Tổng hợp bộ đề ôn tập Tiếng Việt lớp 3 là tài liệu hữu ích giúp các thầy cô giáo có thêm tư liệu dạy học, đồng thời giúp các em học sinh có thể luyện tập, củng cố lại các kiến thức đã học. Mời quý thầy cô cùng các em tham khảo link tải tài liệu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Xem thêm: Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 đủ 19 vòng
Tải đề ôn tập Tiếng Việt lớp 3
35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3: Tại đây
Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2021 có đáp án: Tại đây
Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3: Tại đây
71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3: Tại đây
Tổng hợp một số đề ôn tập Tiếng Việt lớp 3
Đề số 1
* ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
HÃY CAN ĐẢM LÊN
Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chẳng khác nào “ chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả ăn.
Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh. Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất. Lúc này tôi chỉ biết là mình đang gặp nguy hiểm và có thể phải chết. Tôi định nhắm mắt buông xuôi để chiếc xe lao vào đâu cũng được thì trong đầu bỗng lóe lên một suy nghĩ: phải cầm chắc tay lái và nghĩ tới một điều may mắn đang chờ ở phía trước. Cố gắng cầm ghi đông thật chặt, tôi tập trung chú ý vào đoạn đường mình sẽ qua. Thế rồi chiếc xe vẫn lao xuống vùn vụt nhưng tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều vì rất bình tĩnh. Cuối cùng xe cũng vượt qua được đoạn dốc một cách an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm!
Bạn ạ, dù ở trong hoàn cảnh nào, nếu có lòng can đảm vượt lên chính mình để chiến thăng nỗi sợ hãi thì bạn sẽ vượt qua được hết mọi nguy hiểm, khó khăn.
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, bạn nhỏ trong bài văn đã làm gì?
a, Đi chơi công viên.
b, Đi cắm trại.
c, Lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.
2. Điều gì xảy ra với bạn nhỏ trên đường về nhà?
a, Bạn bị ngã.
b, Phanh của bạn bị hỏng.
c, Có một cây gỗ chắn ngang đường.
3. Những câu văn nào nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ?
a, Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng.
b, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên.
c, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh.
d, Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất.
4. Trước sự nguy hiểm, bạn nhỏ đã làm gì?
a, Buông xuôi, không lái để xe tự lao đi.
b, Nghĩ tới một điều may mắn đang chờ phía trước, bình tĩnh, can đảm cầm chắc ghi đông để điều khiển xe xuống dốc.
c, Tìm cách nhảy ra khỏi xe.
5. a, Hãy viết tiếp vào chỗ trống để có câu văn nói lên bài học rút ra từ câu chuyện.
Các bạn ạ, dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm nào, nếu………………………………..
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
b, Hãy viết từ 2-3 câu để nêu lên ý nghĩa câu chuyện:
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
* LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong câu văn: “Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.”?
a, không khí, xe, núi, ngắm, cảnh, hoa quả, rừng.
b, hôm, xe, núi, thưởng thức, hoa, quả, rừng.
c, hôm, không khí, xe, núi, hoa quả, rừng.
2. Những câu văn nào có hình ảnh so sánh?
a, Tôi chẳng khác nào “chim được sổ lồng”.
b, Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về
c, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên
d, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh.
3. Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.
a, Cảnh rừng núi đẹp như …………………………………………………………………………………..
b, Con đường ngoằn ngoèo uốn lượn như……………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
4. Những từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu “Tình thế của tôi như ….” để có hình ảnh so sánh nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ trong bài?
a, trứng chọi đá.
b, ngàn cân treo sợi tóc.
c, nước sôi lửa bỏng.
* LUYỆN NÓI – VIẾT
1. Dũng cảm là một đức tính của người đội viên. Trong lịch sử có nhiều đội viên dũng cảm đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ Thiếu nhi Việt Nam noi theo như Kim Đồng, Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Kơ-pa-kơ-lơng, Nguyễn Bá Ngọc,…
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể về một đội viên dũng cảm.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Đề số 2
ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
THẦY GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Giờ học Giáo dục công dân, thầy bước vào lớp với vẻ mặt tươi cười. Cả lớp đứng dậy chào thầy. Ở cuối lớp, Nam vẫn nằm gục trên bàn ngủ khì khì. Thầy cau mày từ từ bước xuống. Khác với suy nghĩ của chúng tôi, thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.
Thầy quay bước đi lên trước lớp và nói: “Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15 phút. Các em hãy nghiêm túc làm bài cho tốt nhé. Thầy rất mong các em có tính độc lập và tự giác cao trong học tập”.
“Thôi chết tôi rồi! Hôm qua thằng Nam rủ tôi đi đá bóng suốt cả buổi chiều. Làm thế nào bây giờ?”.
Bỗng lúc ấy có người gọi thầy ra gặp. Tôi sung sướng đến phát điên lên. Tôi mở vội sách ra, cho vào ngăn bàn, cúi sát đầu xuống để nhìn cho rõ và chép lấy chép để. Bỗng một giọng nói trầm ấm vang lên từ phía sau lưng tôi: “Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”. Tôi bối rối, đầu cúi gằm, tim đập loạn xạ, chân tay run rẩy…
Thầy quay bước đi lên trước lớp cứ như không hề biết tôi đã giở sách vậy. Tôi xấu hổ khi bắt gặp cái nhìn như biết nói của thầy. Bài kiểm tra đã làm gần xong nhưng sau một hồi suy nghĩ, tôi chỉ nọp cho thầy một tờ giấy có hai chữ “Bài làm” và một câu: “Thưa thầy, em xin lỗi thầy!”. Nhận bài kiểm tra từ tay tôi, thầy lặng đi rồi mỉm cười như muốn nói: “Em thật dũng cảm!”.
Tôi như thấy trong lòng mình thanh thản, nhẹ nhõm. Bầu trời hôm nay như trong xanh hơn. Nắng và gió cũng líu ríu theo chân tôi về nhà.
(Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiền)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Thầy giáo làm khi thấy Nam ngủ gật trong lớp?
a, Thầy giáo gọi Nam dậy và nhắc nhở.
b, Thầy yêu cầu bạn ngồi bên cạnh gọi Nam dậy.
c, Thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.
2. Vì sao bạn nhỏ trong câu chuyện không làm được bài kiểm tra?
a, Vì bạn bị mệt.
b, Vì hôm trước bạn mải chơi đá bóng suốt cả buổi chiều, không học bài.
c, Vì bạn không hiểu đề bài.
3. Nhìn thấy bạn nhỏ cúi sát đầu vào ngăn bàn chép bài, thầy giáo đã làm gì?
a, Thầy lờ đi như không biết.
b, Thầy nhẹ nhàng nói: “Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”.
c, Thầy thu vở không cho bạn chép tiếp.
4. Vì sao bạn nhỏ không nộp bài kiểm tra mặc dầu đã chép gần xong?
a, Vì bạn thấy có lỗi trước lòng vị tha, độ lượng của thầy.
b, Vì bạn sợ các bạn trong lớp đã biết việc mình chép bài.
c, Vì bạn sợ bị thầy phạt.
5. Hành động nào của bạn nhỏ khiến em thấy bất ngờ, thú vị nhất? Vì sao?
……………………………………………………………………………………………………
b, Hành động nào của thấy giáo dục công dân khiến em thấy cảm phục nhất? Vì sao?
……………………………………………………………………………………………………
* LUYỆN NÓI – VIẾT
1. Đặt mình vào vai người học sinh trong câu chuyện “Thầy giáo dục công dân”, em hãy nói lên suy nghĩ của mình khi quyết định không nộp bài kiểm tra đã chép.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Đề số 3
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 – TV3/ Tập 2)
2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/Tập 2)
3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/Tập 2)
4. Mặt trời mọc ở đằng…. tây! (Trang 52 – TV3/Tập 2)
5. Buổi học thể dục (Trang 89 – TV3/Tập 2)
6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 – TV3/Tập 2)
7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 – TV3/Tập 2)
8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 – TV3/Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Món kem trái cây
Giôn mạnh dạn bước vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem trái cây mà cậu rất thích. Cậu hỏi:
– Cô ơi, bao nhiêu tiền một cốc kem trái cây ạ?
– 50 xu!
Loay hoay với những đồng xu lẻ, nhẩm tính một lát, cậu hỏi tiếp:
– Bao nhiêu tiền một cốc kem bình thường ạ?
– 35 xu cháu ạ.
Cô phục vụ mang đến cho Giôn món kem mà cậu yêu cầu. Ăn xong kem, Giôn để lại tiền trên bàn và ra về.
Quay lại dọn bàn, cô phục vụ đã bật khóc khi thấy hai đồng 5 xu và năm đồng 1 xu được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Giôn đã gọi. Giôn đã không thể có món kem trái cây mà cậu thích vì chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem thường và một ít tiền boa* cho cô.
(Theo Thanh Niên)
*Tiền boa: Số tiền khách hàng trả cho người phục vụ mình.
1. Giôn có bao nhiêu tiền? Số tiền đó có đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích không? (0.5 điểm)
A. 35 xu. Chỗ tiền đó chỉ đủ mua loại kem bình thường.
B. 40 xu. Chỗ tiền đó không đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.
C. 50 xu. Chỗ tiền đó đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.
D. 100 xu. Chỗ tiền đó đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.
2. Cuối cùng, Giôn đã chọn mua loại kem nào? (0.5 điểm)
A. Mua loại kem trái cây mình thích với giá 50 xu.
B. Mua loại kem bình thường với giá 35 xu.
C. Mua loại kem bình thường với giá 25 xu.
D. Không mua kem nữa mà tặng toàn bộ tiền boa cho cô phục vụ.
3. Theo em, vì sao Giôn không ăn kem trái cây mà lại ăn loại kem thường? (0.5 điểm)
A. Vì Giôn muốn dành 15 xu để gửi tiền boa cho cô phục vụ.
B. Vì Giôn muốn tiết kiệm tiền cho mẹ.
C. Vì Giôn muốn tặng chỗ tiền còn lại cho những đứa trẻ nghèo khó trên phố.
D. Vì Giôn không thích kem trái cây nữa.
4. Vì sao cô phục vụ bàn bật khóc? (0.5 điểm)
A. Vì cô bị nước nóng đổ vào tay trong khi phục vụ khách hàng.
B. Vì cô nhận ra Giôn là người quen của mình.
C. Vì cô hối hận khi trước đã đối xử không tốt với Giôn
D. Vì cô cảm động trước tấm lòng và sự chu đáo của Giôn.
5. Câu chuyện cho em thấy Giôn là người như thế nào? (1 điểm)
6. Điền l hoặc n vào chỗ trống: (1 điểm)
– Trên bầu trời những ngôi sao …ấp …ánh.
– Mùa hè …óng …ực.
7. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào mỗi ô trống sau: (1 điểm)
Bác Gà trống đang kiếm mồi gần đó liền hỏi ….
– Cháu làm gì thế?
– Dạ cháu xé sách để gấp đồ chơi đấy ạ! – Mèo con trả lời ….
Rồi Mèo con hớn hở ngắm những con vật vừa gấp của mình … Bác gà trống liền nghiêm mặt nhắc ….
– Vậy là cháu đã làm hỏng quyển sách rồi đó! Cháu phải biết giữ gìn sách vở chứ!
8. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? trong mỗi câu sau: (1 điểm)
a. Mỗi dịp nghỉ hè, em thích đi du lịch ở biển vì biển thật đẹp và mát mẻ.
b. Em thích về quê vì ở quê có không khí trong lành.
c. Vì bị ốm nên em phải xin phép cô giáo nghỉ học.
d. Em được mẹ tặng quà vì đạt kết quả học tập tốt.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Ông tổ nghề thêu
Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Viết đoạn văn kể lại một buổi sinh hoạt của lớp em.
Gợi ý:
– Buổi sinh hoạt đó lớp em bàn về việc gì? Ai là người điều hành buổi sinh hoạt?
– Các bạn em đã đóng góp ý kiến như thế nào?
– Các hoạt động mà các em đã tổ chức trong buổi sinh hoạt là gì?
– Em có thích buổi sinh hoạt đó không? Vì sao?
Như vậy bài viết trên của chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến các bạn bộ đề ôn tập Tiếng Việt lớp 3. Các bậc phụ huynh có thể tải về máy để hướng dẫn các em ôn tập tốt hơn nhé!