Đề cương Hóa 9 học kì 2 là tài liệu quan trọng giúp các em học sinh ôn tập tốt cho kì thi giữa học kì 2. Đề cương ôn thi được biên soạn chi tiết, trình bày khoa học. Các bạn có thể cập nhật link tải trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tổng hợp đề cương Hóa 9 học kì 2
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2022 – 2023: Tại đây
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 9: Tại đây
Các mẫu đề cương Hóa 9 học kì 2
Đề cương ôn tập Hóa 9 học kì 2 – Mẫu số 1
Câu 1: Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột đồng(II) oxit và bột mangan đioxit, ta dùng:
- dung dịch HCl đặc.
- dung dịch NaCl.
- dung dịch CuSO4.
- nước.
Câu 2: Có những chất khí: H2, O2, CO2, SO2, Cl2. Những khí cùng tồn tại trong một bình chứa để nơi có nhiệt độ cao mà không có phản ứng hoá học là:
- H2, O2, CO2.
- Cl2, SO2, O2
- H2, CO2, Cl2.
- CO2, SO2, H2.
Câu 3: Có các chất bột màu trắng sau: BaCO3, BaCl2, BaSO4. Chỉ dùng dd nào dưới đây để phân biệt các chất bột trên?
- dd HCl
- dd NaOH.
- dd Ca(OH)2.
- dd NaCl.
Câu 4: Cho sơ đồ sau: A, B, C, D (Axit). Các chất A, B, C, D có thể lần lượt là:
- C, CO2, CO, H2CO3.
- S, SO2, SO3, H2SO3.
- S, SO2, SO3, H2SO4.
- N2, N2O, NO, HNO2.
…………..
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 18: Để đốt cháy hoàn toàn 5 gam đơn chất R cần vừa đủ 3,5 lít oxi (đktc). Vậy đơn chất R là
- Cacbon.
- Đồng.
- Lưu huỳnh.
- Nhôm.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một phi kim X trong bình chứa khí oxi dư. Khi phản ứng kết thúc, thu được một oxit trong đó oxi chiếm 56,338% theo khối lượng. Công thức oxit thu được là
- SO2.
- CO2.
- P2O5.
- NO2.
Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của x
- 16,05.
- 32,10.
- 48,15.
- 72,25.
Câu 21 Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO3. Thể tích khí O2 (đktc) thu được là
- 1,12 lít.
- 2,24 lít.
- 3,36 lít.
- 4,48 lít.
Câu 22: Nhiệt phân hoàn toàn 55,3 gam KMnO4 thu được V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
- 7,84.
- 3,36.
- 3,92.
- 6,72.
Câu 23: Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
- 2,24.
- 1,12 .
- 3,36.
- 4,48.
Câu 24: Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam Mg(NO3)2, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
- 1,68.
- 6,72.
- 8,4.
- 10,8.
Câu 25: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2, thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) và chất rắn Y. Giá trị của m là :
- 4.
- 2.
- 9,4.
- 1,88.
Câu 26: Để điều chế 5,6 gam canxi oxit, cần nhiệt phân bao nhiêu gam CaCO3?
- 10gam.
- 100gam.
- 50 gam.
- 5 gam.
Câu 27: Nung 3 tạ đá vôi (CaCO3) chứa 20% tạp chất. Khối lượng vôi sống (CaO) thu được là
- 1,34 tạ.
- 1 ,42 tạ.
- 1,46 tạ.
- 1,47 tạ.
Câu 28: Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3, thu được 76 gam hai oxit và 33,6 lít CO2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là
- 142 gam.
- 124 gam.
- 141 gam.
- 140 gam.
Câu 29: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố
- C.
- N.
- S.
- P.
Câu 30: R là nguyên tố phi kim, hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH2 chứa 5,88% H về khối lượng. R là nguyên tố
- C.
- N.
- P.
- S.
Câu 31: Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hiđro có công thức hoá học chung là RH4, trong hợp chất này hiđro chiếm 25% về khối lượng. R là
- lưu huỳnh.
- photpho.
- cacbon.
- silic.
Câu 32: Một hợp chất khí của R với hiđro có công thức RH3. Trong đó R chiếm 91,1765% theo khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kỳ mấy, nhóm mấy?
- Chu kỳ 2, nhóm III.
- Chu kỳ 3, nhóm V.
- Chu kỳ 3, nhóm VI.
- Chu kỳ 2, nhóm II.
Câu 33: Trong hợp chất khí với oxi của nguyên tố X có hoá trị IV, oxi chiếm 50% về khối lượng. Nguyên tố X là
- C.
- H.
- S.
- P.
Câu 34: Đốt 3,4 gam khí X, thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Công thức hoá học của X là
- H2S.
- CH4.
- PH3.
- NH3.
Đề cương ôn tập Hóa 9 học kì 2 – Mẫu số 2
Câu 1: Viết cấu tạo và nêu tính chất hóa học của metan (CH4), etilen (C2H4), axetilen (C2H2) và ben zen (C6H6)
|
CH4 |
C2H4 |
C2H2 |
Đặc điểm cấu tạo |
Có 4 liên kết đơn |
Có 1 liên kết đôi, trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học |
Có 1 liên kết ba, trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học |
Phản ứng đặc trưng |
Phản ứng thế với clo |
Phản ứng cộng với dd brom |
Phản ứng cộng với dd brom |
Phương trình |
CH4 + Cl2→ CH3Cl + HCl |
C2H4 + Br2 → C2H4Br2 |
C2H2 + 2Br2 → C2H4Br4 |
Câu 2: Viết cấu tạo và nêu tính chất hóa học của rượu etylic (C2H5OH)
Công thức cấu tạo: C2H5OH trong công thức rượu có nhóm -OH làm cho rượu có tính chất đặc trưng.
Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)
C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Tác dụng với Na
C2H5OH+ Na → C2H5ONa + 1/2H2
Tác dụng với axit axetic.
Câu 3: Viết cấu tạo và nêu tính chất hóa học của axit axetic (CH3COOH)
Công thức cấu tạo: CH3COOH trong công thức axit axetic có nhóm -COOH. Nhóm này làm cho phân tử có tính axit
Làm quì tím hóa đỏ.
Tác dụng với kim loại trước hiđro
2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn+ H2
Tác dụng với oxit bazơ
2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O
Tác dụng với bazơ
CH3COOH + NaOH → CH3COONa+ H2O
Tác dụng với muối (phản ứng trao đổi)
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
Tác dụng với rượu etyliC.
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
Câu 4: Viết phản ứng thủy phân chất béo?
Trong môi trường axit
(RCOO)3C3H5 + 3H2O → 3RCOOH + C3H5(OH)3
Trong môi trường kiềm
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Câu 5: Nêu tính chất hóa học của glucozơ.
Phản ứng oxi hóa (tráng gương)
C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
Phản ứng lên men rượu
C6H12O6→ 2C2H5OH + 2CO2
Trên đây là tổng hợp đề cương Hóa 9 học kì 2 đầy đủ, chi tiết nhất. Để cập nhật thêm các đề cương ôn tập của nhiều bộ môn khác, các bạn có thể truy cập website: https://seolalen.vn/.