Dưới đây là cập nhật bộ đề cương ôn tập Lịch Sử 10 học kì 2 trắc nghiệm có kèm đáp án cho các em tham khảo ôn tập. Đây là cách để các em có thể thử sức với đề kiểm tra thật và nắm được cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý nhất. Bấm vào link download để tải về máy ngay nhé.
Xem thêm: Link tải tài liệu trắc nghiệm Lịch Sử 12 theo từng bài (có đáp án)
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020 – 2021
Bài tập trắc nghiệm ôn thi học kì 2 Sử lớp 10
BÀI 14
Câu 1. Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn, công cụ lao động phổ biến là
- bằng đá.
- bằng sắt.
- bằng đồng thau.
- tre, gỗ.
Câu 2. Từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất, công cụ lao động nào được sử dụng phổ biến?
- Sắt.
- Đồng thau.
- Tre, gỗ
- Đá.
Câu 3. Quốc gia cổ Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?
- Sa Huỳnh.
- Đồng Nai.
- Ốc Eo.
- Đông Sơn.
Câu 4. Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở đâu?
- Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
- Thăng Long (Hà Nội).
- Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
- Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phúc).
Câu 5. Kinh đô của nước Âu Lạc đặt ở
- Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
- Thăng Long (Hà Nội).
- Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
- Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phú).
Câu 6. cả nước Văn Lang chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là ai?
- Lạc hầu.
- Lạc tướng.
- Bồ chính.
- Quan Lang.
Câu 7. Các tầng lớp chính trong xã hội quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là
- vua, quan lại, tăng lữ.
- vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
- vua, tăng lữ, nông dân tự canh.
- vua, địa chủ và nông nô.
Câu 8. Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
- du mục.
- trồng lúa nước.
- thủ công nghiệp.
- thương nghiệp.
Câu 9. Quốc gia cổ Cham – pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?
- Sa Huỳnh.
- Đồng Nai.
- Ốc Eo.
- Đông Sơn.
Câu 10. Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm pa là
- du mục.
- trồng lúa nước.
- thủ công nghiệp.
- thương nghiệp.
Câu 11. Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?
- Sa Huỳnh.
- Đồng Nai.
- Ốc Eo.
- Đông Sơn.
Câu 12. Ở thời kỳ nguyên thủy, công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho cư dân trên đất nước ta
- phát triển nghề nông trồng lúa nước.
- sống định cư trong các bản làng.
- mở rộng địa bàn cư trú.
- sử dụng hợp lý các loại công cụ lao động.
Câu 13. Sự phân công lao động giữ nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện vào thời kì nào?
- Thời kỳ văn hoá Đông Sơn.
- Thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh.
- Thời kỳ văn hoá Phùng Nguyên.
- Thời kỳ văn hóa Ngườm.
Câu 14. Tiền đề dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta là
- chống ngoại xâm, quản lý xã hội.
- trị thủy, phân chia giai cấp.
- phân chia giai cấp, trị thủy.
- trị thủy, phân chia giai cấp, chống ngoại xâm.
Câu 15. Một trong những tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là.
- Thờ cúng tổ tiên.
- Sùng bái tự nhiên.
- Thờ thần mặt trời.
- Thờ thần núi.
Câu 16. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử của nước ta là
- Văn Lang.
- Lac Việt.
- Âu Lac.
- Văn Lang, Âu Lạc.
Câu 17. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cư dân Văn Lang – Âu Lạc chuyển xuống sống tập trung ở đồng bằng là
- đất đai màu mỡ, dễ canh tác.
- giao thông thuận tiện.
- công tác thủy lợi thuận tiện.
- để trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 18. Yếu tố nào sau đây không phải là tiền đề dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
- Chống ngoại xâm.
- Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- Xã hội phân hóa sâu sắc.
- Nhu cầu trị thủy.
Câu 19. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là
- đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.
- khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.
- sơ khai, đơn giản nhưng đây là tổ chức nhà nước của một quốc gia.
- nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
BÀI 15, 16
Câu 1: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành 2 quận là
- Giao Chỉ và Cửu Chân
- Nhật Nam và Giao Chỉ
- Cửu Chân và Nhật Nam
- Giao Chỉ và Tỉ Ảnh
Câu 2: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách chính trị
- chia nước ta thành quận huyện, sát nhập vào lãnh thổ phương Bắc
- xóa bỏ mọi tổ chức quản lý hành nhập vào lãnh thổ phương Bắc chính của Âu Lạc cũ
- thủ tiêu các quyền tự do dân chủ
- bắt bớ, thủ tiêu các lạc hầu lạc tướng
Câu 3: Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ đã thực hiện
- phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp
- tăng cường chính sách bóc lột, cống nạp, cướp ruộng đất
- đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lý
- cải cách chế độ thuế, tăng thuế
Câu 4: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa nhằm
- thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa phương Đông
- đồng hóa dân tộc và thôn tính vĩnh viễn
- khai hóa văn minh cho nhân dân ta
- phát triển tinh hoa văn hóa trên bán đảo Đông Dương
Câu 5: Những chuyển biến kinh tế nước ta thời Bắc thuộc được thể hiện như thế nào?
- Nông nghiệp phát triển, TCN-TN có sự chuyển biến
- Nhiều cơ sở chế biến nông sản được thành lập
- Cơ cấu cây trồng thay đổi, chăn nuôi phát triển
- Công cụ bằng sắt phổ biến
Câu 6: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách văn hóa ở nước ta là
- mở trường dạy chữ Hán tại các quận, huyện
- du nhập Nho, Đạo, Phật giáo và phong tục người Hán vào nước ta
- khuyến khích phát triển văn hóa truyền thống của người Việt
- tổ chức nhiều kỳ thi để tuyển lựa nhân tài phục vụ đất nước
Câu 7: Những chính sách văn hóa mà chính quyền đô hộ phương Bắc thực hiện ở nước ta nhằm mục đích gì?
- Kìm hãm sự phát triển của nền văn hóa truyền thống
- Khuyến khích, bảo tồn và phát triển những luật tục của người Việt
- Phát triển nền văn hóa nước ta
- Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
Câu 8: Thái độ ứng xử của người Việt như thế nào trước âm mưu đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc?
- Kiên quyết bảo tồn và giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
- Tiếp thu những yếu tố tích cực của nền văn hóa TH và “Việt hóa”; bảo vệ và duy trì văn hóa dân tộc
- Tổ chức các phong trào đấu tranh quyết liệt, làm thất bại âm mưu văn hóa
- Tổ chức phong trào bài ngoại, bất hợp tác với chính quyền đô hộ
Câu 9. Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc từ năm
- 111 TCN.
- 179 TCN.
- 208 TCN.
- 179 SCN.
Câu 10. Năm 179 TCN, nước ta bị triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc xâm chiếm?
- Nhà Hán.
- Nhà Triệu.
- Nhà Ngô.
- Nhà Tống.
Câu 11. Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận và sáp nhập vào quốc gia nào?
- Trung Quốc.
- Văn Lang.
- Nam Việt.
- An Nam.
Câu 12. Dưới thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tư tưởng nào vào nước ta?
- Nho giáo.
- Đạo giáo
- Phật giáo.
- Thiên chúa giáo.
Câu 13. Dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo có ảnh hưởng như thế nào đối với nước ta?
- Trở thành quốc giáo.
- Trở thành tư tưởng chính thống.
- Ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
- Không hề ảnh hưởng gì cả.
Câu 14: Dưới thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa từ thời nào?
- Thời nhà Triệu.
- Thời Nhà Hán.
- Thời Hán, Đường.
- Thời Tống, Đường.
Câu 15: Vì sao dưới thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến Bắc?
- Do căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Do các triều đại phong kiến phương Bắc bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
- Do các triều đại phong kiến phương Bắc tước đoạt ruộng đất của giai cấp nông dân.
- Do giai cấp quý tộc nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc tước mất quyền lợi.
Câu 16: Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?
- giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
- giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
- giữa quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.
- giữa nông dân với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Bài tập tự luận thi cuối kì 2 Lịch sử 10
- Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?
- Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp trong các thế kỉ X-XV. Sự phát triển của nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội?
- Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo các nội dung: tên cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa, thời gian, quân xâm lược, người chỉ huy, trận quyết chiến chiến lược.
- Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục trong các thế kỉ X-XV. Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng gì?
- Nguyên nhân của sự chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI-XVIII.
- Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI-XVIII.
- Nêu và phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt
- Nêu và phân tích ý nghĩa của bài hiểu dụ của vua Quang Trung trước khi đại phá quân Thanh
- Nêu và đánh giá công lao của phong trào nông dân Tây Sơn
- Hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Tại sao có thể xem đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?
- Đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng. Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng này.
- Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào? Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì?
- Tại sao nói thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số bộ đề cương khác theo link tham khảo dưới đây:
- Đề cương ôn thi Lịch Sử 10 học kì 2 (Có đáp án)
- Hệ thống các dạng bài tập trắc nghiệm ôn tập Lịch Sử 10 HK2
- Đề cương câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10
Trên đây là hệ thống đề cương ôn tập Lịch Sử 10 học kì 2 trắc nghiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng rằng, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để bạn ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới.