Đề cương Công nghệ 8 học kì 1 là bộ tài liệu quan trọng giúp các em học sinh ôn tập tốt nhất cho kỳ thi. Đề cương được biên soạn cụ thể, chi tiết với các dạng bài lý thuyết, trắc nghiệm. Từ đó giúp các em tổng hợp kiến thức và đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật link tải đề thi chi tiết.
Tổng hợp đề cương Công nghệ 8 học kì 1
Đề cương ôn tập kiểm tra cuối HKI môn Công nghệ 8: Tại đây
Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2022 – 2023: Tại đây
Đề cương ôn tập môn Công nghệ học kì 1 lớp 8 có lời giải chi tiết: Tại đây
Một số mẫu đề cương Công nghệ 8 học kì 1
Đề thi minh họa cuối kì 1 lớp 8 môn Công nghệ – Đề số 1
Câu 1. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ đâu tới?
- Trước tới
- Trên xuống
- Trái sang
- Phải sang
Câu 2. Hình chóp đều được bao bởi các hình gì?
- Một đa giác đều và các tam giác cân.
- Một hình chữ nhật và các tam giác đều.
- Một hình chữ nhật và các hình tròn.
- Một hình chữ nhật và các đa giác đều.
Câu 3. Đinh vít là chi tiết có ren gì?
- Ren trong
- Ren ngoài
- Cả ren trong và ren ngoài
- Ren bị che khuất
Câu 4. Đai ốc là chi tiết có ren gì?
- Ren ngoài
- Ren trong
- Ren bị che khuất
- Cả ren trong và ren ngoài
Câu 5. Trong quy ước vẽ ren nhìn thấy thì đường chân ren được vẽ bằng nét nào sau đây?
- Liền đậm
- Nét đứt
- Liền mảnh
- Nét gạch chấm mảnh
Câu 6. Hình nón có đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng. Hỏi hình chiếu cạnh có hình gì?
- Hình tròn
- Hình vuông
- Hình chữ nhật
- Tam giác cân
II – Tự luận (7đ):
Câu 7. (2,5đ)
Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào?
Câu 8. (3đ)
Đĩa xích của một xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng.
- a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền chuyển động trên.
- b) Nếu đĩa xích quay được 50 vòng thì đĩa líp quay được bao nhiêu vòng.
Câu 9. (1,5đ)
Em hãy vẽ các hình chiếu (đứng, bằng, cạnh) của vật thể có hình dạng sau.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 8 môn Công nghệ
I. Trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
II. Tự luận
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 8 2,5 đ |
Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân: – Do chạm trực tiếp vào vật mang điện – Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp. – Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất |
1,0 1,0 0,5 |
Câu 8 3 đ |
a) Tỉ số truyền của bộ truyền chuyển động: i = n2/n1 = Z1/Z2 => i = …….. b) Số vòng đĩa líp quay được là: Ta có: n2 = n1 . (Z1/Z2 ) = 50. …… = ……………. (vòng). |
1,5 1,5 |
Câu 9 1,5 đ |
Vẽ đúng hình dạng Vẽ đúng vị trí. Vẽ cân đối kích thước |
0,5 0,5 0,5 |
Phần câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 8 cuối kì 1
Câu 1. Hình chiếu bằng thể hiện các chiều kích thước nào của vật thể?
- Chiều cao, chiều rộng
- Chiều dài, chiều rộng
- Chiều dài, chiều cao
- Đáp án khác.
Câu 2. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu:
- Từ dưới lên
- Từ trên xuống
- Từ trái sang
- Từ trước tới
Câu 3. Chọn câu chỉ có các khối đa diện?
- Khối hình hộp, khối lăng trụ, khối hình nón.
- Khối hình nón, khối hình chóp, khối hình hộp.
- Khối hình lăng trụ, khối hình chóp, khối hình hộp.
- Khối hình cầu, khối hình trụ, khối hình nón.
Câu 4. Hình lăng trụ đều có đáy là?
- Hình tam giác
- Hình chữ nhật
- Hình đa giác đều
- Hình bình hành
Câu 5. Bản vẽ nào sau đây thuộc bản vẽ xây dựng:
- Bản vẽ vòng đai
- Bản vẽ côn có ren
- Bản vẽ ống lót
- Bản vẽ nhà
Câu 6. Hình cắt được dùng để biểu diễn:
- hình dạng bên ngoài của vật thể
- hình dạng bên trong của vật thể
- hình dạng bên trong và bên ngoài của vật thể
- hình dạng 3 chiều của vật thể.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không có trong bản vẽ lắp?
- Các bộ phận
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Bảng kê
Câu 8. Công dụng của bản vẽ chi tiết là……….. Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống.
- Diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm
- Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy
- Dùng trong thiết kế thi công xây dựng ngôi nhà.
- Diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan của các chi tiết của sản phẩm
Câu 9. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại màu.
- Thép
- Đồng
- Nhôm
- Bạc
Câu 10. Các đồ dùng được làm từ chất dẻo nhiệt là:
- Áo mưa, can nhựa, vỏ ổ cắm điện
- Vỏ quạt điện, thước nhựa, áo mưa
- Vỏ bút bi, can nhựa, thước nhựa.
- Can nhựa, thước nhựa dẻo, áo mưa
Câu 11. “Đồng dẻo hơn thép, khó đúc” thể hiện các tính chất cơ bản nào của vật liệu:
- Cơ học và hoá học
- Cơ học và công nghệ
- Hoá học và lí học
- Lí học và công nghệ
Câu 12. Tính chất nào sau đây là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí?
- Nhiệt nóng chảy, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện.
- Tính đúc, tính hàn, tính bền.
- Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn.
- Tính cứng, tính dẻo, tính mòn.
Câu 13. Phần tử nào không phải là chi tiết máy?
- Bu lông
- Lò xo
- Vòng bi
- Mảnh vỡ máy
Câu 14. Chi tiết máy nào sau đây không thuộc nhóm chi tiết máy có công dụng chung?
- Bu lông
- Bánh răng
- Khung xe đạp
- Đai ốc
Câu 15. Hành động nào dưới đây dễ gây tai nạn điện?
- Rút phích vào ổ điện khi tay đang ướt, sử dụng phích cắm điện bị nứt vỏ.
- Không cắt nguồn điện trước khi sửa chữa điện.
- Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất.
- Tất cả các hành động trên.
D. Phần tự luận ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 8
Câu 1. Nêu khái niệm về hình chiếu? Mỗi phép chiếu đã học có đặc điểm gì? Tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào?
* Khái niệm về hình chiếu: Vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là hình chiếu của vật thể.
* Mỗi phép chiếu đã học có đặc điểm:
– Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu của nó vuông góc với mặt phẳng chiếu. Vì vậy, nó sẽ cho kích thước của vật được chiếu chính xác nhất.
– Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau
– Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu đồng quy tại 1 điểm
* Tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ:
– Hình chiếu đứng ở góc bên trái của bản vẽ
– Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
– Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng.
Câu 2. Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Cách đọc bản vẽ chi tiết?
* Bản vẽ chi tiết là một loại bản vẽ kĩ thuật. Nó bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết máy.
* Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo các chi tiết máy
* Cách đọc bản vẽ chi tiết:
– Khi đọc phải hiểu rõ các nội dung trình bày trên bản vẽ, đọc theo trình tự sau:
- Khung tên; 2. Hình biểu diễn; 3. Kích thước; 4. Yêu cầu kĩ thuật; 5. Tổng hợp.
Câu 3. Ren dùng để làm gì? Nêu quy ước vẽ ren?
Ren dùng để ghép nối và truyền lực.
Quy ước vẽ ren:
– Ren nhìn thấy:
+ Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
+ Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren chỉ vẽ ¾ vòng.
– Ren bị che khuất:
+ Các đường đỉnh ren, đường chân ren và giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
Câu 4. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép?
– Chi tiết máy thường được ghép với nhau theo 2 kiểu mối ghép:
+ Mối ghép cố định: các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau.
Có hai loại:
Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, hàn.
Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt.
+ Mối ghép động: các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau để thuận lợi cho quá trình gia công, lắp ráp, sửa chữa và sử dụng.
Câu 5. Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động?
– Máy hay thiết bị cần truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
– Cơ cấu biến đổi chuyển động có nhiệm vụ biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cung cấp cho các bộ phận của máy và thiết bị.
Câu 6. Cho bộ truyền động đai: Bánh dẫn 1 có đường kính 20cm, bánh bị dẫn 2 có đường kính là 10cm.
a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động đai?
b) Hãy xác định tốc độ quay của bánh bị dẫn 2, biết rằng bánh dẫn 1 quay với tốc độ 15 vòng/phút.
Câu 7. Đía xích của xe đạp có 60 răng, đĩa líp có 30 răng.
a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động?
b) Hãy cho biết đĩa xích và đĩa líp, chi tiết nào quay nhanh hơn?
Câu 8. Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống? Hãy lấy ví dụ ở gia đình và địa phương em?
– Điện năng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống.
– Là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị… trong sản xuất và đời sống xã hội.
– Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
=> HS tự lấy VD minh hoạ.
Câu 9. Tai nạn điện thường xảy ra do các nguyên nhân nào? Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì?
– Tai nạn điện thường xảy ra khi:
+ Vô ý chạm vào vật có điện.
+ Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp.
+ Đến gần dây điện bị đứt rơi xuống đất.
– Khi sử dụng điện cần đảm bảo một số nguyên tắc an toàn điện sau:
+ Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện.
+ Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.
+ Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện.
+ Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
– Khi sửa chữa điện, cần đảm bảo một số nguyên tắc an toàn điện sau:
+ Trước khi sửa chữa phải cắt nguồn điện.
+ Khi sửa chữa điện cần sử dụng đúng dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc.
Câu 10. a. Vẽ ba hình chiếu của vật thể trong hình đúng vị trí quy ước trên bản vẽ kĩ thuật theo tỉ lệ 2:1
b, Vẽ hình cắt ở vị trí hình chiếu đứng của vật thể đó theo tỉ lệ 2:1(vẽ thêm hình riêng)
Câu 11. Cho vật thể và bản vẽ ba hình chiếu của nó. Hãy kẻ lại bảng 1, đánh dấu (X) vào bảng để chỉ sự tương quan giữa các mặt A, B, C, D, E, F, G của vật thể với các hình chiếu 1,2,3,4,5,6,7 của các mặt.
Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 8 học kì 1 – Đề số 2
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Mỗi hình chiếu thể hiện được bao nhiêu kích thước.
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Hình chiếu bằng thể hiện các chiều kích thước nào của vật thể là:
A. Chiều cao, chiều rộng C. Chiều dài, chiều rộng
B. Chiều dài, chiều cao D. Đáp án khác.
Câu 3: Mặt nằm ngang được gọi là:
A. Mặt phẳng chiếu cạnh B. Mặt phẳng chiếu bằng C. Mặt phẳng chiếu đứng
Câu 4: Hình chiếu cạnh có hướng chiếu:
A. Từ dưới lên B. Từ trên xuống C. Từ trái sang D. Từ trước tới
Câu 5: Hình lăng trụ đều có đáy là?
A. Hình tam giác B. Hình chữ nhật
C. Hình đa giác đều D. Hình bình hành
Câu 6: Hình trụ được tạo thành khi:
- Quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định
- Quay nửa hình tròn một vòng quanh một đường kính cố định
- Quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định
- Quay hình tam giác cân một vòng quanh một cạnh cố định
Câu 7: Bản vẽ nào sau đây thuộc bản vẽ xây dựng:
PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu khái niệm về hình chiếu? Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?
– Khái niệm về hình chiếu: Vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là hình chiếu của vật thể.
– Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ:
+ Hình chiếu đứng ở góc trên bên trái bản vẽ.
+ Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
+ Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
Câu 2: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu?
* Sự khác nhau cơ bản:
– Kim loại – Phi kim loại: kim loại có tính dẫn điện tốt, phi kim loại ko có tính dẫn điện.
– Kim loại đen – Kim loại màu: kim loại đen có chứa sắt, kim loại màu ko chứa sắt hoặc chứa rất ít sắt.
Tổng hợp đề cương Công Nghệ 8 học kì 1 là bộ tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới, từ đó đạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình tải tài liệu, nếu gặp bất cứ khó khăn nào hãy để lại comment để được chúng tôi hỗ trợ.