Đề thi kiểm tra giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2022 – 2023. Đây là bộ tham khảo hữu ích giúp các thầy cô có thể làm căn cứ để ra đề thi. Đồng thời giúp các em học sinh ôn tập tốt hơn. Theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật link tải tài liệu đầy đủ nhất.
Tổng hợp đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 – 2023: Tại đây
Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2022 Tải nhiều: Tại đây
Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2022: Tại đây
Một số đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt
Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022 – Đề 1
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) – Thời gian 35 phút
ĐỒNG TIỀN VÀNG
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
– Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
– Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
– Thật chứ?
– Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
– Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
– Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
Theo Truyện khuyết danh nước Anh
Câu 1 (0,5 điểm): Cậu bé Rô-be làm nghề gì?
- Làm nghề bán báo.
- Làm nghề bán diêm.
- Làm nghề đánh giày.
Câu 2 (1 điểm): Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rô-be điền tiếp vào chỗ chấm
Cậu bé Rô-be ăn mặc…………………………………………………………………..
Câu 3 (0,5 điểm): Qua ngoại hình của Rô-be, em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cậu ấy
- Gia đình Rô-be giàu có.
- Gia đình Rô-be đủ ăn.
- Gia đình Rô-be nghèo khổ.
Câu 4 (1 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc: đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
Thông tin |
Trả lời |
a. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã lưỡng lự và không tin tưởng cậu bé Rô-be. |
|
b. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã tin và giao cho cậu bé Rô-be một đồng tiền vàng. |
|
c. Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm vì Rô-be đang rất cần tiền. |
|
d. Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm vì Rô-be bị xe tông, gãy chân. |
|
Câu 5 (0,5 điểm): Qua hành động trả lại tiền thừa cho khách, em thấy cậu bé Rô-be có điểm gì đáng quý?
……………………………………………………………………………………….……………………
……………………………………………………………………………………….……………………
……………………………………………………………………………………….……………………
Câu 6 (0,5 điểm): Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu chuyện này, em sẽ làm gì khi biết tin cậu bé bị xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà?
……………………………………………………………………………………….……………………
……………………………………………………………………………………….……………………
……………………………………………………………………………………….……………………
Câu 7 (0,5 điểm): Tiếng ông gồm những bộ phận cấu tạo nào?
- Chỉ có vần
- Chỉ có vần và thanh
- Chỉ có âm đầu và vần
Câu 8 (0,5 điểm): Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây đúng với điều Rô-be đã làm?
- Thẳng như ruột ngựa.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Thuốc đắng dã tật.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 9 (1 điểm):
Gạch dưới động từ có trong câu sau:
Mùa xuân, cây cối đâm chồi, nảy lộc, trăm hoa đua nở, chim chóc hót ríu rít.
Câu 10 (1 điểm): Tìm 1 từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với từ vừa tìm được.
……………………………………………………………………………………….……………………
……………………………………………………………………………………….……………………
……………………………………………………………………………………….……………………
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm) Thời gian: 15 phút
Nghe – viết: Những hạt thóc giống (Từ Lúc ấy => ông vua hiền minh.) sách HDH Tiếng Việt 4 – Tập 1 – Trang 53)
II. Tập làm văn (8 điểm) Thời gian: 35 phút
Hãy viết thư cho một người bạn để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình của lớp, trường em hiện nay.
Đáp án đề số 1
Câu 1: (M1 – 0.5 đ) Đáp án B
Câu 2: (M1 – 1đ) Cậu bé Rô-be ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao
Câu 3: (M2 – 0.5đ) Đáp án C
Câu 4: (M2 – 1đ) a. S b. Đ c. S d. Đ
Câu 5: (M4 – 0.5đ) Học sinh có thể trả lời: Qua hành động trả lại tiền thừa cho khách, em thấy cậu bé Rô-be là người thật thà, tự trọng…
Câu 6 (M4 – 0.5đ) HS trả lời theo ý kiến riêng:
Có thể trả lời: Em sẽ đến thăm, động viên cậu bé. Nếu gia đình đồng ý em sẽ giúp đỡ đưa cậu bé đến bệnh viện để chữa trị…
Câu 7: (M1 – 0.5đ) Đáp án B
Câu 8: (M3 – 0.5đ) Đáp án D
Câu 9: (M3 – 1đ)
Mùa xuân, cây cối đâm chồi, nảy lộc, trăm hoa đua nở, chim chóc hót ríu rít.
Câu 10: (M3 – 1đ) Tìm đúng từ được 0,5 điểm
Ví dụ: thật thà (ngay thật, thẳng thắn,…)
Đặt câu đúng được 0,5 điểm
CHÍNH TẢ (2 điểm)
* Hướng dẫn chấm:
– Viết đúng chính tả, tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 2 điểm
(Mỗi lỗi chính tả trừ 0,2 điểm)
TẬP LÀM VĂN (8 điểm)
Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu, đúng thể thức (đủ 3 phần: Đầu thư, phần chính thư, cuối thư). Viết câu gãy gọn, đủ ý, diễn đạt rõ nghĩa, lời lẽ chân thành.
– Phần đầu thư: 1.5 điểm;
– Phần chính bức thư: 5 điểm (Nội dung: 2 điểm; Kĩ năng: 2 điểm; Cảm xúc: 1 điểm);
– Phần cuối thư: 1.5 điểm;
Đề số 2
1. Đọc hiểu văn bản (4 điểm)
Cho bài văn sau:
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ:
– Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
– Cháu đã về đấy ư?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
– Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
– Cháu đã ăn cơm chưa?
– Dạ chưa.Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục:
– Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? M1
- Ồn ào.
- Nhộn nhịp.
- Yên lặng.
- Mát mẻ.
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? M1
- Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
- Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
- Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
- Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.
Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm M2
Thanh cảm thấy …………………………………………… khi trở về ngôi nhà của bà.
Câu 4: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”? M 3
Câu 5: Nếu em là Thanh, em sẽ nói gì với bà? (Viết 4 – 5 câu) M4
2. Kiến thức Tiếng Việt (3 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành? M1
- Âm đầu và vần.
- Âm đầu và thanh.
- Vần và thanh.
- Âm đầu và âm cuối.
Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? M2
- che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
- tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
- che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng.
- che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng.
Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” M2
- Có 1 động từ (đó là……………………………………….)
- Có 2 động từ (đó là……………………………………….)
- Có 3 động từ (đó là……………………………………….)
- Có 4 động từ (đó là……………………………………….)
Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩ của tiếng tiên trong từ đầu tiên: M2
tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết..
Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó. M3
Đáp án đề số 2
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đáp án |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
1. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Khoanh c Câu 2: Khoanh b Câu 3: được bà che chở, thanh thản, bình yên Câu 4: Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương. Câu 5: Học sinh có thể viết” Bà ơi, cháu rất nhớ và thương bà. Bà ở nhà một mình chắc là rất buồn. Cháu sẽ thường xuyên về thăm bà. Bà phải sống thật khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi bà nhé. 2. Kiến thức tiếng Việt Câu 6: Khoanh c Câu 7: Khoanh a Câu 8: Khoanh c (đó là đến, múc, rửa) Câu 9: tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết. Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. Ví dụ: Cách 1: Bà tiên nói: “Con thật hiếu thảo.” Cách 2: Bà tiên nói: – Con thật hiếu thảo. |
Câu 1: Khoanh đúng Câu 2: Khoanh đúng Câu 3: Điền đúng Câu 4: – Nếu có ý đúng, có thể ghi điểm theo các mức 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm Câu 5: – Nếu có ý đúng, có thể ghi điểm theo các mức 1,25- 1 -0,75 – 0,5 – 0,25 điểm Câu 6: Khoanh đúng Câu 7: Khoanh đúng Câu 8: Khoanh đúng Điền đúng Câu 9: Gạch chân đúng 1 từ Câu 10: – Trả lời đúng – Tìm ví dụ đúng và đủ hai cách |
4 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1, 5 điểm 3 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Trên đây là tổng hợp bộ đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt. Trong quá trình tải tài liệu về máy, nếu gặp bất cứ sự cố nào hãy để lại comment dưới bài viết để được chúng tôi hỗ trợ.