Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6 học kì 1 kèm đáp án chi tiết giúp các em học sinh ôn tập và hệ thống lại kiến thức. Từ đó đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra sắp tới. Theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật link tải tài liệu đầy đủ nhất.
Xem thêm: [DOWNLOAD] 10+ Đề thi Vật Lý lớp 6 mới nhất năm học 2022
Bộ đề kiểm tra 1 tiết Vật lý 6 học kì 1
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Vật lý lớp 6: Tại đây
Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6 học kì 1 năm học 2022: Tại đây
Tổng hợp các đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6 học kì 1
Đề số 1
Câu 1: Tìm kết luận sai khi nói về cách đo độ dài?
- Phải ước lượng độ dài cần đo.
- Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
- Mắt đặt ở vị trí bất kì sao cho nhìn thấy vật và vạch chia trên thước.
- Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.
Câu 2: Để đo chiều dài cuốn SGK vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau?
- Thước 25cm có ĐCNN tới mm.
- Thước 15cm, có ĐCNN tới mm.
- Thước 20cm, có ĐCNN tới mm.
- Thước 25cm, có ĐCNN tới cm.
Câu 3: Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 40cm), nên chọn thước có giới hạn đo:
- 20dm và ĐCNN 1mm.
- 60cm ĐCNN 1cm.
- 1m và ĐCNN 2cm.
- D. 5dm và ĐCNN 2cm.
Câu 4: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là:
- 1cm.
- Nhỏ hơn 1cm.
- Lớn hơn 1cm.
- Bằng 5mm.
Câu 52: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:
- Thể tích của hộp sữa là 200ml.
- Thể tích sữa trong hộp là 200ml.
- Khối lượng của hộp sữa.
- Khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 6: Người ta dùng một bình chia độ chứa 105cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, đá ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3. Thể tích hòn sỏi là?
- 105cm3.
- 95cm3.
- 200cm3.
- 305cm3.
Câu 7: Đơn vị nào không dùng để đo thể tích trong các đơn vị sau?
- dm.
- Lít.
- Ml.
- m3.
Câu 8: Một vận động viên nhảy cao đã dùng chân đạp xuống đất trước khi nhảy qua xà. Kết luận nào sau đây là sai?
- Trước khi nhảy qua xà, chân vận động viên đó đã tác dụng một lực xuống mặt đất.
- Mặt đất cũng tác dụng vào chân vận động viên một lực.
- Lực của mặt đất tác dụng vào chân người và lực của chân người tác dụng vào mặt đất là cặp lực cân bằng nhau.
- Nhờ lực tác dụng của mặt đất mà người đó bị đẩy lên cao.
Câu 9: Trường hợp nào lực gây ra biến dạng cho vật nhưng khó phát hiện?
- Quả bóng va chạm vào tường làm quả bóng bị biến dạng.
- Quả bóng va chạm vào tường làm tường biến dạng.
- Ô tô tải đỗ trên mặt đường đất khi trời mưa là đường đất lún xuống.
- Con chim đậu trên cành cây mềm làm cành cây cong xuống.
Câu 10: Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường?
- Lực của búa tác dụng vào đinh.
- Lực của tường tác dụng vào đinh.
- Lực của đinh tác dụng vào búa.
- Lực của búa tác dụng vào tường.
Câu 11: Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?
- Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
- Lực hút của Trái đất tác dụng vào người.
- Lực của người tác dụng vào lốp xe.
- Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.
Câu 12: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có thêm tính chất nào sau đây?
- Cùng phương, cùng chiều.
- Khác phương, ngược chiều.
- Cùng phương, ngược chiều.
- Khác phương, cùng chiều.
Câu 13: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
- Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
- Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
- Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
- Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.
Câu 14: Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây?
- Không chịu tác dụng của lực nào.
- Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất.
- Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật.
- Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà.
Câu 15: Có hai chiếc lực kế được móc vào nhau. Kéo đầu mút của lực kế bên phải để lực kế bên này chỉ 100N. lực kế còn lại sẽ chỉ
- 100N.
- B. 50N.
- 200N.
- 100N.
Câu 16: Trong xây dựng, người ta sử dụng dụng cụ nào để xác định phương thẳng đứng của một cột bê tông?
- Lực kế.
- Thước vuông.
- Dây chỉ dài.
- Quả dọi gồm một quả nặng được buộc vào một sợi dây mảnh, nhẹ.
Câu 17: Người thợ xây đứng trên cao, dùng dây kéo bao xi măng lên, khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?
- Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.
- Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.
- Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.
- Lực kéo cùng phương nhưng khác chiều với trọng lực.
Câu 18: Chọn cách đổi đúng: 1,5m bằng:
- 15cm.
- 150cm.
- 150dm.
- 150mm.
Câu 19: Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1 cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?
- 20cm3.
- 20,2cm3.
- 20,20cm3.
- 20.25cm3.
Câu 20: Cho 3 đại lượng: Khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn (N) là đơn vị đo của đại lượng nào?
- Khối lượng.
- Trọng lượng.
- Trọng lực.
- B và C.
Đáp án
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
C |
A |
D |
B |
B |
B |
A |
C |
B |
A |
Câu 11 |
Câu 12 |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
D |
C |
D |
D |
A |
D |
D |
B |
B |
D |
Đề số 2
Câu 1: Hãy chọn đơn vị đo phù hợp ở cột bên phải để kết hợp với câu bên trái để tạo thành câu trả lời đúng?
1. Đơn vị đo độ dài là 2. Đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng cách 3. Đơn vị đo khối lượng là 4. Đo khối lượng bằng dụng cụ là |
a. Cân b. Mét (m) c. Dùng bình chia độ và dùng bình tràn d. kg |
Câu 2: Hãy chọn đơn vị đo phù hợp ở cột bên phải để kết hợp với câu bên trái để tạo thành câu trả lời đúng?
Câu 3: Hãy khoanh tròn trước những câu trả lời đúng?
a, Người ta dùng một bình chia độ chứa một lượng nước có thể tích là
V1 = 35cm3. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên đến thể tích V2 = 75cm3. Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu?
- V = 32cm3
- V = 46cm3
- V = 40cm3
- V = 47cm3
b, Quả nặng treo trên lò xo vẫn đứng yên, tại sao?
- Vì không chịu tác dụng của một lực nào cả.
- Vì chịu lực kéo của lò xo.
- Vì chịu lực hút của trái đất.
- Vì lực kéo của lò xo cân bằng với lực hút của Trái Đất.
c. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
- Thể tích bình tràn.
- Thể tích bình chứa.
- Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
- Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Câu 4: Hãy điền từ thích hợp vào ô trống.
- Trọng lực có phương……………………và có chiều……………………………
- Hai lực cân bằng là hai lực…………..như nhau, có cùng…………nhưng………chiều.
- 10 kg = …………..g. 80 tạ = ……………kg
- 1dm3 = ……………cm3 .1 lit = ……………cc
TỰ LUẬN
Câu 5:
1. Hãy tính trọng lượng của các vật sau:
- Một quả trứng 600g
- 3kg đường.
2. Hãy tìm 1 ví dụ về lực tác dụng làm vật biến đổi chuyển động? 1 ví dụ về 2 lực cân bằng?
Đề số 3
A. Đề bài kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6
I. Trắc nghiệm khách quan (6 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1->câu 4)
Câu 1: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?
- Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
- Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
- Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
- Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.
Câu 2: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước người ta xác định thể tích của vật bằng cách nào dưới đây?
- Đo thể tích bình tràn.
- Đo thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
- Đo thể tích bình chứa.
- Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Câu 3: Có thể dùng bình tràn và bình chia độ để đo thể tích của vật nào dưới đây?
- 1 bát gạo
- 5 viên phấn
- 1 hòn đá.
- 1 cái kim
Câu 4: Trên một hộp thịt có ghi 500g. Số đó chỉ
- sức nặng của hộp thịt.
- thể tích của thịt trong hộp
- khối lượng của cả hộp thịt
- khối lượng của thịt trong hộp .
Câu 5. (1,25 điểm) Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống (….) dưới đây
1m3= (1)…………dm3 = (2)…………cm3
1m3= (3)…………lít = (4)…………ml = (5)……….cc
Câu 6 (1 điểm) Ghép mỗi câu ở cột A với một câu ở cột B để được câu trả lời đúng
CỘT A |
Ghép nối |
CỘT B |
1. tác dụng đẩy ,kéo của vật này lên vật khác |
1->…. |
a, là lực đẩy |
2. Nếu một vật chịu tác dụng của 2 lực mà vẫn đứng yên |
2->….. |
b, phương,chiều và cường độ |
3. Mỗi lực đều có |
3->….. |
c, gọi là lực |
4. Lực mà mặt trống tác dụng vào dùi trống |
4->….. |
d, thì hai lực đó là hai lực cân bằng |
|
|
e, là lực ép |
Câu 7: (1 điểm) Hãy viết đầy đủ câu dưới đây:
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (1)……………… vật B hoặc làm (2)……………
Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
Câu 8: (0,75 điểm). Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết? tại sao người ta lại sản xuất nhiều loại thước như vậy?
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 9 (1 điểm) Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó thấy trọng lượng của vật bị cân bằng bởi một lực khác.
Câu 10: (1 điểm) Có một cái cân đồng hồ đã cũ không còn nhìn thấy rõ vách chia, làm thế nào để cân chính xác khối lượng của vật, nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân.
Câu 11 (2 điểm): Hãy so sánh trọng lượng của hòn gạch có khối lượng 2kg với trọng lượng của hòn đá có khối lượng 10kg?
B. Đáp án và hướng dẫn chấm đề kiểm tra 45 phút môn Vật lý lớp 6
I. Trắc nghiệm(2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
C |
B |
D |
Câu 5. (1,25 điểm) Mỗi câu điền đúng được 0,25 điểm.
1m3 = (1) 1000 dm3 = (2) 1000000 cm3
1m3 = (3) 1000 lít = (4) 1000000 ml = (5) 1000000 cc
Câu 6 ( 1 điểm) Mỗi câu ghép đúng được 0,25 điểm.
1 → c; 2 → d; 3 → b; 4 → a
Câu 7: (1 điểm) Mỗi câu điền đúng được 0,5 điểm.
(1) biến đổi chuyển động của; (2) biến dạng
Câu 8: (0,75 điểm). Kể tên được 3 loại thước đo độ dài trở lên được 0,5 điểm
Thước thẳng, thước kẻ, thước mét, thước dây, thước cuộn….
Người ta sản xuất nhiều loại thước khác nhau như vậy để chọn thước phù hợp với đồ dài thực tế cần đo (0,25 điểm)
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 9 (1 điểm) HS tự lấy VD đúng được 1 điểm:
– Ví dụ Quyển sách nằm trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của hai lực là: Trọng lực và lực đẩy của mặt bàn (0,5đ)
+ Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về trái đất. (0,25đ)
+ Lực đẩy của mặt bàn có phương thẳng đứng, có chiều hướng lên trên, có cường độ bằng cường độ của trọng lực. (0,25đ)
Kết luận: Trọng lực và lực đẩy của mặt bàn là hai lực cân bằng. Quyển sách nằm yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng
Câu 10: (1 điểm)
– Đặt vật cần cân lên đĩa cân đồng hồ xem chỉ bao nhiêu, sau đó thay vật cân cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho cân chỉ như cũ, tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa bằng khối lượng của vật cần cân.
Câu 11 (2 điểm):
m1 = 2kg -> P1= 20N (0,5đ)
m2 = 10kg -> P2= 100N (0,5đ)
Vì 20N < 100N => P1 < P2
Vậy trọng lượng của hòn gạch có khối lượng 2kg < trọng lượng của hòn đá có khối lượng 10kg (1đ).
Hy vọng với bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý 6 học kì 1 trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp các em ôn tập và đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Để cập nhật thêm tài liệu của các môn học khác như: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý,….các em có thể truy cập website Seolalen.com nhé!