Bộ đề thi tiếng Việt lớp 2 học kì 1 dưới đây được chúng tôi sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh hệ thống kiến thức và ôn luyện đạt kết quả cao nhất. Quý phụ huynh cũng có thể sử dụng bộ tài liệu này để rèn luyện cho con em mình. Ngoài ra, giáo viên tiểu học có thể sử dụng bộ đề để kiểm tra kiến thức của học sinh, có kèm hướng dẫn và biểu điểm chi tiết cho bạn tham khảo.
Chọn lọc 22 đề thi tiếng Việt lớp 2 học kì 1 năm học 2021 – 2022
Đề số 1
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Sân trường em
Trong lớp, chiếc bảng đen
Đang mơ về phấn trắng
Chỉ có tiếng lá cây
Thì thầm cùng bóng nắng.
Nhưng chỉ sớm mai thôi
Ngày tựu trường sẽ đến
Sân trường lại ngập tràn
Những niềm vui xao xuyến.
Gặp thầy cô quý mến
Gặp bạn bè thân yêu
Có bao nhiêu, bao nhiêu
Là những điều muốn nói.
Tiếng trống trường mời gọi
Thầy cô đang mong chờ
Chúng em vào lớp mới
Sân trường thành trang thơ…
BÙI HOÀNG TÁM
Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?
Câu 2: Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?
II. Đọc hiểu
Bài học đầu tiên của Gấu con
Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra đường chơi. Gấu mẹ dặn:
– Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.
Gấu con mải nghe Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên.
Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông nên Gấu con bị rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu to:
– Cứu tôi với!
Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống
hố, nhấc bổng Gấu con lên. Gấu con luôn miệng:
– Cháu xin lỗi bác Voi!
Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải:
– Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con, con phải cảm ơn.
(Theo Lê Bạch Tuyết)
1. Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì?
a. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải xin lỗi.
b. Nếu làm sai điều gì phải cảm ơn, được ai giúp đỡ phải xin lỗi.
c. Nếu làm sai điều gì phải xin lỗi, được ai giúp đỡ phải cảm ơn.
2. Vì sao Sóc lại ngạc nhiên khi Gấu con nói lời cảm ơn?
a. Vì Sóc thấy Gấu con lễ phép quá.
b. Vì Gấu con va vào Sóc mà lại nói cảm ơn.
c. Vì Gấu con biết nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.
3. Vì sao Gấu mẹ lại bảo Gấu con phải nói lời cảm ơn bác Voi chứ không phải nói lời xin lỗi?
a. Vì bác Voi không thích nghe những lời xin lỗi.
b. Vì bác Voi luôn muốn người khác phải nói lời cảm ơn mình.
c. Vì Gấu con được bác Voi giúp đỡ chứ Gấu con không làm gì sai.
4. Qua bài học của Gấu con, khi một bạn giúp em, em sẽ nói:
………………………………………………………………………………………………….
Còn khi em mắc lỗi với bạn, em sẽ nói:
…………………………………………………………………………………………………..
5. Khoanh trong từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau:
a. giấu giếm, yêu dấu, dấu vết, buồn dầu
b. giải thưởng, giàn hàng, giàn mướp, dục giã
c. vầng trán, ngẩng ngơ, nâng niu, ngẩng đầu
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết Sân trường em
II.Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021-2022
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?
– Lớp học: chiếc bảng đen mơ về phấn trắng.
– Sân trường: lá cây thì thầm cùng bóng nắng
Câu 2. Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?
Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác trong ngày tựu trường:
“sân trường lại ngập tràn những niềm vui xao xuyến.”
II. Đọc hiểu
Câu 1 |
c |
Câu 2 |
b |
Câu 3 |
c |
Câu 4 |
Gợi ý: Cám ơn bạn đã giúp tớ! Tớ xin lỗi vì va phải bạn! Tớ không cố ý! |
Câu 5 |
a. buồn dầu b. dục giã c. ngẩng ngơ |
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết Sân trường em
II. Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em.
Bài viết tham khảo
Mỗi ngày đến trường thật là vui. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức giấc, mẹ gọi em dậy đánh răng và ăn sáng. Sau đó, em được mẹ đưa đến trường. Em rất thích được cùng bạn học các môn như: tập đọc, toán, hát, vẽ… Cô giáo em dạy rất hay với biết bao hoạt động bổ ích. Thời gian của một ngày đi học trôi qua thật nhanh.
Đề số 2
Trường Tiểu học ……………. Họ và tên: ……………………………….. ……………………………………………….. Lớp: ………..………………………… |
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 2 Năm học: 2021 – 2022 Môn: Tiếng Việt (phần trắc nghiệm) Thời gian: 35 phút |
|
Điểm |
Giáo viên nhận xét |
|
|
||
|
||
|
||
|
||
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG:
II. ĐỌC HIỂU:
1. Đọc thầm:
Sự tích hoa tỉ muội
Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:
– Em rét không?
Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:
– Ấm quá!
Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:
– Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé!
Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.
Năm ấy, nước lũ dâng cao, nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phẩy chiếc quạt thần. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na.
Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.
Theo Trần Mạnh Hùng
2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1: (0.5 điểm) Những chi tiết cho thấy chị em Nết và Na sống rất đầm ấm?
A. Cái gì cũng nhường em
B. Vòng tay ôm em ngủ
C. Nết thương Na
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: (0.5 điểm) Nước lũ dâng cao chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào?
A. Nết dìu Na chạy.
B. Nết cõng em chạy theo dân làng
C. Nết bế Na chạy
D. Nết dẫn em đi theo dân làng.
Câu 3: (0.5 điểm) Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa:
A. khóm hoa đỏ thắm.
B. khóm hoa trắng.
C. khóm hoa vàng.
D. khóm hoa xanh.
Câu 4: (1 điểm) Xếp các từ sau thành nhóm thích hợp: đỏ thắm, bé nhỏ, chạy theo, cõng, đẹp, đi qua, cao, gật đầu.
a. Từ ngữ chỉ hoạt động: …………………………………………………………………………………
b. Từ ngữ chỉ đặc điểm:……………………………………………………………………………………
Câu 5: (0.5 điểm) Bài văn cho em thấy tình cảm của chị em Nết và Na như thế nào?
Câu 6: (1 điểm) Từ nào chỉ hoạt động?
A. ngôi trường
B. cánh hoa
C. đọc bài
D. bàn ghế.
Câu 7: (0.5 điểm) Câu nào là câu nêu đặc điểm?
A. Mái tóc của mẹ mượt mà.
B. Bố em là bác sĩ.
C. Em đang viết bài.
D. Không trả lời cho câu hỏi nào.
Câu 8: (1 điểm) Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ chấm.
Bố: Nam ơi … Con hãy đặt một câu có từ đường nhé …
Con: Bố em đang uống cà phê…
Bố: Thế từ đường đâu…
Con: Dạ từ đường có trong cốc cà phê rồi ạ…
Câu 9: (0.5 điểm) Viết một câu nêu đặc điểm về một bạn trong lớp?
Trường Tiểu học ………. Họ và tên: ……………………………….. ……………………………………………….. Lớp: ………..………………………… |
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 2 Năm học: 2021 – 2022 Môn: Tiếng Việt (kiểm tra viết) Thời gian: 40 phút |
|
Điểm Đọc: Viết: Chung: |
Giáo viên nhận xét |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Chính tả: 15 phút (4điểm)
NHÍM NÂU KẾT BẠN
(Sách Tiếng Việt 2,tập 1/91)
(Viết đoạn: Từ “Thấy nhím trắng đến lạnh giá”.)
2. Tập làm văn: 25 phút (6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 câu đến 5 câu) thể hiện tình cảm của em đối với người thân.
Bài làm
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
I. Đọc: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập cuối học kì.
– GV ghi tên các bài tập đọc, đánh số trang vào phiếu để HS bắt thăm. HS đọc xong GV nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để HS trả lời.
+ HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 1 điểm.
+ Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 1 điểm.
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Đọc hiểu: (6 điểm)
– Câu 1; 2; 3; 6; 7: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
- D; 2. B; 3. A
4. Từ chỉ hoạt động: Chạy theo, cõng, đi qua
Từ chỉ đặc điểm: đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao.
5. Trả lời theo ý hiểu.
6. C; 7.A
8. Bố: Nam ơi! Con hãy đặt một câu có từ đường nhé!
Con: Bố em đang uống cà phê.
Bố: Thế từ đường đâu?
Con: Dạ từ đường có trong cốc cà phê rồi ạ.
II. Viết: (10đ)
1. Chính tả (4 điểm)
– Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, không mắc quá 2 lỗi chính tả (4 điểm)
– Trừ điểm theo từng lỗi cụ thể (chữ viết không đều; mắc cùng một lỗi nhiều lần chỉ trừ điểm một lần…)
2. Tập làm văn (6 điểm)
– HS viết được đoạn văn từ 4 – 5 câu theo đúng nội dung đề bài (3 điểm).
– Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.
– Kĩ năng dùng từ đặt câu: 1 điểm.
– Có sáng tạo: 1 điểm.
Mẫu 1
Em rất tự hào về chị gái của mình. Chị của em rất xinh đẹp, hiền dịu. Ở nhà, chị luôn nhường nhịn em. Chị còn dạy em học bài, giúp em vẽ tranh. Mỗi dịp sinh nhật, chị thường tặng những món quà mà em thích. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận được chúng. Em mong chị gái của mình sẽ luôn khỏe mạnh.
Mẫu 2
Em gái của em rất đáng yêu. Bé mới chỉ có mười tháng tuổi thôi. Ở nhà, mọi người hay gọi em là Bông. Em ăn rất khỏe, ngủ cũng rất ngoan. Mỗi khi đi học về, em lại chơi cùng với Bông. Em rất thích được ôm bé vào lòng. Em mong rằng Bông sẽ hay ăn, chóng lớn. Em yêu em gái lắm.
Đề số 3
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Đồ đạc trong nhà
(Trích)
Em yêu đồ đạc trong nhà
Cùng em trò chuyện như là bạn thân.
Cái bàn kể chuyện rừng xanh
Quạt nan mang đến gió lành trời xa.
Đồng hồ giọng nói thiết tha
Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau.
Ngọn đèn sáng giữa trời khuya
Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui.
Tủ sách im lặng thế thôi
Kể bao chuyện lạ trên đời cho em.
Phan Thị Thanh Nhàn
Câu 1: Ngọn đèn và tủ sách mang đến cho em điều gì thú vị?
Câu 2: Vì sao bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân?
II. Đọc – hiểu
NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG
Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng.
– Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá! Bi chỉ lên bầu trời và nói tiếp:
– Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy. Bống hưởng ứng:
– Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.
– Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.
Bỗng nhiên, cầu vồng biến mất. Bi cười:
– Em ơi! Anh đùa đấy! Ở đấy không có vàng đâu. Bống vui vẻ:
– Thế ạ? Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.
– Còn anh sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc.
Không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng, hai anh em vẫn cười vui vẻ.
(Theo 108 truyện mẹ kể con nghe)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Khi cơn mưa vừa dứt, Bi và Bống nhìn thấy gì?
A. nước
B. đá
C. cầu vồng
2. Nếu có bảy hũ vàng Bống sẽ làm gì?
A. ngựa hồng và ô tô.
B. túi xách, đồng hồ
C. búp bê và quần áo đẹp.
3. Nếu có bảy hũ vàng Bi sẽ làm gì?
A. ngựa hồng và một cái ô tô.
B. túi xách, đồng hồ
C. búp bê và quần áo đẹp.
4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?
……………………………………………………………………
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết: Đồ đạc trong nhà.
II. Tập làm văn: Viết đoạn văn 3- 4 câu tả chú gấu bông
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021-2022
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Câu 1: Ngọn đèn và tủ sách mang đến cho em điều gì thú vị?
Ngọn đèn – Như ngôi sao nhỏ gọi về tuổi thơ
Tủ sách – Kể bao chuyện lạ trên đời.
Câu 2: Vì sao bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân?
Bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân bởi vì đồ đạc cùng bạn nhỏ trò chuyện như là bạn thân.
II. Đọc – hiểu
1. C
2. C
3. A
4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?
Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em không hề buồn bã. Mà nhanh chóng nghĩ ra ý tưởng sẽ vẽ tặng nhau những món đồ mà mình mong muốn.
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết: Đồ đạc trong nhà.
II. Tập làm văn:
Bài làm tham khảo
Vào dịp sinh nhật năm ngoái, mẹ tặng em một chú gấu bông rất lớn. Chú gấu cao bằng em. Chú có bộ lông màu nâu hạt dẻ. Bên ngoài, chú gấu mặc một chiếc áo cộc tay kẻ đen trắng. Mắt chú gấu màu đen và cái miệng chúm chím đáng yêu. Em đặt gấu bông ngồi ở trên giường của mình. Mỗi tối, gấu bông luôn là người nằm cạnh em. Nhờ có chú gấu bông mà em ngủ ngon hơn hẳn.
Đề số 4
Thời gian: 45 phút
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
Bài đọc: Làm việc thật là vui (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 16).
– Đọc đoạn cuối (Từ “Như mọi vật … đến cũng vui”).
– Trả lời câu hỏi: Em bé trong bài làm được những việc gì?
II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:
Đọc bài: Đàn gà mới nở (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 135) và khoanh vào đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu bài tập:
Câu 1: (1 điểm) Đàn gà con những hình ảnh nào đẹp?
a. Lông vàng mát dịu.
b. Mắt đen sáng ngời.
c. Chúng như những hòn tơ nhỏ đang lăn tròn trên sân, trên cỏ.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 2: (1 điểm) Gà mẹ bảo vệ con bằng cách nào?
a. Đưa con về tổ.
b. Dang đôi cánh cho con nấp vào trong.
c. Đánh nhau với bọn diều, quạ.
d. Ngẩng đầu trông rồi cùng đàn con tìm chỗ trốn.
Câu 3: (1 điểm) Những từ nào chỉ các con vật trong bài thơ?
a. Gà, cún.
b. Gà, diều, quạ, bướm.
c. Gà con, gà mẹ, vịt xiêm.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 4: (1 điểm) Trong các từ sau, những từ nào chỉ hoạt động của đàn gà?
a. Đi, chạy.
b. Bay, dập dờn.
c. Lăn tròn, dang.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 5: (1 điểm) Gạch chân các từ chỉ đặc điểm trong câu sau:
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời.
Câu 6: (1 điểm) Đặt 1 câu kể về một loài chim em thích
…………………………………………………………………………………….
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài viết: Phần thưởng
Nhìn sách chép đoạn: “Mỗi ngày mài … đến có ngày cháu thành tài”.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) nói về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc anh, chị em họ) của em.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 1
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm). Mỗi ý đúng được 1 điểm
Câu 1: d.Tất cả các ý trên.
Câu 2: b. Dang đôi cánh cho con nấp vào trong.
Câu 3: b. Gà, diều, quạ, bướm.
Câu 4: c. Lăn tròn, dang.
Câu 5: Gạch chân đúng mỗi từ chỉ đặc điểm trong câu sau được 0,25 điểm
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời.
Câu 6: (1 điểm) VD: Chú chim Công có màu sắc rất sặc sỡ.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả: (4 điểm)
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 4 điểm
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,2 điểm.
*Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (4 điểm)
Gợi ý:
a. Người thân của em năm nay bao nhiêu tuổi?
b. Người thân đó của em làm gì?
c. Ngoại hình, tính cách người đó ra sao?
d. Tình cảm của người thân ấy đối với em như thế nào?
e. Tình cảm của em đối với người thân đó ra sao?
Bài làm tham khảo:
Người em yêu quý nhất là ông nội. Năm nay, ông em đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi đã về hưu. Ông có nước da đồi mồi, mái tóc bạc phơ như ông tiên trong truyện cổ tích. Ông rất hiền hậu, yêu quý con cháu. Em rất yêu ông và mong ông sống lâu trăm tuổi.
Đề số 5
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Có công mài sắt, có ngày nên kim
(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 4).
- Đọc đoạn 3 và 4.
- Trả lời câu hỏi: Câu chuyện em vừa đọc đã khuyên em điều gì?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Ngày hôm qua đâu rồi?
(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 10).
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
1. Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
a. Tờ lịch cũ đâu rồi?
b. Ngày hôm qua đâu rồi?
c. Hoa trong vườn đâu rồi?
d. Hạt lúa mẹ trồng đâu rồi?
2. Người bố trả lời như thế nào trước câu hỏi của bạn nhỏ?
a. Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn.
b. Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng.
c. Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con.
d. Tất cả các ý trên.
3. Bài thơ muốn nói với em điều gì?
a. Thời gian rất cần cho bố.
b. Thời gian rất cần cho mẹ.
c. Thời gian rất đáng quý, cần tận dụng thời gian để học tập và làm điều có ích.
d. Thời gian là vô tận cứ để thời gian trôi qua.
4. Từ nào chỉ đồ dùng học tập của học sinh?
a. Tờ lịch.
b. Vở.
c. Cành hoa.
d. Hạt lúa.
b. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết: Có công mài sắt có ngày nên kim
Nhìn sách chép đoạn: “Mỗi ngày mài … đến có ngày cháu thành tài”.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 2
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm
- (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không có điểm).
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lung túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: Khoanh b
Câu 2: Khoanh d
Câu 3: Khoanh c
Câu 4: Khoanh b
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Chú ý: Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,… thì bị trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em.
– Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
* Gợi ý làm bài tập làm văn:
Có thể viết theo gợi ý sau:
- Tên em là gì? Ở đâu?
- Em học lớp mấy? Trường nào?
- Em có những sở thích nào?
- Em có những ước mơ gì?
Bài tham khảo
Em tên là Lê Dạ Thảo, ở tại thủ đô Hà Nội, hiện em đang học lớp 2A, Trường Tiểu học Cát Linh. Em yêu thích tất cả các môn học, nhưng em thích học nhất là môn âm nhạc. Em thích hát những bài hát nói về bố, mẹ, thầy cô giáo, mái trường mến yêu. Em ước mơ sau này sẽ trở thành nhạc sĩ để sáng tác những bài hát thật hay và bổ ích. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để đạt được ước mơ của mình.
Đề số 6
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Làm việc thật là vui
(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 16).
- Đọc đoạn cuối (Từ “Như mọi vật … đến cũng vui”).
- Trả lời câu hỏi: Em bé trong bài làm được những việc gì?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Phần thưởng.
(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 13).
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
1. Câu chuyện nói về ai?
a. Bạn Minh.
b. Bạn Na.
c. Cô giáo.
d. Bạn Lan.
2. Bạn Na có đức tính gì?
a. Học giỏi, chăm chỉ.
b. Thích làm việc.
c. Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
d. Nhường nhịn bạn bè, có tinh thần vượt khó.
3. Vì sao bạn Na được nhận thưởng?
a. Na ngoan ngoãn, tốt bụng, biết san sẻ và giúp đỡ các bạn.
b. Na học giỏi đều các môn.
c. Na là một cán bộ lớp.
d. Na biết nhường nhịn các bạn.
4. Khi Na nhận thưởng, những ai vui mừng?
a. Bố Na.
b. Mẹ Na.
c. Bạn học cùng lớp với Na.
d. Bạn Na, cô giáo, mẹ của bạn Na và cả lớp.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết: Phần thưởng
Nhìn sách chép đoạn: “Mỗi ngày mài … đến có ngày cháu thành tài”.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về người bạn của em.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 3
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm
- (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không có điểm).
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lung túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: Khoanh b
Câu 2: Khoanh c
Câu 3: Khoanh a
Câu 4: Khoanh d
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Chú ý: Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,… thì bị trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
– Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
* Gợi ý làm bài tập làm văn:
Có thể viết theo gợi ý sau:
- Bạn của em tên gì? Học lớp nào?
- Nhà bạn ở đâu?
- Bạn em có đặc điểm gì nổi bật?
- Em thích nhất bạn ở điều gì?
Bài tham khảo
Như Quỳnh là bạn học cùng lớp với em. Nhà bạn cách nhà em chừng vài trăm mét, tuy không gần lắm nhưng em và Quỳnh thường rủ nhau đi học. Quỳnh rất chăm chỉ học tập nên thường được cô giáo khen và bạn bè quý mến. Không chỉ chăm lo học tập cho riêng mình mà Quỳnh biết giúp đỡ các bạn yếu để cùng tiến bộ. Sự siêng năng học giỏi của Quỳnh đã làm em và các bạn thầm ngưỡng mộ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số tài liệu sau:
- TOP 11 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 27
- Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2021 – 2022
Hy vọng rằng, đây sẽ là bộ đề thi tiếng Việt lớp 2 học kì 1 hữu ích để cho các em ôn tập và rèn luyện có hiệu quả nhất.