Bộ đề thi vào lớp 6 môn tiếng Việt kèm đáp án chi tiết giúp các em học sinh ôn tập và chuẩn bị kiến thức trước khi bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 các trường chất lượng cao. Theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật các mẫu đề thi mới nhất năm học 2022 – 2023.
Tổng hợp đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt
Bộ đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2022 – 2023 Có đáp án: Tại đây
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Tải nhiều 2022: Tại đây
Bài tập ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2021 – 2022: Tại đây
Một số mẫu đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 1
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? (0,5 điểm)
A. 40km
B. 80km
C. 30km
D. 60km
2. Sông Hương chảy qua những nơi nào trước khi đổ ra biển? (0, 5 điểm)
A. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua trung tâm thành phố Huế rồi chảy ra biển.
B. Từ ngoại ô thành phố Huế, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi chảy ra biển.
C. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các huyện của Huế, qua các khu rừng rậm rồi chảy ra biển.
D. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các làng mạc trù phú ở ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi đổ ra biển.
3. Cây cầu nào được bắc ngang qua sông Hương? (0,5 điểm)
A. Cầu Tràng Tiền
B. Cầu Nhật Lệ
C. Cầu Rồng
D. Cầu Phú Mỹ
Câu 2: Em hãy gạch chân dưới từ Hán Việt có trong câu sau và giải nghĩa nó (1 điểm):
“Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.
Câu 3: Em hãy gạch chân dưới quan hệ từ có trong câu sau (0,5 điểm):
“Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1: (1 điểm)
a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người.
b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được và đặt câu.
Câu 2: Em hãy liệt kê các nghĩa của từ “đậu” trong câu dưới đây (1 điểm):
Một chú ruồi đang đậu trên rổ đậu đỏ mà mẹ em chuẩn bị để nấu xôi mừng chị gái thi đậu đại học.
Câu 3: Em hãy điền thêm vế câu còn lại để tạo nên các câu ghép (1 điểm)
a. Hễ trời mưa to _______________________________________________________
b. __________________________________________ thì em đã được đi bơi với bạn.
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy tả một người bạn thân của mình.
Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 1
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1:
- C
- D
- A
Câu 2:
– Gạch chân dưới từ Hán Việt: “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.
→ Giải nghĩa: “giang” có nghĩa là dòng sông.
Câu 3:
– Gạch chân dưới quan hệ từ: “Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1:
a. 3 cặp từ trái nghĩa về con người: hiền lành – độc ác, chăm chỉ – lười biếng, cao – thấp, béo – gầy…
b. Đặt câu:
– Ví dụ: Cô Tấm rất chăm chỉ và hiền lành, còn Cám thì lười biếng và độc ác.
Câu 2:
Nghĩa của các từ “đậu”:
– Từ “đậu” thứ nhất: là động từ, chỉ hành động hạ cánh, đáp xuống của chú ruồi.
– Từ “đậu” thứ hai: là danh từ, chỉ một loại thực vật.
– Từ “đậu” thứ ba: là động, chỉ đã đạt được một kết quả tốt.
Câu 3:
a. Hễ trời mưa to thì mực nước sông lại dâng lên cao.
b. Nếu trời không mưa to thì em đã được đi bơi với bạn.
Phần 3: Tập làm văn
Dàn ý chi tiết:
- Mở bài
– Giới thiệu về người bạn thân mà em muốn tả.
- Thân bài
– Tả khái quát:
+ Bạn ấy có biệt danh là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Đang học ở đâu?
+ Bạn ấy có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Thân hình như thế nào?
– Tả chi tiết:
+ Tả các bộ phận tiêu biểu, làm em ấn tượng ở bạn ấy (mái tóc, màu da, khuôn mặt, đôi mắt, bàn tay…)
+ Bạn ấy thường mặc trang phục như thế nào?
+ Sở thích, thần tượng, môn học… yêu thích và chán ghét của bạn ấy là gì?
+ Bạn ấy có tính cách như thế nào? (nêu dẫn chứng cụ thể)
– Kể một kỷ niệm đặc biệt giữa em và bạn ấy.
- Kết bài
– Tình cảm của em dành cho bạn ấy.
– Em mong muốn tình bạn của cả 2 sẽ như thế nào?
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 2
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn trích trong bài “Mùa thảo quả” của Ma Văn Kháng rồi trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:
“(1) Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. (2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm. (5) Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.”
Lưu ý: Học sinh chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.
Câu 1. Từ nào sau đây không phải từ phép tổng hợp?
A. Ngọt lựng.
B. Thôn xóm.
C. Cây cỏ.
D. Đất trời.
Câu 2. Từ nào sau đây là từ láy?
A. Ủ ấp.
B. Lướt thướt.
C. Cây cỏ.
Câu 3. Các động từ có trong câu văn số (1) của đoạn trích: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” là:
A. Bay, quyến, đi, rải.
B. Bay, quyến, rải, vào.
C. Bay, đi, rải, đưa.
D. Bay, quyến, rải, đưa.
Câu 4. Trong câu văn số (1): “: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” có mấy tính từ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5. Từ “lướt thướt” trong câu “Gió tây lướt thướt bay qua rừng…” cho em hiểu điều gì về ngọn gió tây?
A. Ngọn gió tây thổi mạnh
B. Ngọn gió tây mang theo nhiều hơi nước.
C. Ngọn gió tây nhẹ nhàng, kéo dài.
D. Ngọn gió tây rất khô và nóng.
Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?
A Mang.
B. Đem.
C. Rủ.
D. Đuổi.
Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” trong đoạn trích có mấy vị ngữ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. Chủ ngữ của câu “Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” là:
A. “Hương thơm”.
B. “Hương thơm đậm
C. “Nếp áo”.
D. “Nếp khăn”.
Câu 9. Xét theo mục đích nói, câu văn số (3) “Cây cỏ thơm.” của đoạn trích thuộc kiểu câu gì?
A. Trần thuật.
B. Nghi vấn.
C. Cầu khiến.
D. Cảm thán.
Câu 10. Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại từ “thơm” trong các câu số “(2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm”?
A. Liên kết câu (3), (4) với câu (2).
B. Nhấn mạnh hương thơm của thảo quả trải khắp không gian.
C. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
PHẦN II. TỰ LUẬN
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh ngôi nhà trong đoạn thơ sau:
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch.
(Trích Về ngôi nhà đang xây, Đồng Xuân Lan)
Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt – Đề 2
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
D |
C |
C |
D |
D |
B |
A |
C |
PHẦN II. TỰ LUẬN
- Yêu cầu về hình thức:
– Học sinh thực hiện đúng yêu cầu hình thức đoạn văn (không xuống dòng), đầu đoạn văn viết lùi 1-2 xăng-ti-mét
– Dung lượng: đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu đề bài (10-12 câu)
– Không mắc các lỗi: chính tả, diễn đạt.
- Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cảm thụ cần làm nổi bật được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:
– Biện pháp nhân hoá:
+ Nhân hoá hình ảnh ngôi nhà: “tựa vào nền trời”: ngôi nhà như một người khổng lồ đang “tựa” mình vào nền trời sẫm biếc. >> cảnh vật hiện lên thân thiện, chan hoà với nhau.
+ Ngôi nhà đứng nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng.
Ngôi nhà như một con người, có hành động, có trạng thái (mệt mỏi)
– Biện pháp nghệ thuật so sánh: “Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong”, “Là bức tranh còn nguyên màu vôi vạch”: ngôi nhà hiện lên có vần, có điệu, có màu sắc, đường nét… à ngôi nhà là một công trình nghệ thuật.
Đoạn thơ cho ta cảm nhận được nét đặc sắc, độc đáo trong cách ví von, liên tưởng, so sánh của tác giả về hình ảnh ngôi nhà đang xây.
Trên đây là tổng hợp bộ đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt. Cấu trúc đề thi bám sát chương trình học từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó giúp các em học sinh có thể làm quen với các dạng đề thi và ôn tập kiến thức tốt nhất.