Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 môn tiếng Việt theo TT 22 được chúng tôi tổng hợp kèm link tải đầy đủ. Bộ đề giúp làm tài liệu tham khảo cho thầy cô và các em học sinh. Thông qua đó giúp ôn tập kiến thức. làm quen với đề và nâng cao kết quả trong kỳ thi sắp tới.
Xem thêm: Tổng hợp đề thi tiếng Anh lớp 3 học kì 2 kèm đáp án
Link tải bộ đề thi học kì 2 lớp 4 môn tiếng việt theo TT 22
Tải ngay bộ đề thi môn tiếng Việt lớp 4: Link 1 – Link 2 – Link 3
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020 – 2021 – Đề 1
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 1 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||||||||||||||||||
TN KQ |
TL |
HT khác |
TN KQ |
TL |
HT khác |
TNKQ |
TL |
HT khác |
TNKQ |
TL |
HTK |
TNKQ |
TL |
HT k |
|
||||||||||||
1. Đọc |
a) Đọc thành tiếng |
Số câu |
1 |
1 |
2 |
|
|||||||||||||||||||||
Số điểm |
2 |
1 |
3 |
|
|||||||||||||||||||||||
Câu số |
1 |
2 |
|
||||||||||||||||||||||||
b) Đọc hiểu |
Số câu |
1 |
2 |
1 |
1 |
4 |
1 |
|
|||||||||||||||||||
Số điểm |
0.5 |
1.5 |
1 |
1 |
3 |
1 |
|
||||||||||||||||||||
Câu số |
5 |
3;4 |
7 |
11 |
|
||||||||||||||||||||||
c. KT TV |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
1 |
|
|||||||||||||||||||
Số điểm |
0.5 |
0,5 |
1 |
1 |
2 |
1 |
|
||||||||||||||||||||
Câu số |
6 |
8 |
10 |
9 |
|
||||||||||||||||||||||
2. Viết |
a) Chính tả |
Số câu |
1 |
1 |
|
||||||||||||||||||||||
Số điểm |
4 |
4 |
|
||||||||||||||||||||||||
Câu số |
12 |
|
|||||||||||||||||||||||||
b) Đoạn, bài (viết văn) |
Số câu |
1 |
1 |
|
|||||||||||||||||||||||
Số điểm |
6 |
6 |
|
||||||||||||||||||||||||
Câu số |
13 |
|
|||||||||||||||||||||||||
Tổng |
Số câu |
2 |
2 |
3 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
7 |
3 |
3 |
|
||||||||||||||
Số điểm |
1 |
6 |
3 |
1 |
1 |
7 |
1 |
1 |
5 |
8 |
7 |
|
|||||||||||||||
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ……… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Tiếng Việt |
PHẦN I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG(3 điểm)
Câu 1. (2 điểm) HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 từ tuần 18 đến tuần 34 (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).
Câu 2. (1 điểm) HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
II. ĐỌC HIỂU(7 điểm): 25 phút
1. Đọc thầm bài văn:
Vương quốc vắng nụ cười
Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà… Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:
– Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.
Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:
– Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
– Dẫn nó vào! – Nhà vua phấn khởi ra lệnh.
(còn nữa)
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau:
Câu 3. (1 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy?
A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh.
C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt.
Câu 4. (0,5 điểm) Nói chính xác là trong vương quốc chỉ có ai cười được?
A. Nhà vua
B. Người lớn
C. Rất ít trẻ con.
Câu 5. (0,5 điểm) Ai là người nhận ra những “mối nguy cơ” về vương quốc buồn tẻ?
A. Người dân
B. Nhà vua
C. Các vị đại thần
Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “buồn chán”?
A. Vui vẻ
B. Chán ăn
C. Buồn bã
Câu 7. (1 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình của vương quốc?
A. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về chữa bệnh.
B. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
c. Nhà vua cử đại thần mở lớp dạy học, chuyên về môn cười.
Câu 8. (0,5 điểm) Câu: “- Dẫn nó vào!” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu cảm
Câu 9. (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.” là:
A. Thần
B. Thần vừa tóm được
C. Một kẻ đang cười
Câu 10. (1 điểm) Trạng ngữ trong câu “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.” là:
……………………………………………………………………………………………………………………..
Đây là trạng ngữ chỉ :………………………………………………………………………………………
Câu 11. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc?
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Câu 12. Chính tả ( nghe – viết) ( 4 điểm) (15 phút)
Cô Tấm của mẹ
Ngỡ từ quả thị bước ra
Bé làm cô Tấm giúp bà xâu kim
Thổi cơm, nấu nước, bế em,
Mẹ về khen bé : “Cô tiên xuống trần”
Bao nhiêu công việc lặng thầm
Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha.
Bé học giỏi, bé nết na
Bé là cô Tấm, bé là con ngoan.
Lê Hồng Thiện
Câu 13: Tập làm văn ( 6 điểm) (25 phút)
Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
PHẦN I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG(3 điểm)
Câu 1.
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
* (Tùy vào mức độ đọc sai sót của học sinh về dấu thanh, dấu câu, cách ngắt nghỉ hơi… mà giáo viên trừ điểm cho phù hợp).
Câu 2. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài đọc: 1 điểm
II. ĐỌC HIỂU(7 điểm): 20 phút
Câu |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Điểm |
1 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
1 điểm |
0,5 điểm |
1 điểm |
Đáp án |
A |
C |
B |
C |
B |
A |
A |
Câu 10. (1 điểm)
– Trạng ngữ trong câu là: Ngày xửa ngày xưa. (0,5 điểm)
– Đây là trạng ngữ chỉ : Thời gian. (0,5 điểm)
Câu 11. (1 điểm) Nội dung bài tập đọc : Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Câu 12. CHÍNH TẢ: Nghe-viết (4 điểm): 15 phút
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 4 điểm.
– Cứ sai 5 lỗi (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm
– Chữ viết không rõ ràng hoặc trình bày bẩn … trừ 0,5 điểm toàn bài.
Câu 13. TẬP LÀM VĂN (6 điểm): 25 phút
Bài làm đúng thể loại, đúng nội dung, bố cục rõ ràng, biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, từ ngữ sinh động; có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong bài tả, không sai lỗi chính tả. Bài viết có sáng tạo (6 điểm).
Cụ thể:
Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được con vật theo yêu thích. (con vật định tả)
Thân bài: (4 điểm)
– Tả bao quát về hình dáng con vật (Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da…) (1 điểm)
– Tả chi tiết các đặc điểm của con vật (Tả từng bộ phận: đầu, tai, mắt…, thân hình, chân, đuôi…) (1 điểm)
– Nêu được một số hoạt động của con vật đó: đi lại, bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa…), đùa giỡn,… (1 điểm)
– Biết sử dụng từ hợp lí, kết hợp với các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp. (1 điểm)
Kết bài: (1 điểm) Nêu được ích lợi của con vật và tình cảm của bản thân đối với con vật đó.
Lưu ý: trong bài viết sai 5 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm. Tùy vào khả năng diễn đạt, mức độ sai sót của học sinh mà trừ điểm cho phù hợp.
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020 – 2021 – Đề 2
Ma trận đề thi kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu; Câu số; Số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Đọc – hiểu văn bản: Xác định, nhận xét hình ảnh nhân vật, chi tiết ý nghĩa trong bài học. Hiểu nội dung ý nghĩa bài. Giải thích chi tiết bằng suy luận để rút ra trọng tâm bài đọc, liên hệ thực tế. |
Số câu |
4 |
1 |
||||||||
Câu số |
1,2,34 |
6 |
|||||||||
Số điểm |
2 |
0,5 |
|||||||||
Kiến thức tiếng Việt: – Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống); bước đầu giải thích được nghĩa từ và đặt câu với từ ngữ thuộc 2 chủ điểm. – Nhận biết được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến trong bài văn; tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho. |
Số câu |
1 |
2 |
1 |
2 |
1 |
|||||
Câu số |
5 |
7,8 |
9 |
10, 11 |
12 |
||||||
Số điểm |
0,5 |
1 |
0,5 |
1,5 |
1 |
||||||
Tổng số câu |
|||||||||||
Tổng số điểm |
2,5 |
2 |
1,5 |
1 |
4 |
3 |
|||||
Tỉ lệ |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021
Trường Th ……………… |
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Thời gian: ….. phút (không kể phát đề và đọc thành tiếng) |
A. Kiểm tra đọc
I. Phần đọc tiếng
Gọi lần lượt HS lên bốc phiếu chọn bài, đọc 1 đoạn văn (khoảng 90 tiếng/phút do giáo viên chỉ định). Hiểu được nội dung cơ bản của đoạn vừa đọc (GV nêu câu hỏi – HS trả lời). Dựa vào kỹ năng đọc và câu trả lời của HS – GV ghi điểm cho phù hợp.
II. Phần đọc hiểu
1. Đọc thầm bài:Ăng-co Vát
Ăng-co Vát
Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.
Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.
Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI
2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:
Câu 1: Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
A. Ăng-co Vát được xây dựng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ XII.
B. Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ XII.
C. Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ X.
D. Ăng-co Vát được xây dựng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ X.
Câu 2: Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
A. Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, có hành lang dài gần 1500 mét và 398 gian phòng.
B. Khu đền chính gồm nhiều tầng.
C. Khu đền chính có hành lang dài.
D. Khu đền chính có nhiều phòng.
Câu 3: Khu đền chính được xây dựng như thế nào?
A. Khu đền chính được xây dựng rất nhanh.
B. Khu đền chính được xây dựng rất lâu.
C. Khu đền chính được xây dựng bằng nhiều máy móc.
D. Khu đền chính được xây dựng rất kỳ công.
Câu 4: Phong cảnh khu đền đẹp nhất vào lúc nào?
A. Bình Minh.
B. Buổi trưa.
C. Hoàng hôn.
D. Buổi tối.
Câu 5: Ăng-co Vát là địa điểm để:
A. Thám hiểm.
B. Tham quan, du lịch.
C. Nghỉ ngơi.
D. Mua sắm.
Câu 6: Nối từ ngữ ở cột a với lời giải nghĩa cột b cho đúng:
1. Kiến trúc |
a. Nghệ thuật chạm trổ trên gỗ đá,… |
|
2. Điêu khắc |
b. Sâu kín, gợi vẻ uy nghiêm. |
|
3. Kì thú |
c. Nghệ thuật thiết kế, xây dựng nhà cửa, thành lũy,… |
|
4. Thâm nghiêm |
d. Kì lạ và thú vị. |
Câu 7: Trong câu: Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Bộ phận trạng ngữ là:
A. Lúc hoàng hôn.
B. Ăng-co Vát.
C. Thật huy hoàng.
D. Ăng-co Vát thật huy hoàng.
Câu 8: Câu: Ôi, Ăng-co Vát thật đẹp ! là kiểu câu nào:
A. Câu kể.
B. Câu khiến.
C. Câu cảm.
D. Câu hỏi.
Câu 9: Em hãy nêu 3 đồ dùng cần thiết khi đi du lịch?
Câu 10: Hãy viết thêm bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn để hoàn chỉnh câu sao cho phù hợp:
………………………………………………….., em giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa rồi học bài.
Câu 11: Chuyển câu kể sau thành câu khiến: Bạn Bình quyét sân trường.
Câu 12: Em hãy viết tên 3 địa điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta:
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả(20 phút)
– Bài: Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
2. Tập làm văn(40 phút)
Đề bài: Em hãy tả một một con vật mà em yêu thích.
Hướng dẫn chấm đề thi học kỳ II môn Tiếng Việt lớp 4
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng(3 điểm)
- Đọc rõ ràng và lưu loát đoạn văn 1,5 điểm.
- Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ hợp lí, đọc diễn cảm 1 điểm.
- Trả lời được câu hỏi 0,5 điểm.
II. Đọc hiểu(7 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
7 |
8 |
Trả lời |
B |
A |
D |
C |
B |
A |
C |
Câu 6: (0,5đ)
Câu 9: (0,5đ)
VD: Va-li, quần áo, mũ, nước uống,…
Câu 10: (0,5đ)
Ở nhà, em giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa rồi học bài.
Câu 11: (1đ)
VD: Bạn Bình hãy quét sân trường đi!
Câu 12: (1đ)
VD: Đà Nẵng, Sa Pa, Hạ Long,…
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả(2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2. Tập làm văn(8 điểm)
- Mở bài (1 điểm)
- Thân bài (4 điểm): Nội dung (1,5 điểm); Kĩ năng (1,5 điểm); Cảm xúc (1 điểm)
- Kết bài (1 điểm)
- Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
- Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
- Sáng tạo (1 điểm)
30 Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2021
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 Đề 1
A. Phần đọc
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Thời gian:1 phút
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
- Đường đi Sa Pa
(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)
- Dòng sông mặc áo
(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)
- Ăng-co Vát
(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)
- Con chuồn chuồn nước
(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)
II. Đọc thầm
BÀI ĐỌC THẦM
NGÀY LÀM VIỆC CỦA TÍ
Trời tờ mờ sáng, trong nhà còn tối om. Bố đã thức giấc. Tí cũng thức giấc, cựa mình. Bố bảo:
– Hôm nay, Tí đi chăn nghé nhá!
Năm nay, Tí chín tuổi. Tí là cậu bé học sinh trường làng. Từ trước đến nay, ở nhà, Tí chưa phải làm công việc gì. Thỉnh thoảng, bố sai đi lấy cái điếu cày hoặc u giao phải đuổi đàn gà đừng để nó vào buồng mổ thóc. Tí chưa chăn nghé bao giờ.
U lại nói tiếp:
– Con chăn cho giỏi, rồi hôm nào u đi chợ, u mua vở cho mà đi học.
Bố mở gióng dắt nghé ra. Bố dặn:
– Nhớ trông, đừng để nghé ăn mạ đấy.
– Vâng.
Tí cầm dây kéo, con nghé cứ chúi mũi xuống. Tí thót bụng, cố hết sức lôi con nghé ra cổng. Ra đến ngã ba, Tí dừng lại. Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn. Có người nhận ra Tí cất tiếng gọi:
– Đi nhanh lên, Tí ơi!
Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí.
Tí chúm miệng cười lỏn lẻn. Phải đi cho kịp người ta chứ! Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô. Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn. Tí đội cái nón quá to đối với người, trông như cây nấm đang di động.
Theo Bùi Hiển
Chú thích:- U: mẹ (gọi theo nông thôn miền Bắc )
– Xã viên: nông dân làm việc trong hợp tác xã nông nghiệp.
– Nghé: con trâu còn nhỏ
Em đọc thầm bài “Ngày làm việc của Tí” rồi làm các bài tập sau:
(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng)
Câu 1. Sáng nay, bố giao cho Tí công việc gì?
lấy điếu cày cho bố □
dắt nghé ra khỏi cổng □
đi chăn nghé □
đuổi gà ăn vụng thóc □
(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
Câu 2. Mẹ bảo phần thưởng dành cho Tí sẽ là gì?
□ Mẹ mua cho Tí nhiều quà bánh.
□ Mẹ mua vở cho Tí đi học
(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất)
Câu 3. Nhìn Tý dắt nghé, mọi người đã làm gì?
□ Mọi người khuyên Tí quay về nhà.
□ Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí.
□ Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí.
□ Mọi người thản nhiên nhìn Tí và không nói gì.
Câu 4. Câu văn nào cho thấy bé Tý điều khiển được con nghé?
Câu 5. Nếu được bố mẹ tin tưởng giao một công viêc nhà mà em chưa làm bao giờ. Em sẽ ứng xử thế nào?
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………
(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng)
Câu 6. Chủ ngữ trong câu “Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn.” là:
Phía cổng làng □
các cô chú □
các cô chú xã viên □
Phía cổng làng, các cô chú □
Câu 7. Hãy chuyển câu kể “Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn.” thành câu cảm:
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 8. Nối câu kể ở cột A với tên kiểu câu phù hợp ở cột B
Câu 9. Tìm từ láy có trong đoạn văn “Tí chúm miệng cười…………….đang di động”.
Các từ láy là:
Câu 10. Hãy đặt một câu khiến có trạng ngữ để nhắc bạn giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
B. Phần viết
I. CHÍNH TẢ (Nghe – viết) Thời gian: 15 phút
Bài “Đàn ngan mới nở” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 119)
Viết đầu bài và đoạn “Chúng có bộ lông … đằng trước.”
II. TẬP LÀM VĂN Thời gian:40 phút
Đề bài: Quanh ta có nhiều con vật xinh xắn, dễ thương và có ích cho con người. Em hãy tả một con vật mà em thích nhất.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng
Tiêu chuẩn cho điểm đọc |
Điểm |
1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng |
…… /1 đ |
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) |
……/ 1 đ |
3. Đọc diễm cảm |
…… / 1 đ |
4. Cường độ, tốc độ đọc |
…… / 1 đ |
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu |
…… / 1 đ |
Cộng |
…… / 5 đ |
II. ĐỌC THẦM (5 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1. đi chăn nghé
Câu 2. Thứ tự điền là:
Mẹ mua cho Tí nhiều quà bánh. S
Mẹ mua vở cho Tí đi học Đ
Câu 3. Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí.
Câu 4. Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô.
Học sinh có thể diễn đạt bằng lời của mình như đảm bảo ý đúng, phù hợp.
Câu 5. Học sinh tự diễn đạt theo suy nghĩ của bản thân.
Nếu được bố mẹ tin tưởng giao một công viêc nhà mà em chưa làm bao giờ. Em sẽ đồng ý và cố gắng hết sức làm những việc được giao.
Câu 6. Chủ ngữ là: các cô chú xã viên
Câu 7. Gợi ý: A, cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn ngộ quá!
Câu 8.
Học sinh nối đúng cả ba ý được 0,5 điểm.
Câu 9. Các từ láy là: lỏn lẻn, ngoan ngoãn, lon ton, mấp mô, lũn cũn.
Học sinh tìm đúng 4 đến 5 từ láy được 0.5đ
Câu 10. Học sinh đặt được câu khiến đúng yêu cầu được 0,5 điểm.
Gợi ý: Ở nhà, bạn hãy giúp mẹ rửa chén nhé!
Nếu ở nhà, bạn hãy phụ mẹ nấu cơm nhé!
B. Phần viết
II. CHÍNH TẢ (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.
III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
1. YÊU CẦU:
- Thể loại: Miêu tả (con vật)
- Nội dung:
Học sinh viết được bài văn tả một con vật mà em có dịp quan sát và yêu thích. Các chi tiết miêu tả phải phù hợp với đặc điểm của con vật, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, miêu tả, lời văn sinh động, tự nhiên.
c. Hình thức:
– Bố cục rõ ràng, cân đối, đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
– Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động.
– Diễn đạt thành câu lưu loát.
– Trình bày bài làm rõ ràng, sạch sẽ.
2. BIỂU ĐIỂM:
– Điểm 4,5 – 5: Bài làm hay, lời văn sinh động, giàu cảm xúc, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, chọn lọc chi tiết làm nội bật đặc điểm của con vật. Hành văn tự nhiên, câu văn mạch lạc, trôi chảy, lỗi chung không đáng kể.
– Điểm 3,5 – 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.
– Điểm 2,5 – 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, viết văn dưới dạng liệt kê các ý, câu văn chưa gọn gàng, ý lủng củng, nội dung sơ sài hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.
– Điểm 1,5 – 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, bố cục chưa đầy đủ, sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt lủng củng, vụng về, dùng từ không chính xác.
– Điểm 0,5 – 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
Lưu ý:
Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả con vật.
Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 Đề 2
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn trong 5 bài tập đọc và trả lời một câu hỏi liên quan nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu:
- Bài Đường đi Sa Pa Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 102)
- Bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 114)
- Bài Ăng-co Vát Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 123)
- Bài Tiếng cười là liều thuốc bổ Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 153) 5. Bài Con chuồn chuồn nước Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 127)
2. Đọc thầm: (7 điểm – 30 phút)Đọc thầm bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” TV 4 tập 2 và trả lời các câu hỏi dưới bài:
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.
Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.
Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.
Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Theo TRẦN DIỆU TẦN và ĐỖ THÁI
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1, 2, 3, 5, 8.
Câu 1: (M1-0,5đ) Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng năm nào?
- 20 / 7/1519.
- 20 / 9/1519.
- 20 / 8/1519.
Câu 2:(M2-0,5đ) Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
- Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Khám phá những loại cá mới sống ở Đại Tây Dương.
- Khám phá vùng biển Thái Bình Dương.
Câu 3: (M1-0,5đ) Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền?
- Không còn chiếc nào.
- Còn 1 chiếc.
- Còn 2 chiếc.
Câu 4: (M2-0,5đ) Vì sao đoàn thám hiểm chỉ còn 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về?
Câu 5: (M3-0,5đ) Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào:
- Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Châu Âu
- Châu Âu – Đại Tây Dương – Thái Bình Dương – Châu Á – Châu Âu
- Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á – Ấn Độ Dương – Châu Âu
Câu 6: (M3–1đ) Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7: (M1-1đ) Tìm 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian trong bài:
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 8: (M2-0.5đ) Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm?
- Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.
- Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
- Đi chơi xa để xem phong cảnh.
Câu 9: (M3–1đ) Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau :
Em đóng vai một thủy thủ trong đoàn thám hiểm và đi xin người dân ở đảo thức ăn, nước uống.
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 10: (M4-1đ) Đặt một câu cảm nói về các thủy thủ tham gia đoàn thám hiểm.
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
II. Kiểm tra viết: (10 điểm)HS viết chính tả và làm tập làm văn vào giấy ô li.
1. Chính tả (nghe – viết) ( 2 điểm – 15 phút)
Bài: Ăng – co Vát (Từ đầu đến như xây gạch vữa) TV4 tập 2 trang 123
Ăng – co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơ-me được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.
Khu đến chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua 3 tầng hành lang dài gần 1500m và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại Khơ-me. Đây là những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
2. Tập làm văn: (8 điểm – 35 phút)
Đề bài: Tả con vật mà em yêu thích.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
I: KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
a. Đọc: (2 điểm)
– Đọc đúng tốc độ 85 chữ/phút, rõ ràng rành mạch, phát âm chính xác, ngắt nghỉ đúng hơi đúng ở các dấu câu (2 điểm)
– Đọc chậm nhưng rõ ràng, phát âm chính xác, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (1,75 điểm)
– Đọc chậm nhưng rõ ràng, phát âm chính xác, nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu (1,5 điểm)
– Đọc chậm nhưng rõ ràng, phát âm chính xác, một số tiếng còn phải đánh vần, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (1 điểm)
– Đọc chậm, một số tiếng còn phải đánh vần, phát âm chưa chính xác, nghỉ hơi không đúng ở các dấu câu (0,5 điểm)
* (Tùy vào mức độ đọc sai sót của học sinh về dấu thanh, dấu câu,cách ngắt nghỉ hơi
. . . mà giáo viên trừ điểm cho phù hợp)
b. Trả lời câu hỏi (1 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi có liên quan về nội dung đoạn đọc giáo viên ghi 1 điểm.
Nếu HS trả lời đúng nhưng chưa đủ ý ghi 0,5 điểm.
II. Đọc hiểu – Kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)
Khoanh đúng mỗi câu ghi 0.5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
5 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
B |
C |
B |
Câu 4: (1 điểm)
Vì họ bị chết đói, chết khát và giao tranh với dân đảo.
Câu 6: (1 điểm)
Đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Câu 7: (0.5 điểm)
Ví dụ: Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi.
Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.
(Lưu ý: HS tìm được trạng ngữ khác cũng ghi 0,5 điểm)
Câu 9: ( 1 điểm)
– Xin hãy cho tôi một chút thức ăn và nước uống!
– Làm ơn hãy cho tôi xin một chút thức ăn và nước uống!
– …….
(Lưu ý: HS đặt được câu khác đúng cũng ghi 0,5 điểm)
Câu 10: (1 điểm) ví dụ
– Các thủy thủ tham gia thám hiểm thật là dũng cảm!
– Đoàn thủy thủ thật là giỏi!
– Các thủy thủ thật là gan dạ!
(Lưu ý: HS đặt được câu khác đúng cũng ghi 0,5 điểm)
PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả ( nghe – viết) ( 2 điểm – 15 phút)
Bài: Ăng – co Vát (TV4 tập 2 trang 123)
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 2 điểm.
– Cứ sai 6 lỗi (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 1 điểm
– Chữ viết không rõ ràng hoặc trình bày bẩn … trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Bài làm đúng thể loại, đúng nội dung, bố cục rõ ràng, biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, từ ngữ sinh động; có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong bài tả, không sai lỗi chính tả. Bài viết có sáng tạo (8 điểm).
Cụ thể:
Mở bài: (1 điểm)
– Giới thiệu được con vật theo yêu thích. (con vật định tả) (1 điểm)
Thân bài: (4 điểm)
– Tả bao quát về hình dáng con vật (Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da…)
(1 điểm)
– Tả chi tiết các đặc điểm của con vật (Tả từng bộ phận: đầu, tai, mắt…, thân hình, chân, đuôi…) (1 điểm)
– Nêu được một số hoạt động của con vật đó: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa…) (1 điểm)
– Biết sử dụng từ hợp lí, kết hợp với các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp.(1 điểm)
Kết bài: (1 điểm)
Nêu được ích lợi của con vật và tình cảm của bản thân đối với con vật đó.
Cách trình bày: 2 điểm
– Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm
– Dùng từ hay, đặt câu đúng: 0,5 điểm
– Câu văn sáng tạo: 1 điểm
Lưu ý: trong bài viết sai 5 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Tùy vào khả năng diễn đạt, mức độ sai sót của học sinh mà trừ điểm cho phù hợp.
20 Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Tải nhiều
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 1
A. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: 7 điểm
* Đọc thầm bài: “NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ” và trả lời các câu hỏi sau.
NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
Cắt cỏ trong vườn |
5 đô la |
Dọn dẹp phòng của con |
1 đô la |
Đi chợ cùng với mẹ |
50 xu |
Trông em giúp mẹ |
25 xu |
Đổ rác |
1 đô la |
Kết quả học tập tốt |
5 đô la |
Quét dọn sân |
2 đô la |
Mẹ nợ con tổng cộng |
14,75 đô la |
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hi vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
– Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
– Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
– Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
– Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí.
– Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.
– Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN. ”
Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng:
Câu 1: Theo lời cậu bé trong câu chuyện, mẹ đã nợ cậu tổng cộng là bao nhiêu đô la?(0,5 điểm)
- 14,57 đô la.
- 14,75 đô la.
- 41,75 đô la.
- 41,57 đô la.
Câu 2: Dòng nào nêu đúng và đầy đủ những việc tốt cậu bé trong câu chuyện đã làm được và ghi lại để tính công? (0,5 điểm)
- Nấu cơm chiều, quét dọn sân, đi chợ cùng mẹ, quét nhà lau nhà.
- Đổ rác, rửa bát, kết quả học tập tốt, trồng cây trong vườn.
- Cắt cỏ trong vườn, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trông em, đổ rác, kết quả học tập tốt, quét dọn sân.
- Kết quả học tập tốt, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, nấu cơm chiều, cắt cỏ trong vườn.
Câu 3: (0,5 điểm) Em hãy nêu một trong số những việc mà người mẹ đã làm cho con được kể ra trong bài?
Câu 4. (0,5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Những điều vô giá có nghĩa là gì?
- Những điều không có giá trị.
- Những điều rất quý, có giá trị, có ý nghĩa to lớn, không gì sánh được.
- Những điều chưa xác định được giá trị.
- Những điều hết sức đơn giản.
Câu 5: (1 điểm)Theo em, câu chuyện trên có ý nghĩa gì?
Câu 6: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm:
- Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điện thoại, dụng cụ thể thao.
- Va li, cần câu, bật lửa, vũ khí, đồ ăn.
- Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn
- Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.
Câu 7: (0,5 điểm) Tìm chủ ngữ trong câu sau: “Ngày mai, tôi và các đồng chí lại lên đường hành quân ra Bắc” .
- Ngày mai.
- Tôi.
- Tôi và các đồng chí.
- Lại lên đường hành quân ra Bắc.
Câu 8: (1 điểm) Tìm và gạch chân trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:
- Với đôi chân mạnh mẽ, tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào tôi muốn.
- Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen.
- Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ.
- Ở nhà, em thường giúp mẹ quét nhà.
Câu 9: (1 điểm) Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
- Căn nhà trống vắng. a. Câu kể “Ai làm gì?”.
- Ngày nhỏ, tôi là một búp non. b. Câu kể “Ai thế nào?”.
- Bạn đừng giấu! c. Câu kể “Ai là gì?”.
- Các thanh niên lên rừng làm rẫy. d. Câu cầu khiến.
Câu 10: (1 điểm) Đặt câu cảm bày tỏ sự thán phục cho tình huống sau: Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ bạn Hùng làm được.
B. PHẦN VIẾT
I. CHÍNH TẢ: (Nghe – viết) (2 điểm)
LÁ BÀNG
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.
Đoàn Giỏi
II. TẬP LÀM VĂN: (8 điểm)
Thời gian: 35 phút
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích. (Có thể là cây bóng mát, cây cảnh, hoặc cây ăn quả).
Đề 2: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021
A. Phần đọc
1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: HS nêu được một trong các công việc sau:
– Chín tháng mười ngày nằm trong bụng mẹ, chăm sóc cầu nguyện mỗi khi con ốm đau.
– Không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con
– Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua.
– Tình yêu mẹ dành cho con.
Câu 4: B
Câu 5: HS nêu được một trong các ý sau: chẳng hạn
– Câu chuyện nói lên tình yêu thương của mẹ đối với con là vô điều kiện.
– Câu chuyện mang đến môt bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
– Câu chuyện nói lên được tính cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình yêu thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.
Câu 6: D
Câu 7: C
Câu 8: Trạng ngữ ở các câu lần lượt là:
B – sáng sáng
C – Sau khi đọc xong
D- Ở nhà
Câu 9:
1 – b
2 – c
3 – d
4 – a
Câu 10: Chẳng hạn:
– Ôi! Hùng giỏi quá!
– Cậu thật là tuyệt!
– Bạn siêu quá!
2. Đọc thành tiếng (3 điểm):
Bài 1. Con chuồn chuồn nước (TV 4 tập 2 trang 127)
Bài 2. Đường đi Sa Pa (TV 4 tập 2 trang 102)
Bài 3. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (TV 4 tập 2 trang 114)
Bài 4 . Ăng – co – Vát (TV 4 tập 2 trang 123)
Bài 5. Vương quốc vắng nụ cười (TV 4 tập 2 trang 133)
Học sinh bốc thăm và đọc 1 trong các bài tập đọc sau:
Bài 1. Con chuồn chuồn nước (TV 4 tập 2 trang 127)
- Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
(Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mặt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon dài như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẻ rung rung như đang còn phân vân)
- Cách miêu tả chú chuồn bay có gì hay?
(Tả rất đúng cách bay vọt lên của chuồn chuồn, tả theo cánh bay của chú chuồn chuồn nhờ thế tác giả kết hợp tả được một cách tự nhiên phong cảnh làng quê. )
Bài 2. Đường đi Sa Pa (TV 4 tập 2 trang 102)
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà tặng kì diệu của thiên nhiên?
(Vì phong cảnh ở Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa một ngày ở Sa Pa lạ lùng, hiếm có).
- Nêu nội dung từng đoạn của bài tập đọc
Đoạn 1 : Phong cảnh đường lên Sa Pa
Đoạn 2 : Phong cảnh một thị trấn trên đường lên Sa Pa
Đoạn 3 : Cảnh đẹp Sa Pa
Bài 3. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (TV 4 tập 2 trang 114)
- Ma- gien – Lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
(Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.)
2/ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
(Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân.)
Bài 4. Ăng – co – Vát (TV 4 tập 2 trang 123)
- Ăng co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
(Được xây dựng ở Căm – pu – chia từ đầu thế kỉ 12)
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
(Khu đề chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500m. Có 398 gian phòng. )
Bài 5. Vương quốc vắng nụ cười (tiết 1) (TV 4 tập 2 trang 133)
- Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
(Buổi sáng , mặt trời không muốn dậy…. . trên những mái nhà. )
- Nhà vua làm gì để thay đổi tình hình?
(Nhà vua đã cử một viên đại thần đi du học chuyên về môn cười. )
B. Phần viết
I. Chính tả: (2 điểm)
– Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 2 điểm.
– Sai, lẫn phụ âm đầu, vần, viết hoa không đúng quy định: hai lỗi trừ 0. 25 điểm.
II. Tập làm văn: 8 điểm
Hướng dẫn chấm chi tiết: (8 điểm)
– Nội dung: HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài: điểm
– Kỹ năng: 4 điểm
+ Kỹ năng viết đúng chính tả: 1 điểm
+ Kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
+ Kỹ năng sáng tạo: 2 điểm
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 2
Phần I. KIỂM TRA ĐỌC. (10 điểm)
A. Đọc và trả lời câu hỏi(3 điểm). (Giáo viên cho học sinh bóc thăm đọc và trả lời câu hỏi trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến 34).
B. Đọc – hiểu (7 điểm).
Cho văn bản sau:
Con chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
Nguyễn Thế Hội
Dựa và nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1:(0,5 điểm) Bài văn miêu tả con vật gì? (M1)
- Đàn trâu
- Chú chuồn chuồn nước.
- Đàn cò.
- Chú gà con.
Câu 2: (0,5 điểm) Hai con mắt của chú chuồn chuồn được so sánh với hình ảnh nào? (M1)
- Viên bi.
- Thủy tinh.
- Hòn than.
- Giọt nước
Câu 3: (0,5 điểm) Câu “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là loại câu gì ?(M1)
- Câu kể
- Câu hỏi
- Câu cảm
- Câu khiến
Câu 4: (0,5 điểm) Bài văn miêu tả những bộ phận nào của chú chuồn chuồn? (M1)
- Thân, cánh, đầu, mắt.
- Chân, đầu, đuôi, cánh.
- Cánh, mắt, đầu, chân.
- Lông, cánh, chân, đầu.
Câu 5: (1 điểm) Đoạn 2 của bài đọc miêu tả cảnh gì? (M2)
- Bờ ao với những rặng dừa xanh mơn mởn.
- Cảnh đẹp của lũy tre, và những mái nhà.
- Cảnh đẹp của dòng sông dưới tầm cánh chú chuồn chuồn.
- Cảnh đẹp của đất nước dưới tầm cánh của chú chuồn chuồn.
Câu 6: (0,5 điểm) Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là (M2)
- Chú chuồn chuồn nước.
- Chú chuồn chuồn.
- Mới đẹp làm sao.
- Chuồn chuồn nước.
Câu 7: (0,5 điểm) Câu tục ngữ có nghĩa “Hình thức thống nhất với nội dung” là:(M2)
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh.
- Trông mặt mà bắt hình dong.
Câu 8: (1 điểm) Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn nào?(M3)
Câu 9: (1 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên”.(M3)
+ Trạng ngữ:…………………………………………………………………………
+ Chủ ngữ:………………………………………………………………………….
+ Vị ngữ:……………………………………………………………………………
Câu 10: (1 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu) sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu về gia đình em.(M4)
Phần 2. Kiểm tra viết
I. Chính tả:(4 điểm)
- Nghe viết (3 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Trăng lên” SGK TV4 Tập 2,trang 170
- Bài tập: (1 điểm) Điền vào chỗ trống: l hay n
Từ xa nhìn …..ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng …..ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ……ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp …..õn là hàng ngàn ánh ……ến trong xanh. Tất cả đều ….óng …..ánh, …….ung ……inh trong …..ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn …..ũ ……ũ bay đi bay về, lượn …..ên …..ượn xuống
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Hãy viết một bài văn miêu tả một con vật nuôi mà em yêu thích.
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
- Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm). GV kiểm tra lấy điểm trong các tiết Ôn tập
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm.
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm.
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm).
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
B |
B |
C |
A |
D |
A |
C |
Câu 8: Học sinh viết được những câu văn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác giả:
– Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng
– Lũy tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh.
– Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
Câu 9: Học sinh xác định được trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
+ Chủ ngữ: Chú chuồn chuồn nước.
+ Vị ngữ: tung cánh bay vọt lên.
+ Trạng ngữ: Rồi đột nhiên
Câu 10: Học sinh viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?
– Đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu về gia đình của mình.
– Các câu văn viết đúng chính tả, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
Tham khảo: Mình giới thiệu với bạn về các thành viên trong gia đình mình nhé! Đây là bố mình, người đàn ông trụ cột của gia đình, gánh vác mọi thứ trong gia đình. Đây là mẹ mình, người phụ nữ khéo léo, đảm đang, chăm sóc chu đáo cho chị em mình. Còn đây là em trai mình. Năm nay em Hưng học lớp 1 rất đáng yêu và biết nghe lời.
II. CHÍNH TẢ:(4 điểm)
* Viết chính tả (3 điểm)
– Không mắc lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ…: 3 điểm
– Cứ mắc 2 lỗi thông thường trừ 1 điểm ( mỗi lỗi trừ 0,5 điểm)
– Chữ viết xấu , bẩn, không đạt yêu cầu chữ viết, trừ 0,5 điểm
* Bài tập (1 điểm) Học sinh chọn đúng
lại – lồ- lửa- nõn – nến – lóng – lánh – lung- linh – nắng- lũ – lũ – lượn – lên
III. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
* Yêu cầu
– Thể loại: Học sinh viết một bài văn miêu tả con vật
– Nội dung: Học sinh tả một con vật mà em yêu thích.
– Hình thức:
+ Học sinh thể hiện kĩ năng quan sát bằng tất cả giác quan và sử dụng vào việc miêu tả một cách sinh động. Người học có thể hình dung đầy đủ hình dáng và các bộ phận của con vật mà em tả.
+ HS biết dùng từ gợi tả về hình dáng và các bộ phận của con vật
+ Bài có bố cục hợp lí, trình tự miêu tả hợp lí, có trọng tâm.
+ Viết đúng ngữ pháp, chính tả, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, trình bày sạch sẽ.
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 3
MÔN: TIẾNG VIỆT – 4
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ………………………………………………………………….. Lớp: …………………..
Trường: …………………………………………………………………………………………………..
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng:
– HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55 – 60 tiếng trong các bài tập đọc ở học kì II (SGK Tiếng Việt 4 – Tập II.)
II. Đọc thầm bài văn sau:
HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình…
Theo Băng Sơn
Câu 1: (0,5 đ M1) Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?
A. Do cây xanh tốt quanh năm
B. Do những cô tiên không bao giờ già
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
D. Do thầy giáo chăm sóc tốt
Câu 2: (0,5 đ M1) Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?
A. Mùi thơm mát của sương đêm
B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
C. Mùi thơm của một loại bánh
D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành
Câu 3: (0,5 đ M1) Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì?
A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên
B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà
Câu 4: (0,5 đ M2) Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì?
A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc
B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên
C. Tưởng như nếp sống của thầy
D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo
Câu 5: (1 đ M2) Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: (1đ M1). Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm?
A. Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điện thoại, dụng cụ thể thao.
B. Va li, cần câu, bật lửa, vũ khí, đồ ăn.
C. Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn
D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.
Câu 7: (0.5đ M2): Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen” là:
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 8: (1đ M3). Câu: “Cuộc đời tôi rất bình thường.” Là kiểu câu:
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nà?
D. Câu cảm.
Câu 9: (M4)(1 đ) Theo em, nội dung chính của bài văn là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10: (M3)(0,5 đ) Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết.
………………………………………………………………………………………………………………….
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả:
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Trích: Đường đi Sa Pa (TV4 – Tập II – trang 102)
II. Tập làm văn:
Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích.
Đáp án và hướng dẫn chấm Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)
HS đọc lưu loát các bài tập đọc đã học từ HKII, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản.
GV tùy theo lỗi của HS mà có thể trừ mỗi lỗi từ 0,1 đến 0,2 …
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu 1: (0,5 đ M1)
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
Câu 2: (0,5 đ M1)
B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
Câu 3: (0,5 đ M1)
B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
Câu 4: (0,5 đ M2)
D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo
Câu 5: (1 đ M2)
Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan như: thị giác, khứu giác
Câu 6: (1đ M1).
D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.
Câu 7: (0.5đ M2):
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 8: (1đ M3).
C. Ai thế nào?
Câu 9: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.(1 điểm)
Câu 10: Học sinh chuyển câu đúng yêu cầu được 0,5 điểm.
VD: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết quá!
Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết thật!
Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết lắm!
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: Nghe – viết (3 điểm)-15 phút: Đường đi Sa Pa
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp (2 đ).
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm.
– Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, …trừ 0,25 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (7 điểm)– 25 phút.
– Học sinh tả được một loài cây mà em yêu thích.
– Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (1 điểm).
– Phần mở bài: (0,75đ) Giới thiệu được loài cây yêu thích.
– Phần thân bài: (1,5 đ) Tả được bao quát một loài cây (0,75 điểm).
Tả được một số bộ phận của cây (0,75 điểm).
– Phần kết bài: (0,75 đ) nêu được ích lợi, cách bảo quản, …
– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2022
I. Kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng
2. Đọc thầm
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ…Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.
Theo Tâm huyết nhà giáo
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Nết là một cô bé: (0,5 điểm) M1
- Thích chơi hơn thích học.
- Có hoàn cảnh bất hạnh.
- Yêu mến cô giáo.
- Thương chị.
Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm) M1
- Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .
- Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
- Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
- Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm) M2
- Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .
- Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
- Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
- Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.
Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm) M2
- Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
- Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
- Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
- Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm) M3
Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm) M4
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm) M1
- đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng
- tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ
- Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị
- hùng vĩ, dịu dàng, lung linh
Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm) M1
- Ai là gì?
- Ai thế nào?
- Ai làm gì?
- Không thuộc câu kể nào.
Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm) M2
- Năm học sau
- Năm học sau, bạn ấy
- Bạn ấy
- Sẽ vào học cùng các em
Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm) M3
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………..
II/ BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
- Chính tả nghe – viết: (3 điểm)– Thời gian viết: 15 phút
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
- Tập làm văn:(7 điểm) – Thời gian: 40 phút
Đề bài: Tả một cây hoa mà em yêu thích.
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
+ Học sinh bốc thăm 1 đoạn văn (trong 5 bài đã học ở sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2) rồi đọc thành tiếng.
+ Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra.
* Lưu ý: GV ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm.
Bài 1: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (SGK / 21- TV 4 tập 2)
+ Đọc đoạn: “ Năm 1946…………..của giặc”
Trả lời: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
Bài 2: Sầu riêng (SGK/ 34 – TV 4 tập II)
+ Đọc đoạn: “ Sầu riêng …………..kì lạ”
Trả lời: Sầu riêng là loại trái quý của vùng nào?
+ Đọc đoạn: “ Hoa sầu riêng……………..tháng năm ta”.
Trả lời: Hoa sầu riêng được miêu tả như thế nào?
Bài 3: Hoa học trò (SGK/ 43, – TV 4 tập 2)
+ Đọc đoạn: “ Nhưng hoa càng đỏ…………..bất ngờ vậy?”
Trả lời: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Bài 4: Khuất phục tên cướp biển (SGK/ 66, 67 – TV 4 tập II)
+ Đọc đoạn: “ Tên chúa tàu………..nhìn bác sĩ, quát”
Trả lời: Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào?
+ Đọc đoạn: “ Cơn tức giận……………………..nhốt chuồng”
Trả lời: Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
Bài 5: Thắng biển (SGK/ 76, 77 – TV 4 tập 2)
+ Đọc đoạn: “ Mặt trời lên cao dần ………điên cuồng”
Trả lời: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển?
+ Đọc đoạn: “ Một tiếng reo……………….cứng như sắt”
Trả lời: Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
Biểu điểm chấm đọc thành tiếng:
– Đọc vừa đủ nghe, rõ rang, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm (1 điểm)
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng) (1 điểm)
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu (đọc hiểu văn bản kết hợp kiến thức Tiếng Việt): (7 điểm)
Câu 1: Ý b;
Câu 2: Ý a;
Câu 3: Ý b;
Câu 4: Ý c.
Câu 5. Trả lời: Trong cuộc sống mỗi người có một hoàn cảnh, ai cũng muốn mình được hạnh phúc, không ai muốn gặp điều bất hạnh(0,5 điểm). Vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống tươi đẹp hơn . (0,5 điểm) – Tùy theo bài làm của HS để GV tính điểm.
Câu 6: Tùy vào bài làm của HS để giáo viên tính điểm: Nếu HS nêu được 1 điều có ý nghĩa thì sẽ tính 1 điểm.
VD: Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền; Hoặc: Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành …
Câu 7: Ý b; Câu 8 Ý c.
Câu 9. Ý c
Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu và đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm cảm (1 điểm).
* Lưu ý: Ví dụ: Bạn hãy giữ trật tự để nghe cô giảng bài!
Bạn nên giữ trật tự cho mình còn nghe cô giảng bài!…
– Các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8 (tính mỗi câu 0,5 điểm)
– Các câu: 5, 6, 9, 10 (tính mỗi câu 1 điểm).
II. Bài kiểm tra viết: (10 điểm).
1. Chính tả: (3 điểm)
– Tốc độ đạt yêu cầu (0,5 điểm), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ
(0,25 điểm), trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (0,25 điểm)
– Viết đúng chính tả cả đoạn: 2 điểm.
* Điểm viết được trừ như sau:
– Mắc 1 lỗi trừ 0,25đ; mắc 2- 3 lỗi trừ 0,5đ; mắc 4 lỗi trừ 0,75đ; mắc 5 lỗi trừ 1đ; mắc 6 lỗi trừ 1,25đ; mắc 7 – 8 lỗi trừ 1,5đ; mắc 9 lỗi trừ 1,75đ; mắc 10 lỗi trở lên trừ 2đ.
* Lưu ý: Nếu HS viết thiếu 2, 3 chữ chỉ trừ lỗi sai, không trừ điểm tốc độ. Nếu HS viết bỏ một đoạn thì tính trừ hai lần (lỗi sai và tốc độ). Phần chữ viết, trình bày: Tuỳ theo mức độ mà trừ có sự thống nhất trong tổ.
2. Tập làm văn: (7 điểm)
* Học sinh viết được một bài văn tả một cây hoa mà em yêu thích.
a) Điểm thành phần được tính cụ thể như sau:
- Mở bài: (1,5 điểm)
- Thân bài: (4 điểm) . Cụ thể:
a) Nội dung: (1,5 điểm)
b) Kĩ năng: (1,5 điểm)
c) Cảm xúc: (1 điểm)
III. Kết bài: (1,5 điểm)
b) Đánh giá:
+ Học sinh viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích.
+ Khả năng tạo lập văn bản, khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu, khả năng lập ý,
sắp xếp ý, lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết, trình bày.
+ Khả năng thể hiện tình cảm của HS với đồ chơi đó.
c) Chú ý:
Bài đạt điểm tối đa (7 điểm) phải viết đúng thể loại, đủ 3 phần (MB, TB, KB).
Giáo viên căn cứ vào ý diễn đạt, cách trình bày bài văn mà trừ điểm cho phù hợp.
– Nội dung từng phần phải đảm bảo.
– Nếu lạc đề tùy vào mức độ nội dung của cả bài mà trừ điểm cho hợp lí.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 1
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài văn sau:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là: (0, 5 điểm)
A. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.
B. Lái xe cứu thương.
D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.
Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào? (0, 5 điểm)
A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.
B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.
C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.
D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng.
Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất ? (0, 5 điểm)
A. Chú ý đến những người trên xe cứu thương.
B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ.
C. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.
D. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.
Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải: (1 điểm)
A. Giải ma-ra-thon dành cho người thích bơi lội.
B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.
C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.
D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi.
Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai ? Có đặc điểm gì ? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
Câu 6: Đoạn cuối bài: “Kể từ hôm đó, …nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì ? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (0, 5 điểm)
A. Câu khiến.
B. Câu kể Ai là gì?
C. Câu kể Ai thế nào?
D. Câu kể Ai làm gì ?
Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy? (0, 5 điểm)
A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông.
B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến.
C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp.
D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp.
Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (1 điểm)
Chủ ngữ là:………………..…………………………………………………………
Vị ngữ là:…………………………………………………………………………….
Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
B – Kiểm tra viết: (10 điểm)
- Chính tả nghe – viết:(2 điểm) (15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Họa sĩ Tô Ngọc Vân). SGK Tiếng việt 4, tập 2, trang 56.
- Tập làm văn:(8 điểm) (25 phút)
Đề bài: Tả cây bóng mát mà em yêu thích nhất.
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0, 5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0, 25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0, 5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0, 5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0, 25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0, 5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì ? (1 điểm)
Người chạy cuối cùng là một phụ nữ. Người phụ nữ có đôi bàn chân tật nguyền.
Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó, …nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì ? (1 điểm)
Học sinh nêu ý : Khi gặp công việc khó khăn , chúng ta quyết tâm thì mọi việc sẽ thành công tốt đẹp.
Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (1 điểm)
Chủ ngữ : Bàn chân chị ấy
Vị ngữ: cứ chụm vào mà đầu gối lại đưa ra
Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: (1 điểm)
Chị là người rất kiên trì
hoặc Chị là người đáng quý .
hoặc Chị là người chiến thắng
B – Kiểm tra viết: (10 điểm)
- Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
– GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
– Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
– Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0, 5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, …bị trừ 1 điểm toàn bài.
- Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
– Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong làm bài.
Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh
Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 2
A. Phần đọc
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian: 1 phút)
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
- Trống đồng Đông Sơn
(Đoạn từ “Trống đồng Đông Sơn … nhảy múa.”, sách TV4, tập 2 – trang 17)
- Sầu riêng
(Đoạn từ “Sầu riêng … trổ vào cuối năm.”, sách TV4, tập 2 – trang 34)
- Hoa học trò
(Đoạn từ “Mùa xuân … bất ngờ dữ vậy.”, sách TV4, tập 2 – trang 43)
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
(Đoạn từ “Em cu Tai … vung chày lún sân.”, sách TV4, tập 2 – trang 48)
Tiêu chuẩn cho điểm đọc |
Điểm |
1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng |
…… /1 đ |
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) |
……/ 1 đ |
3. Đọc diễm cảm |
…… / 1 đ |
4. Cường độ, tốc độ đọc |
…… / 1 đ |
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu |
…… / 1 đ |
Cộng |
…… / 5 đ |
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
1/ – Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0, 5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.
2/ – Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0, 5 điểm.
– Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.
3/ – Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0, 5 điểm.
– Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.
4/ – Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0, 5 điểm.
– Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm
5/ – Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0, 5 điểm
– Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.
II. ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút)
Vùng đất duyên hải
Ninh Thuận – vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió – là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.
Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.
Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.
Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.
Theo Tạp chí Du lịch
Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:
(Đánh dấu × vào ô trống trước ý đúng nhất của câu 1)
Câu 1. Ninh Thuận là vùng đất:
□ ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
□ duyên hải quanh năm nắng gió.
□ ở cao nguyên Đắk Lắk, Tây Nguyên.
□ ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ
(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống của câu 2)
Câu 2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là:
□ Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.
□ Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
□ Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….,
Câu 4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.
Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:
….. tính từ. Đó là từ: ……………………………………………………
(Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất của câu 7)
Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là:
□ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
□ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
□ Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
□ Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.
Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi…………………không ra mồ hôi”.
Em hãy tìm và ghi lại:
– Từ láy là động từ: …………………………………………………………..
– Từ láy là tính từ: ……………………………………………………………
Câu 9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.
Câu 10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.
…………………………………………
B. Phần Viết
I. CHÍNH TẢ (Nghe – đọc)Thời gian: 15 phút
Bài “Bãi ngô” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 30; 31)
Viết đầu bài và đoạn “Thế mà chỉ ít lâu sau … làn áo mỏng óng ánh.”
II. TẬP LÀM VĂN Thời gian:40 phút
Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích.
Trên đây là tổng hợp các đề thi học kì 2 lớp 4 môn tiếng Việt theo TT 22 chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.