“Thương mại điện tử là gì?” – Đây là từ khóa được tìm kiếm khá nhiều trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Có thể nói, đây là một hình thức mua bán, trao đổi rất phổ biến hiện nay. Để tìm hiểu chính xác về khái niệm của thương mại điện tử và những đặc điểm của loại hình mua bán này. mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thương mại điện tử là gì? Đặc điểm của thương mại điện tử
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Theo Wikipedia: “Thương mại điện tử hay còn gọi là E-Commerce là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.[1][2] Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại”.
Các chức năng cơ bản của thương mại điện tử là gì?
Chức năng của thương mại điện tử tùy thuộc vào nền tảng thương mại điện tử sử dụng để xây dựng. Theo đó, dưới đây là một số tính năng nổi bật của thương mại điện tử đang sở hữu:
- Quản lý sản phẩm, tài khoản người dùng, đối tác,…
- Thống kê doanh số bán hàng
- Liên kết các phương thức thanh toán
- Quản lý kho hàng.
- Quản lý các nhóm sản phẩm.
- Quản lý hệ thống voucher, mã code giảm giá, email marketing,…
- Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.
- Hỗ trợ đa dạng các loại ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ.
- Khả năng tích hợp với một phần mềm thứ 3.
- Tính năng thêm vào giỏ hàng.
Phân biệt thương mại điện tử và kinh doanh truyền thống
Có thể nói, thương mại điện tử là loại hình kinh doanh được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, song hành với chúng đó là kinh doanh truyền thống vẫn được nhiều người bán triển khai. Vậy sự khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống là gì? Mời bạn tham khảo bảng so sánh dưới đây:
|
Thương mại điện tử |
Thương mại truyền thống |
Ưu điểm |
● Giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm khách hàng, thuê mặt bằng, tiếp thị,… ● Tăng số lượng khách hàng giao dịch cùng lúc ● Sản phẩm được cập nhật thường xuyên, phong phú, đa dạng ● Tiết kiệm thời gian & chi phí giao dịch ● Kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin |
● Số lượng thành viên nhiều, trung gian phân phối đa dạng, giá rẻ hơn các showroom, kênh hiện đại. ● Kênh phân phối hiện đại cho phép nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp, tiếp cận với người tiêu dùng dễ dàng. ● Hệ thống bán lẻ lớn với thương hiệu rộng khắp
|
Nhược điểm |
● Có thể gặp vấn đề về khả năng tương thích với phần cứng ● Chi phí xây dựng ứng dụng TMĐT rất cao ● Người mua hàng có thể không thực sự tin tưởng những người bán vô danh ● Không thể “ mắt thấy tai nghe” các sản phẩm |
● Người mua tốn nhiều thời gian và công sức để đến các cửa hàng khi tìm mua hàng. ● Không có đa dạng lựa chọn bởi phạm vi tìm kiếm hạn hẹp ● Không thể kiểm soát giá cả trên thị trường |
Các hình thức thương mại điện tử phổ biến
Hình thức B2B
Đây là hình thức giao dịch điện tử của hàng hóa được thực hiện giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Loại hình này giải thích mối quan hệ giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hình thức B2C
Đây là hình thức phổ biến nhất, thể hiện mối quan hệ mua bán giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Loại hình này giúp người mua dễ dàng so sánh giá và xem xét những đánh giá của người mua trước.
Hình thức C2C
Là hình thức giao dịch giữa khách hàng và khách hàng. Những giao dịch này thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các mạng xã hội cá nhân như Instagram, Facebook và các website thương mại điện tử như Shopee, Tiki.
Hình thức C2B
Hình thức này diễn ra khi người tiêu dùng cung cấp dịch vụ/sản phẩm của họ cho các công ty mua hàng. Ví dụ như designer thiết kế logo cho công ty hoặc một nhiếp ảnh gia chụp ảnh cho một website thương mại điện tử.
Hình thức B2A
Đây là hình thức thương mại điện tử đề cập giao dịch giữa chính phủ và doanh nghiệp. Ví dụ như hoạt động an sinh xã hội, việc làm, các văn bản pháp lý,…
Hình thức C2A
Đây là hình thức giao dịch điện tử giữa các cá nhân và chính phủ. Ví dụ như việc nộp thuế qua cổng thông tin chính thức của cơ quan thuế.
Xu hướng phát triển của Thương mại điện tử
Sự phát triển mạnh mẽ của bán hàng online
Bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử có sự phát triển không ngừng và nhu cầu mua sắm trực tuyến khá phổ biến trong những năm gần đây. Cụ thể, doanh số bán hàng online tăng từ 1,3 nghìn tỷ vào năm 2014 lên 4,5 nghìn tỷ vào năm 2021.
Đại dịch Covid – 19
Đại dịch Covid – 19 diễn ra ngày càng phức tạp khiến chính phủ thường xuyên phải thực hiện các chỉ thị giãn cách xã hội. Điều này khiến nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tăng lên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng, ngành thương mại điện tử sẽ hưởng lợi từ đại dịch covid – 19 tăng từ 15% thành 25% vào năm 2025.
Sự lên ngôi của các thiết bị di động
Việc mua hàng online không thể thiếu đi các thiết bị di động. Theo đó, doanh số bán hàng các thiết bị này tăng nhanh từ năm 2016 và dự đoán đến cuối năm 2021, con số này tăng thành 73%.
Tầm quan trọng của mạng xã hội
Theo đó, mạng xã hội sẽ là cầu nối giúp người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn. Ví dụ như Facebook, Instagram, Tiktok. Đồng thời, đây là cơ hội để các thương hiệu xây dựng chiến lược đánh bóng tên tuổi của mình trên các mạng xã hội và tăng điểm tiếp xúc thương hiệu đối với khách hàng tiềm năng.
Automate Fulfillment – Tự động giải quyết đơn hàng
Nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng không ngừng gia tăng trên các trang TMĐT, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng tính năng Automate Fulfillment – Tự động hóa hoàn tất đơn hàng. Theo đó, doanh nghiệp có thể thực hiện giao hàng siêu tốc trong vòng 2 tiếng, giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu chi phí, rủi ro hiệu quả.
Trí tuệ nhân tạo AI
Các nhà bán lẻ hiện đang đầu tư mạnh mẽ vào các công cụ giúp họ cải thiện dịch vụ cho khách hàng và mang tới lợi thế cạnh tranh tối đa. Theo đó, các công cụ trí tuệ nhân tạo AI bao gồm các nền tảng tiếp thị tự động được trang bị để đưa ra ưu đãi kịp thời, các chatbot hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, lên kế hoạch giá chiết khấu hoặc dự báo nhu cầu.
Hoạt động bảo vệ môi trường được khách hàng quan tâm
Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và các hoạt động sản xuất khác. Chính vì vậy, nhiều khách hàng nói rằng yếu tố bảo vệ môi trường đang là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Vì vậy, các doanh nghiệp đang cố gắng tạo ra các quy trình sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.
Áp dụng công nghệ thực tế tăng cường
Công nghệ thực tế tăng cường AR sẽ mang đến trải nghiệm mua sắm phong phú hơn tới khách hàng. Theo đó, việc áp dụng AR sẽ được thực hiện và thúc đẩy bởi lực lượng lao động bán lẻ và người mua sắm online. Theo đó, công nghệ AR sẽ giải quyết vấn đề khách hàng mua sắm trực tuyến không thể tận mắt chọn mua sản phẩm.
Yếu tố cá nhân hóa
Có hơn 50% người mua hàng trực tuyến nói rằng họ quan tâm đến vấn đề cá nhân hóa. Đồng thời, nhiều nhà tiếp thị cho rằng, vấn đề cá nhân hóa vào sản phẩm, dịch vụ cũng tác động mạnh mẽ tới mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu.
Mua sắm bằng giọng nói
Có tới 13% chủ sở hữu loa thông minh tại Mỹ nói rằng họ đã mua hàng bằng giọng nói. Con số này được dự đoán tăng lên 55% vào năm 2022. Đặc biệt, tổng chi tiêu mua sắm bằng giọng nói đã tăng lên và trở nên phổ biến khi Amazon ra mắt loa thông minh Echo vào năm 2014.
Trên đây là định nghĩa chi tiết về thương mại điện tử là gì, chức năng và xu hướng phát triển của loại hình này trong thời gian tới. Hy vọng rằng, bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích.