Tham khảo ngay bộ đề kiểm tra 1 tiết GDCD 6 có ma trận học kì 1 được chúng tôi tổng hợp và sưu tầm từ ngân hàng đề thi của nhiều trường THCS chuyên và không chuyên trên toàn quốc. Hy vọng rằng, với bộ tài liệu này sẽ giúp các em học sinh nắm được các dạng bài thường gặp trong đề thi thật, đồng thời cung cấp nguồn tham khảo ra đề thi cho các thầy cô.
Bộ 3 đề thi 1 tiết GDCD 6 (Có kèm ma trận)
Đề kiểm tra 1 tiết GDCD 6 số 1
Ma trận đề thi
Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương…) |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|||||
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
Chủ đề 1: Quan hệ với bản thân. 1.Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
2.Tiết kiệm. |
+H/s biết các biện pháp để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.(C.1) |
|
+H/s hiểu được thế nào là tiết kiệm (C.3) |
+H/s hiểu được thế nào là rèn luyện thân thể(C.7) |
|
|
|
+H/s xử lý được tình huống về thự hành tiết kiệm. (C.9) |
|
Số câu: Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,5 5% |
|
1 0,5 5% |
1 1,0 10% |
|
|
|
1 3,0 30% |
Số câu 4 5,0.điểm = 50% |
Chủ đề 2: Quan hệ với người khác.1.Lễ độ.
2.Biết ơn.
3.Sống chan hòa với mọi người. |
+H/s nhận biết được đức tính lễ độ của con người (C.4)+H/s nhận biết được các biểu hiện của sự biết ơn của con người (C.6). |
|
+H/s nhận biết được biểu hiện của sống chan hòa (C.5). |
|
|
+H/s xác định được chúng ta cần biết ơn những ai và vì sao (C.8) |
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 1,0 10% |
|
1 0,5 5% |
|
|
1 3,0 30% |
|
|
Số câu 4 4,5.điểm =45% |
Chủ đề 3: Quan hệ với công việc. 1.Siêng năng kiên trì. |
+H/s nhận biết biểu hiện của SNKT. (C.2). |
|
|
|
|
|
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,5 5% |
|
|
|
|
|
|
|
Số câu 1 0,5 điểm =5% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
4
2,0 20% |
|
2
1,0 10% |
1
1,0 10% |
|
1
3,0 30% |
|
1
3,0 30% |
9
10 100% |
Đề kiểm tra số 1
PHÒNG GD-ĐT…….. TRƯỜNG THCS…… |
Tiết: 9: KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: GDCD. Lớp: 6 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 45 phút |
I/ Trắc nghiệm: (3,0 điểm).
Chọn những câu đúng nhất rồi ghi vào biểu ở phần bài làm dưới đây.
Câu 1: Những việc làm nào biểu hiện việc biết tự chăm sóc sức khỏe.
- Mỗi buổi sáng, Bi đều tập thể dục.
- Đã 4 ngày, Nam không thay quần áo.
- Bạn thường không ăn cơm buổi sáng.
- Trời rất lạnh nhưng Lan mặc chiếc áo rất mỏng.
Câu 2: Siêng năng biểu hiện qua sự:
- Cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
- Chưa làm xong bài tập, Nam đã đi chơi.
- Đến phiên trực nhật lớp, Hồng toàn nhờ bạn làm hộ.
- Sáng nào cũng dậy muộn.
Câu 3: Thế nào là tiết kiệm?
- Sử dụng của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác một cách hợp lý.
- Vung tay quá trán.
- Kiếm củi 3 năm thiếu 1 giờ.
- Cơm thừa, gạo thiếu.
Câu 4: Đức tính nào là biểu hiện của sự lễ độ ?
- Cư xử đúng mực của mỗi người trong giao tiếp.
- Nói leo trong giờ học.
- Ngắt lời người khác.
- Nói trống không.
Câu 5: Biểu hiện nào thể hiện sống chan hòa với mọi người?
- Biết chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Không giúp đỡ ai,vì sợ thiệt cho mình.
- Không tham gia các hoạt động từ thiện.
- Không góp ý cho ai vì sợ mất lòng.
Câu 6: Dưới đây, câu nói nào là biểu hiện của sự biết ơn.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Vô ơn.
- Bội nghĩa.
- Bạc tình.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: Thế nào là Tự chăm sóc rèn luyện thân thể? (1,0đ)
Câu 8: Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao? (3,0đ)
Câu 9: Cho tình huống sau: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể nước, liền nhắc bạn khóa vòi nước, nhưng Hải bảo: Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt !
Em có đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn Hải không? Vì sao? (3,0đ)
Đáp án đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
ĐÁP ÁN |
A |
A |
A |
A |
A |
A |
ĐIỂM |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
CÂU |
ĐÁP ÁN |
Điểm |
7 1đ |
– Mỗi người phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, tập thể dục hàng ngày, chơi TDTT, phòng bệnh và chữa bệnh. |
1,0 đ |
8 3đ |
– Biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vì họ là người sinh thành và nuôi dưỡng ta. – Biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Vì họ đã mang đến cho ta những điều tốt đẹp. – Biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ ta. Vì thầy cô giáo cho ta kiến thức, dạy cho ta kỹ năng sống. – Biết ơn Đảng, Bác Hồ, các anh hùng, liệt sĩ. Vì đã đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc. |
0,75 đ 0,75 đ 0,75 đ 0,75 đ |
9 3đ |
Yêu cầu HS có thể giải quyết tình huống bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được: – Không đồng ý với suy nghĩ và hành động của bạn Hải. – Lí do: + Tuy giá cả chi phí cho nước sinh hoạt rẻ thật nhưng giá phải trả là bằng tiền mồ hôi công sức của cha mẹ bỏ ra, chứ không phải là của trên trời rơi xuống; + Chúng ta phải biết tiết kiệm, không được lãng phí tiền của, công sức của cha mẹ, của gia đình và của xã hội. |
0,5 đ 1,0 đ 1,5 đ |
Đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn GDCD – Đề 2
Đề số 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM; (3 đ)
Câu 1; Hành vi nào sau đây thể hiện biết tôn trọng lẽ phải ?
A, Nghe theo ý kiến của số đông.
B, Luôn bảo vệ đến cùng ý kiến của mình.
C, Cân nhắc suy nghĩ kĩ ý kiến nào hợp lí thì theo.
D, Không đưa ra ý kiến của riêng mình .
Câu 2, Em hứa với bạn sẽ chiều nay sẽ cho bạn đi nhờ xe đến trường vì xe của bạn bị hỏng chưa sửa kịp. Nhưng chiều nay vì nhà có việc đột xuất nên em phải xin nghỉ học. Trong trường hợp này em nên xử sự thế nào?
A, Hôm sau gặp bạn sẽ xin lỗi bạn.
B, Không cần nói gì vì mình có lí do chính đáng.
C, Bằng mọi cách phải bạn chở bạn đến trường.
D, Tìm cách báo trước cho bạn biết để bạn có cách giải quyết kịp thời.
Câu 3. Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta cần phải biết coi trọng
- người khác.
- lời hứa của mình.
- bản thân mình.
- công việc.
Câu 4; Hành vi nào sau đây là vi phạm kỉ luật ?
A, Nói chuyện làm mất trật tự trong giờ học.
B, Mượn xe đạp của người khác rồi đem cầm cố để lấy tiền tiêu xài.
C, Đá bóng dưới lòng đường.
D, Tổ chức cá độ bóng đá.
Câu 5; Đầu giờ học các bạn tổ trưởng phải báo cáo cô giáo về việc chuẩn bị bài của các bạn trong tổ. Ở tổ 1, bạn H thường xuyên làm thiếu bài tập nhưng bạn N – tổ trưởng vẫn báo cáo các bạn trong tổ làm bài đầy đủ. Em hãy nhận xét về việc làm của ban N.
A, Bạn N làm như vậy là muốn tổ mình không bị hạ loại thi đua.
B, Bạn N làm như vậy là để xây dựng tình cảm bạn bè tốt đẹp với ban H.
C, Bạn N làm như vậy là vì muốn giúp đỡ bạn H.
D, Bạn N làm như vậy là không tôn trọng lẽ phải.
Câu 6; Để thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác chúng ta cần
A, học tất cả những gì mới lạ của nước khác.
B, chọn lọc những gì phù hợp thì ta học tập, tiếp thu
C, thấy người nước ngoài đi ngoài đường thì chạy theo xem.
D,.ăn mặc theo thời trang của người nước ngoài.
II. PHẦN TỰ LUẬN; (7 đ)
Câu 1: (2,5 đ); Thế nào là liêm khiết ? Nêu ví dụ. Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì ?
Câu 2: (2,5 đ). Thế nào là tôn trọng người khác ? Nêu một số ví dụ.. Có ý kiến cho rằng: ”Tôn trọng người khác là phải luôn nhường nhịn và cố gắng làm vừa lòng họ bằng mọi cách ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không. Vì sao?
Câu 3; (2 đ) Tình huống:
Lan và Hiền tranh luận với nhau. Lan nói: Đã là bạn bè thì phải bỏ qua, che dấu cho nhau mọi sai lầm, khuyết điểm thì mới giữ được tình bạn bền lâu. Trái lại, Hiền lại cho rằng: Bỏ qua, che giấu khuyết điểm cho bạn là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và đó chính là hại bạn.
a., Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao ?
b, Hãy nêu suy nghĩ của em về bổn phận của mình đối với bạn bè .
Đáp án đề số 2
I, PHẦN TRẮC NGHIỆM; 3 đ ( Mỗi cấu trả lời đúng cho 0,5 đ)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
C |
D |
B |
A |
D |
B |
II, PHẦN TỰ LUẬN; (7 đ)
Câu 1; (2,5 đ)
-Trình bày được thế nào là liêm khiết .(0,5 đ)
-Nêu được ví dụ thể hiện tính liêm khiết .(1 đ)
– Rèn luyện tính liêm khiết:
Luôn thật thà ngay thẳng, không tham lam ích kỉ vụ lợi, kiên trì phấn đấu vươn lên bằng chính sức lực và tài năng của mình, đồng tình ủng hộ, qui trọng người liêm khiết, đấu tranh chống lại những hành vi vụ lợi cá nhân…(1 đ)
Câu 2; (2,5 đ)
– Trình bày được thế nào là tôn trọng người khác (0,5 đ)
– Nêu được một số biểu hiện: Biết lắng nghe, biết cư xử lễ phép, tôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác, không châm chọc chê bai người khác…(1 đ)
– Không đồng ý với ý kiến trên. Vì: Tôn trọng người khác không là phải luôn nhún nhường và làm vừa lòng họ bằng một cách mà phải biết nhìn nhận, đánh giá đúng về họ. Nếu họ đúng thì ủng hộ nhưng nếu sai thì phải thẳng thắn đấu tranh để cùng nhau tìm ra chân lí thí mới là thực sự tôn trọng người khác. (1 đ)
Câu 3; (2 đ)
a, Tán thành với ý kiến của bạn Hiền. (0,5 đ)
Vì: Là bạn bè của nhau thì phải biết quan tâm, giúp đõ, chia sẻ niềm vui nổi buồn và có trách nhiệm với nhau. Người bạn chân tình nhất, đáng quí nhất là người bạn dám góp ý thẳng thắn, chân tình và kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của bạn bè để giúp bạn bè sữa chữa mà tiến bộ. Còn nếu bỏ qua hoặc tìm cách che dấu khuyết điểm của bạn bè thì thực sự là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và chính là hại bạn. (1 đ)
b, Bổn phận của mình đối với bạn bè là: Phải tôn trọng, chân thành, tin cậy, quan tâm, chia sẻ, có trách nhiệm với bạn, sẵn sàng giúp đõ bạn trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống đẻ cùng nhau tiến bộ…(0,5 đ)
Đề kiểm tra 45 phút GDCD 6 số 3
I, PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm).
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
- Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh
- Luyện tập thể dục hằng ngày.
- Súc miệng nước muối mỗi sáng.
- Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
Câu 2. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?
- Ăn diện theo mốt.
- Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.
- Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.
- Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
Câu 3. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?
- Chào hỏi người lớn tuổi.
- Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.
- Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.
- Ngắt lời khi người khác đang nói.
Câu 4. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?
- Đi học đúng giờ.
- Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.
- Làm việc riêng trong giờ học.
- Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm.
Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật?
- Giờ nghỉ trưa, Hoàng rủ các bạn đá bóng ở đầu ngõ.
- Lan thường xuyên đi học muộn vì nhà xa trường.
- Tùng đi chơi điện tử trong giờ tự quản.
- Hoa viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học.
Câu 6. Tiết kiệm không thể hiện ở biểu hiện nào dưới đây?
- Thời gian
- Công sức
- Của cải vật chất
- Lời nói
Câu 7. Nếu tiết kiệm cuộc sống của chúng ta sẽ
- cơ cực hơn vì không dám ăn.
- không mua sắm thêm được gì cho gia đình.
- tích lũy được của cải cho gia đình.
- trở thành người keo kiệt, bủn xỉn.
Câu 8. Yếu tố nào dưới đây không thuộc về thiên nhiên?
- Khói bụi
- Không khí
- Khoáng sản
- Nước ngầm
Câu 9. Việc làm nào dưới đây làm tổn hại đến thiên nhiên?
- Chặt cây rừng khi đến tuổi thu hoạch.
- Đánh bắt cá bằng thuốc nổ, điện.
- Thuần dưỡng động vật quí hiếm.
- Trồng và chăm sóc cây xanh.
Câu 10. Biểu hiện nào sau đây nói lên tính không kiên trì?
- Thấy việc cần làm thì làm đến nơi đến chốn dù gặp khó khăn gian khổ.
- Là sự làm việc thường xuyên đều đặn.
- Làm được đến đâu thì làm, không cần phải gắng sức.
- Sáng nào cũng dậy sớm để quét nhà.
II, PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm).
Câu 11: (1,5 đ). Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?
Câu 12: (1,5 đ). Vì sao cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
Câu 13: (2 đ). Cho tình huống sau: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải Bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt!”
Em có đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn Hải không? Vì sao?
Đề kiểm tra môn GDCD 6 giữa kỳ 1 năm học 2020-2021
Bộ đề kiểm tra môn GDCD 6 giữa kì 1 dưới đây bao gồm 2 trang có kèm ma trận đề thi để quý thầy cô tham khảo. Dưới đây là link tải chi tiết, nếu gặp trục trặc về link tải, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.
Tham khảo thêm:
Trên đây là tổng hợp một số đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD 6 có ma trận mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các em làm quen với các dạng bài trong đề thi thật và có chiến lược thời gian để làm bài tốt nhất.