng link và sáng tạo nội dung).
Tuy nhiên nhiều người thưởng bỏ qua nghiên cứu từ khóa hoặc làm một cách rất qua loa vì cho rằng mình đã hiểu về sản phẩm dịch vụ.
Nhưng một khi nghiên cứu từ khóa không đúng hướng thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian trong nỗ lực đưa website của bạn thăng hạng.
Và dưới đây là 13 lỗi trong nghiên cứu từ khóa mà bạn có thể gặp phải trong quá trình làm website.
1. Không chú ý đến search intent
Rất nhiều người coi lỗi này là lỗi nghiên cứu từ khóa lớn nhất mà các SEO gặp phải-bỏ qua việc khảo sát intent người dùng.
Sẽ chẳng còn quan trọng gì khi website hay bài viết của bạn lên top nhưng từ khóa lại chẳng có đúng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Nhiều bạn làm website, online marketing hay SEO đều bị ám ảnh bởi việc kéo về thật nhiều traffic. Trong khi mục tiêu cuối cùng của website là chuyển đổi.
Và chuyển đổi đến chính từ intent của người dùng.
Search intent phản ánh những gì mà khách hàng thực sự tìm kiếm khi họ sử dụng nền tảng online.
Nếu bạn có một bài viết về hướng dẫn các bước làm salad thì chắc hẳn nó không phải là một đoạn văn dài giải thích salad có tác dụng gì, nên dùng cho ai.
Vậy khi nghiên cứu từ khóa, hay chú ý việc nội dung của từ khóa đó phải khớp với xu hướng tìm kiếm của người dùng hoặc đảm bảo rằng traffic về từ web phải là traffic đúng mục tiêu.
2. Không chú ý đến kết quả tìm kiếm thực tế
Muốn hiệu được search intent thì cách đơn giản nhất đó là quan sát thực tế thứ hạng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm.
Google, Youtube, Bing, Coccoc,…hay gõ từ khóa tìm kiếm trên nền tảng đó và xem thực tế công cụ đó đang đưa những website nào lên đầu tiên.
Ngày nay các công cụ nghiên cứu từ khóa mọc lên như nấm và khiến những người làm marketing bị phụ thuộc quá nhiều.
Họ chỉ nhìn vào kết quả nhận được trên các công cụ mà không quan sát những gì thực tế xảy ra.
Bạn sẽ có thể thấy rằng nội dung mà Google phục vụ người dùng cho một từ khóa cụ thể không giống với nội dung mà bạn đã viết.
Có lẽ bạn đã xuất bạn một bài tin tức, trong khi công cụ tìm kiếm thì lại muốn đưa ra kết quả là một trang sản phẩm.
Không chỉ để chắc chắn về intent người dùng, bạn cần phải biết rõ kiểu nội dung nào là phù hợp cho từ khóa đó và phù hợp với người dùng.
3. Chỉ quan tấm tới lưu lượng tìm kiếm-volume search
Rất nhiều từ khóa với lượng tìm kiếm hàng tháng cao nhưng có thể sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho bạn.
Một điều rất dễ được công nhận là một website có thể ranking được với 1 từ khóa có nhiều lượng search thì sẽ có rất nhiều traffic, chứng mình được website đó có hiệu quả.
Tuy nhiên thực tế, với một số lĩnh vực, bạn không thể cứ đi theo những từ khóa volume search cao.
Bởi bạn sẽ mất rất rất rất nhiều thời gian để có thể đưa nó lên top.
Trong khi quay lại mục đích cuối cùng của SEO là Chuyển đổi thì những từ khóa lướng search lớn chưa chắc đã đưa khách hàng tiềm năng về với bạn.
Không chỉ xác định điều gì là quan trọng cho việc nâng cao thứ hạng từ khóa của website mà còn là loại từ khóa nào thực sự được người dùng tìm kiếm để giải quyết vấn đề của họ.
Ví dụ: Từ khóa “máy giặt” với volume search khoảng 18000/tháng và “mua máy giặt” với 1000/tháng.
Nhưng từ khóa có lượng search cao lại đem lại kết quả khó chuyển đổi hơn khi có thể intent người dùng có cả mua máy giặt, so sánh máy giặt, tìm hiểu thương hiệu máy giặt,…
Đừng chỉ tập trung vào volume search của một từ khóa, hãy chú ý tới những yếu tố khác ảnh hưởng tới cả nội dung và hiệu quả chuyển đổi.
4. Bỏ qua từ khóa dài
Lỗi thứ ba mà những người làm SEO gặp phải cũng chính là một phần khiến bạn mắc phải lỗi này, đó là bỏ qua từ khóa dài.
Trong khi những từ khóa có lượng search thấp hơn rất nhiều nhưng chúng lại đại diện cho tầng dưới của phễu khách hàng. Điều này nghĩa là người dùng đang tiến gần tới nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ và sẵn sàng chuyên đổi hơn.
Target vào từ khóa dài không chỉ ít cạnh tranh hơn mà còn giúp bạn tạo ra nội dung có khả năng trả lời chính xác truy vấn cụ thể của người dùng.
Những content như vậy sẽ khiến khách hàng tin tưởng vào bạn hơn và tin rằng bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Điều này cực kỳ quan trọng trong việc quyết định khách hàng có nhớ đến thương hiệu và có khả năng quay lại website của bạn hay không.
5. Không tìm hiểu khách hàng thực tế
Cùng với việc ứng dụng công cụ và quan sát thứ hạng thực tế trên công cụ tìm kiếm thì việc tìm hiểu, nói chuyện với khách hàng thực tế cũng vô cùng quan trọng.
Việc này sẽ giúp bạn có được cái nhìn cụ thể nhất từ phía khách hàng, người dùng về những vấn đề mà họ gặp phải.
Bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn những câu hỏi nào mà khách hàng thường hỏi để từ đó đưa ra được những nội dụng thiết thực và sát với nhu cầu của khách hàng nhất.
6. Chèn từ khóa sau khi bài viết đã được hoàn thành
Bạn đưa cho content marketing 1 website và yêu cầu họ viết cho bạn 50 bài và sau đó bạn bắt tay vào tối ưu SEO cho tất cả các bài cùng một lúc.
Bạn sẽ đỡ tốn công hơn rất nhiều khi chỉ cần nhận bài viết và đẩy từ khóa vào, nhắc lại chúng nhiều lần và bài viết của bạn lên top.
Thoạt nghe có vẻ dễ dàng, nhưng lời khuyên cho bạn là “Đừng bao giờ làm như vậy”.
Spam từ khóa đã là quá khức 5-10 năm về trước. Ngày nay sự cải tiến của bộ máy tìm kiếm đã bắt buộc những người xuất bản nội dung phải tạo ra những nội dung thực sự có ý nghĩa.
Thay vì làm như trên, nghiên cứu từ khóa nên là nền tảng cho mọi chiến dịch từ xây dựng nội dung web cho SEO đến chiến dịch quảng cáo.
Bạn không thể tạo ra nội dung vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa đạt tiêu chuẩn SEO nếu như không thực hiện nghiện cứu từ khóa một cách kỹ càng.
7. Không biết nền tảng mà người dùng tìm kiếm chủ yếu
Bên cạnh việc xác định kiểu nội dung nào mà người dùng tìm kiếm trong một trường hợp cụ thể thì việc tìm hiểu những nền tảng khác mà người dùng tìm kiếm thông tin cũng rất quan trọng.
Ngày nay có hàng trăm ngàn nền tảng tìm kiếm thông tin từ các công cụ tìm kiếm đến các mạng xã hội,…
Những nền tảng nổi tiếng nhất có thể kể đến như: Google, Firefox, Youtube, Facebook, Twitter, Quora,…
Mở rộng kiểm soát các nền tảng tìm kiếm có thể sẽ giúp bạn đem về được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm cụm từ “sửa máy giặt”, “cách làm bánh gato”,… youtube sẽ là một lựa chọn cực kỳ tốt dành cho bạn. Hãy cố gắng đưa video clip của bạn lên đầu trang tìm kiếm của youtube và bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả nhận được.
8. Tập trung quá nhiều vào từ khóa chính xác
Tuy rằng lỗi này đã được nhắc đến rất nhiều từ những dợt big update của Google trong một vài năm trở lại đây nhưng bạn đừng chủ quan.
Được biết đến với tên gọi over optimize trong onpage. Việc bạn dùng quá nhiều từ khóa chính xác trong bài viết sẽ không giúp nội dung của bạn tốt hơn mà còn khiến bài viết đó bị Google đánh giá thấp hoặc thập chí là phạt thuật toán.
Rõ ràng bạn chèn quá nhiều từ khóa chính xác khiến cho nội dung không tự nhiên và khiến người đọc ức chế.
Khi nội dung không thỏa mãn được người dùng thì chắc chắn bài viết của bạn dù có đã lên top cũng không thể giữ được vị trí đó lâu dài.
9. Bỏ qua tiềm năng từ khóa local
Việc nhắm target khu vực ngày càng trở nên phổ biến và là xu hướng tìm kiếm của người dùng.
Vị trí của người dùng sẽ là một trong những yếu tố Google quyết định và ưu tiên những website gần vị trí của người dùng.
Đặc biệt trong một số lĩnh vực như nhà hàng ăn, bánh,sửa chữa điện tử,… Những từ khóa local có khả năng tạo ra chuyển đổi cực lớn.
10. Bỏ qua những chủ đề rộng hơn
E-A-T luôn là nguyên tắc quan trọng khi phát triển nội dung website.
Trong đó yếu tố expertise – chuyên gia trong lĩnh vực rất quan trọng. Nhưng cũng vì điều này mà nhiều người bị bó buộc trong lĩnh vực của mình.
Đặc biệt với những lĩnh vực có thị trường hẹp thì thông tin về lĩnh vực đó rất ít. Đồng nghĩa với đó là từ khóa cho website cũng không đa dạng.
Vậy tại sao bạn không nghiên cứu, tìm thêm những bộ từ khóa mở rộng của ngành hay lĩnh vực để tạo sự đa đạng và thông tin đầy đủ tới khách hàng của bạn.
Ví dụ:
Với lĩnh vực hẹp như “giấy dán tường”. Bạn hoàn toàn có thể tìm những từ khóa chủ đề rộng hơn như: cách trang trí nhà cửa, trang trí tường,…
11. Không quan tâm tới đối thủ
Đối thủ trong kinh doanh là điều tất yếu, và trên khía cạnh online cũng vậy.
Có một điều mà bạn có thể quên đó là đối thủ về một sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh thực tế với những đối thủ xuất hiện trên Google có thể không giống nhau.
Khi bạn SEO website thì việc nghiên cứu những đối thủ nói chung và đặc biệt là đối thủ trên SERPS nói riêng là rất quan trọng.
Bạn cần biết được đối thủ phát triển nội dung website như thế nào, từ khóa nào đang xếp hạng với kiểu nội dung gì,…
Hãy đảm bảo rằng, nghiên cứu đối thủ luôn là một phần phải có trong quá trình nghiên cứu từ khóa.
12. Không đánh giá chuẩn xác về ý nghĩa của độ khó của từ khóa
HIện nay có rất nhiều công cụ, tool ra đời giúp bạn đo lường độ khó của từ khóa (KD), đánh giá khả năng cạnh tranh của 1 từ khóa, chủ đề trên SERPS.
Tuy nhiên có 2 lí do để bạn đánh giá sai yếu tố này.
Thứ nhất, mỗi công cụ đo lường chỉ cho con số tương đối và mang tính chất tham khảo.
Thư hai, tùy thuộc vào website của bạn mà độ khó của từ khóa sẽ ảnh hưởng ít hay nhiều tới việc cải thiện thứ hạng.
Nếu bạn có một thương hiệu nổi tiếng thì việc bạn thêm một từ khóa, chủ để có độ khó tương đối thì vẫn không phải là vấn đề lớn.
Tuy nhiên nếu bạn là một website mới, thương hiệu mới và đang dấn vào thị trường thì việc ranking từ khóa đó sẽ trở nên khó hơn bởi bạn chưa có uy tín,
13. Để khách hàng lựa chọn từ khóa họ muốn SEO
Nếu là một Agency chắc hẳn bạn đã gặp phải trường hợp này đôi lần khi làm việc với khách hàng.
Những gì mà khách hàng của bạn muốn đôi khi là một mục tiêu xa vời và không phải những gì thực tế mà bạn thấy trên SERPS.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã thực sự hiểu về thị trường online và lĩnh vực đó. Và hãy giải thích một cách rõ ràng để khách hàng của bạn có thể hiểu về những từ khóa mục tiêu quan trọng giúp tạo ra chuyển đổi cho họ.
Trên đây là 13 lỗi nghiên cứu từ khóa mà những SEO, Marketer thường gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển websitem, giúp website có thứ hạng cao trên Google.