Thông qua 70+ đề thi tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 này cũng giúp thầy cô giáo tham khảo, để ra đề thi học kì 2 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của seolalen.vn.
Top 10 đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Hay chọn lọc
- Link download tài liệu: TẠI ĐÂY
I. Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2020 – 2021
1. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn tiếng Việt – Đề 1
A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
- Kho báu (Trang 83- TV2/ Tập 2)
- Những quả đào (Trang 91 – TV2/ Tập 2)
- Cây đa quê hương (Trang 93 – TV2/ Tập 2)
- Ai ngoan sẽ được thưởng (Trang 100 – TV2/ Tập 2)
- Chuyện quả bầu (Trang 107 – TV2/ Tập 2)
- Bóp nát quả (Trang 124 – TV2/ Tập 2)
- Người làm đồ chơi (Trang 133 – TV2/ Tập 2)
- Đàn Bê của anh Hồ Giáo (Trang 136 – TV2/ Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)
Đọc thầm bài sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Vũ Tú Nam
1. Câu chuyện này tả về? (0.5 điểm)
A. Tả cây gạo
B. Tả đàn chim
C. Tả cây gạo và đàn chim
D. Tả hoa của cây gạo
2. Đàn chim tới đậu trên các cành cây gạo vào mùa nào? (0.5 điểm)
A. Mùa lá rụng
B. Mùa hoa rụng
C. Mùa hoa nở
D. Mùa ra quả
3. Hãy ghép nối để được các kết hợp đúng mà tác giả đã sử dụng trong bài? (0.5 điểm)
1.Cây gạo
a. Ngọn lửa hồng
2.Bông hoa
b. Tháp đèn khổng lồ
4. Vì sao hết mùa hoa, cây gạo lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư? (0.5 điểm)
A. Vì mưa nhiều hơn nên cây xanh tốt.
B. Vì chim chóc vãn, không còn sự ồn ã như khi hoa nở
C. Vì lũ chim tới đậu dưới gốc cây nhiều hơn
D. Vì đàn chim nhắc nhở nhau giữ yên lặng
5. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? (0.5 điểm)
A. Vào mùa hoa nở
B. Vào mùa xuân
C. Vào mùa hoa rụng
D. Vào 2 mùa kế tiếp
6. Câu văn sau sử dụng kiểu nhân hóa nào? (0.5 điểm)
Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.
A. Gọi con vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi con người.
B. Dùng những từ ngữ chỉ hành động của người để gán cho con vật
C. Trò chuyện thân mật với con vật như đối với con người.
D. Cả B và C
7. (1 điểm): Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? trong đó có sử dụng ít nhất 1 dấu phẩy.
8. (1 điểm): Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu:
Nếu ông còn sống, chắc ông cũng sẽ rất vui vì tấm lòng thơm thảo của cháu.
9. Viết lời đáp của em trong trường hợp sau: (1 điểm)
Em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn. Mẹ em nói: “Mẹ cảm ơn con, con ngoan quá.”
Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt
- Link download tài liệu: TẠI ĐÂY
I. Đọc thầm:
Cây nhút nhát
Bỗng dưng gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô xào xạc. Cây xấu hổ co rúm lại.
Nó bỗng thấy xôn xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
Nhưng cây cỏ xung quanh vẫn xôn xao. Thì ra vừa mới có một con chim xanh biếc, toàn thân óng ánh, không biết từ đâu bay tới. Nó đậu một lát trên cây thanh mai rồi bay đi. Cây cỏ xuýt xoa: Chưa có con chim nào đẹp đến thế!
Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại.
Theo Trần Hoài Dương
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Cây cỏ xung quanh xôn xao vì:
A) Cây xấu hổ co rúm người lại
B) Gió ào ào nổi lên, lá khô xào xạt
C) Có con chim tuyệt đẹp vừa bay đến rồi bay đi.
2) Những câu văn tả cảnh cây cỏ xôn xao bàn tán là:
A) Gió ào ào. Lá khô xào xạt.
B) Cây cỏ xôn xao. Cây cỏ xuýt xoa, trầm trồ
C) Có tiếng động gì lạ lắm. Cây xấu hổ bỗng thấy xôn xao.
3) Cây xấu hổ cảm thấy nuối tiếc vì:
A) Tiếng động lạ không còn
B) Nó nghe bạn bè trầm trồ, bàn tán.
C) Nó không được thấy con chim xanh huyền diệu
4) Dòng gồm những từ chỉ các bộ phận của cây:
A) Chồi, ngọn, lá, cành
B) Hoa, quả, thân, rễ, củ
C) Cả hai ý đều đúng
5) Câu “Con chim xanh biếc, toàn thân óng ánh” được viết theo mẫu:
A) Ai (con gì, cái gì) làm gì?
B) Ai (con gì, cái gì) là gì?
C) Ai (con gì, cái gì) thế nào?
6) Từ ngữ gạch dưới trong câu “Bông hóa có những cái cánh mềm mại và vàng óng như nắng mùa thu” trả lời cho câu hỏi:
A) Như thế nào?
B) Thế nào?
C) Vì sao?
II. Chính tả:
Vườn cây của ba
Thân xù xì cứ đứng trơ trơ
Cành gai góc đâm ngang tua tủa
Bưởi, sầu riêng, dừa, điều nhiều nhiều nữa
Cho em bốn mùa vị ngọt hương thơm
Vườn của ba cây trồng thì dễ sợ
Mà trái nào cũng thật dễ thương.
Nguyễn Duy
III. Tập làm văn:
1) Lời đáp của các bạn (được in đậm) trong những tình huống sau chưa lịch sự. Em hãy chữa giúp các bạn:
a) Thắng rủ Hùng sang nhà cùng chơi rô-bốt. Hùng nói:
– Ừ, cậu chịu khó chờ một chút, mình xin phép mẹ và sang ngay.
– Nhưng cậu không được làm hỏng rô – bốt của tớ nhé!
……………………………………………………………………………………………………………………………………
b) Trang nhờ bà đan cho một cái túi bằng len để đựng bút. Bà nói:
– Ừ, bà sẽ đan ngay cho cháu một cái túi thật xinh.
– Phải đẹp hơn cái túi của chị Hồng, bà nhé!
……………………………………………………………………………………………………………………………………
2) Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một loài hoa mà em thích.
Bộ 70 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22
- Link download tài liệu: TẠI ĐÂY
1. Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 1
A. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Viết chính tả (4 điểm) Bài Sông Hương (TV2 – trang 72).
2. Tập làm văn (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn tả về loài hoa mà em thích.
B. ĐỌC THẦM
Chuyện quả bầu
- Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.
- Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.
- Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.
Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.
Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ- mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến người Thái, người Mường, người Dao, người H’mông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,…lần lượt ra theo.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi và trả lời câu hỏi ….
Câu 1. Hai vợ chồng đi rừng, họ bắt gặp con vật gì?
A. Con dúi
B. Con trăn
C. Con chim
Câu 2. Hai vợ chồng vừa chuẩn bị xong điều gì xảy ra?
A. Sấm chớp đùng đùng; mưa to gió lớn
B. Mây đen ùn ùn kéo đến; mưa to gió lớn.
C. Sấm chớp đùng đùng; mây đen ùn ùn kéo đến;
Câu 3. Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn?
A. Chuyển đến một làng khác để ở.
B. Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó.
C. Làm một cái bè to bằng gỗ.
Câu 4. Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt?
A. Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người.
B. Mặt đất xanh tươi, những đồng lúa chín vàng.
C. Mặt đất đầy bùn và nước mưa còn đọng lại.
Câu 5. Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
A. Người vợ sinh ra được một người con trai tuấn tú, mạnh khỏe.
B. Người vợ sinh ra được một quả bầu, đem cất trên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng nghe tiếng trong quả bầu nên người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Từ trong quả bầu những con người bé nhỏ nhảy ra.
C. Người vợ bị bệnh và mất sớm.
Câu 6. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
(Hãy ăn ở hiền lành, không giết hại động vật….)
Câu 7. Từ trái nghĩa với từ “Vui ” là từ:
A. Vẻ
B. Nhộn
C. Thương
D. Buồn
Câu 8. Từ “chăm chỉ” ghép được với từ nào sau:
A. trốn học
B. học bài
C. nghỉ học
Câu 9. Bộ phận in đậm trong câu: “Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa”
Trả lời cho câu hỏi nào:
A. Vì sao?
B. Như thế nào?
C. Khi nào?
Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2021 – 2022
- Link download tài liệu: TẠI ĐÂY
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2020 – 2021
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số thứ tự câu trong đề |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
Đọc thầm |
Đọc hiểu văn bản và vận dụng kiến thức trả lời. |
Câu 1,2,3,4 |
Số câu |
3 |
|
|
|
|
|
1 |
|
4 |
|
Số điểm |
1.5 đ |
|
|
|
|
|
1đ |
|
2.5đ |
|
|||
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? |
Câu 5 |
Số câu |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
2 |
|
Số điểm |
|
|
|
1đ |
|
|
|
|
|
1đ |
|||
Tìm từ ngữ theo yêu cầu. |
Câu 6 |
Số câu |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
1 |
|
Số điểm |
|
|
|
|
|
1đ |
|
|
|
1đ |
|||
Tổng |
|
Số câu |
3 |
|
|
2 |
|
1 |
1 |
|
|
|
|
Số điểm |
1.5đ |
|
|
1đ |
|
1đ |
1đ |
|
|
|
- Mức 1+2: Nhận biết + Thông hiểu: 70%
- Mức 3: Vận dụng: 20%
- Mức 4: Vận dụng: 10%
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2020 – 2021
Trường: TH………. Họ tên:……………. Lớp:……………….. |
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2 Ngày kiểm tra: ………………. |
A. PHẦN ĐỌC
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: 6 điểm
Tiêu chuẩn cho điểm đọc |
Điểm |
1. Đọc đúng tiếng, từ: ………… |
…………/3đ |
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu câu: ………… |
…………/1đ |
3. Tốc độ đọc: ………… |
…………/1đ |
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: ………… |
…………/1đ |
Cộng: |
…………/6đ |
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên:
- Kho báu – trang 84
- Những quả đào – trang 92
- Cây đa quê hương – trang 94
- Ai ngoan sẽ được thưởng – trang 101
- Chiếc rễ đa tròn – trang 108
- Cây và hoa bên lăng Bác – trang 112
- Chuyện quả bầu – trang 117
- Tiếng chổi tre – trang 122
- Bóp nát quả cam – trang 125
- Đàn bê của anh Hồ Giáo – trang 137
II. ĐỌC HIỂU:
Người bạn
Một cậu bé đến tiệm bán chó, cậu lấy ra 3 đồng lẻ và xem những chú chó. Từ trong cũi chạy ra năm cái nắm lông bé xinh. Một con chó con cà nhắc chạy cuối cùng. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị làm sao vậy?”
Người chủ nói rằng con chó bị tật. Đứa bé xúc động: “Cháu muốn mua con chó đó.”
Người chủ nói:
– Nếu cháu muốn thì chú cho cháu luôn.
Cậu đáp:
– Cháu không muốn chú cho cháu. Cháu sẽ đưa chú 3 đồng và trả góp mỗi tháng đến khi đủ.
Ông nói:
– Nhưng nó chẳng bao giờ có thể chạy chơi với cháu như những con chó khác.
Cậu bé cúi xuống kéo ống quần lên để lộ một chân bị teo quắt. Cậu khẽ nói:
– Vâng, cháu cũng không chạy được và con chó nhỏ đó cần một người bạn có thể hiểu nó!
Thảo Nguyên
Câu 1: Em đọc thầm bài: “Người bạn” rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
1. Từ trong cũi chạy ra bao nhiêu chú chó? (0.5 điểm)
A.4 chú chó
B.5 chú chó
C.6 chú chó
2. Cậu bé làm gì khi thấy người chủ muốn cho cậu con chó bị tật? (0.5 điểm)
A.Cậu cám ơn ông.
B.Cậu không muốn lấy nữa.
C.Cậu sẽ lấy chú chó và trả góp mỗi tháng cho người chủ.
3. Tại sao cậu bé quyết định mua chú chó con bị tật? (0.5 điểm)
A.Vì cậu bé chỉ có 3 đồng.
B.Vì cậu thấy chú chó đáng thương.
C.Vì cậu cũng bị tật nên cậu đồng cảm với chú chó ấy.
4. Quyết định của cậu bé cho các em thấy được điều gì về tình bạn? (1 điểm)
A.Tình bạn cao đẹp giữa người và con vật.
B.Tình bạn là sự đồng cảm, thấu hiểu.
C.Cả a và b đều đúng.
Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới: (1 điểm)
– Đồng cảm là sự thấu hiểu cảm xúc của người khác.
………………………………………………………………………………………………………………………..
– Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về một người bạn của em.
………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 3: Viết vào chỗ trống các từ có nghĩa trái ngược nhau: (0.5 điểm)
Yêu /………….
Khỏe /……………
B. PHẦN VIẾT
I. CHÍNH TẢ: (Nghe – viết) – Thời gian phút.
Bài “Cây và hoa bên lăng Bác” Viết đầu bài và đoạn “Sau lăng ….toả hương ngào ngạt ” (Sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 114)
II. TẬP LÀM VĂN: Thời gian 25 phút.
Đề: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) tả về cảnh đẹp của biển.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2020 – 2021
I. ĐỌC HIỂU: 4 điểm
Biểu điểm |
Nội dung |
Khoanh tròn mỗi câu trả lời đúng được: Câu 1: 0.5 điểm Câu 2: 0.5 điểm Câu 3: 0.5 điểm Câu 4: 1 điểm Câu 5: 1đ Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới: (0.5đ) Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về một người bạn của em. (0.5đ) * Lưu ý: Nếu trình bày sai (Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm.) (- 0.25đ) Câu 6: 0.5đ – Viết đúng từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) (0.25đ x 2) |
Câu 1: b. 5 chú chó. Câu 2: c. Cậu sẽ lấy chú chó và trả góp mỗi tháng cho người chủ. Câu 3: c Vì cậu cũng bị tật nên cậu đồng cảm với chú chó ấy. Câu 4: c. Cả a và b đều đúng. Câu 5: Đồng cảm là gì? Ví dụ: Bạn Hân rất hiền. Câu 6: Yêu / Ghét Khỏe / Yếu |
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2020 – 2021 – Đề 2
Ma trận đề thi kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2020 – 2021
Chủ đề |
Câu |
Nội dung kiến thức cần kiểm tra |
Mức độ |
Điểm |
||
Đọc |
Đọc thành tiếng |
1 |
Mỗi HS đọc khoảng50 – 60 tiếng / phút. |
|
|
4đ |
Đọc hiểu văn bản |
1 |
Hiểu nội dung văn bản. |
M1 |
0,5 |
6đ |
|
2 |
Hiểu nội dung văn bản. |
M1 |
0,5 |
|||
3 |
Hiểu nội dung văn bản. |
M1 |
0,5 |
|||
4 |
Hiểu nội dung văn bản. |
M3 |
1 |
|||
5 |
Hiểu nội dung văn bản. |
M4 |
1 |
|||
Kiến thức Tiếng việt |
6 |
Các kiểu câu kể. ( Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?) |
M2 |
0,5 |
||
7 |
Các bộ phận trả lời câu hỏi (Ai? Là gì? Khi nào? ở đâu? Như thê nào?Vì sao? Để làm gì?) |
M2 |
0,5 |
|||
8 |
Từ vựng. ( từ trái nghĩa) |
M2 |
0,5 |
|||
9 |
Các dấu câu. ( dấu phẩy) |
M3 |
1 |
|||
Viết |
Chính tả |
|
Viết chính tả : Nghe – viết. |
|
|
4đ |
Tập làm văn |
|
Nói về một loài cây mà em thích theo gợi ý. |
|
|
6đ |
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22
Trường:………………………. Lớp:………………………….. |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Tiếng Việt Lớp 2 – Thời gian: 40 phút |
I .PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
A. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm).
Học sinh bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc thuộc chương trình Tiếng Việt 2 – Tập 2B.
B. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi.
Cây Gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
(Theo Vũ Tú Nam )
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1. (0.5đ ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?
A.Mùa xuân
B.Mùa hạ
C.Mùa thu
D.Mùa đông
Câu 2. (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?
A.Tháp đèn
B.Ngọn lửa hồng
C.Ngọn nến
D.Cả ba ý trên.
Câu 3. (0.5đ ) Những chú chim làm gì trên cây gạo?
A.Bắt sâu
B.Làm tổ
C.Trò chuyện ríu rít
D.Tranh giành
Câu 4. (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người?
A.Gọi đến bao nhiêu là chim
B.Lung linh trong nắng
C.Như một tháp đèn khổng lồ
D.Nặng trĩu những chùm hoa
Câu 5: ( M4) Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 6: (0.5đ ) Câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì?
A.Ai là gì?
B.Ai thế nào?
C.Ai làm gì?
D.Cả ba ý trên
Câu 7: (0,5đ ) Bộ phận in đậm trong câu: “Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân.” trả lời cho câu hỏi nào?
A.Làm gì?
B.Là gì?
C.Khi nào?
D.Thế nào?
Câu 8: (0,5đ ) Cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau.
A.lạnh – rét
B.nặng – nhẹ
C.vui – mừng
D.đẹp – xinh
Câu 9: (1đ ) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu sau:
“Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành”.
PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
A. Chính tả: (4 đ) Nghe – viết bài: Việt Nam có Bác – (Sách T V2 – Tập 2B)
B. Tập làm văn (6 đ)
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người thân trong gia đình em.
Trên đây là cập nhật link 70+ đề thi tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 trọn bộ chi tiết nhất. Trong quá trình tải về máy, nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại comment để được chúng tôi hỗ trợ. Trân trọng!