Bộ đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 HK1 dưới đây bao gồm các kiến thức phổ rộng toàn bộ chương trình học lớp 9 giúp các em ôn tập và luyện đề hiệu quả nhất. Hy vọng rằng, bộ tài liệu dưới đây sẽ giúp các em củng cố kiến thức và làm quen với cách ra đề mới nhất.
Đề cương ôn thi Ngữ văn 9 HK1 năm MỚI 2022
Cấu trúc đề thi học kì 1 Văn 9
Gồm 2 phần
I. Đọc-hiểu (3 điểm): Lấy ngữ liệu ngoài SGK
Đề có 4 câu hỏi
- Hỏi về PTBĐ, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác, nhận biết nhân vật,…
- Nội dung ngữ liệu
- Một câu Tiếng Việt (trong nội dung kiến thức Tiếng Việt của từng khối lớp) có trong ngữ liệu.
- Bài học, liên hệ từ ngữ liệu
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn (2 điểm). Có quy định về số câu. Nội dung của đoạn văn sẽ có liên quan đến ngữ liệu ở phần đọc hiểu (Nêu cảm nhận, suy nghĩ, liên hệ,…)
Câu 2: Tập làm văn (5 điểm)
– Chuyển đổi nội dung bài thơ thành câu chuyện văn xuôi: Đồng chí; Ánh trăng; Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
– Đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện: Làng (Ông 2); Lặng lẽ Sa Pa (Anh thanh niên); Chiếc lược ngà (bé Thu, ông Sáu).
Nội dung ôn tập học kì 1 Văn 9
A. PHẦN VĂN HỌC
Ngữ liệu ngoài SGK
B. TIẾNG VIỆT
- Các phương châm hội thoại:
- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.
– Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
– Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
– Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
– Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
- Xưng hô trong hội thoại:
– Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.
– Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
– Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
♣ Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
♣ Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
♣Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
– Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
– Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.
– Lược bỏ các từ chỉ tình thái.
– Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn.
– Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.
*Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
– Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…).
– Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Sự phát triển của từ vựng:
– Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.
– Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
– Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
– Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:
+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
- Thuật ngữ:
– Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
– Đặc điểm của thuật ngữ:
– Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.
– Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
- Tổng kết từ vựng: Kiến thức về từ vựng đã học ở THCS:
– Từ đơn và từ phức;
– Thành ngữ;
– Nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;
– Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;
– Trường từ vựng;
– Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;
– Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ
C. TẬP LÀM VĂN
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận (2 điểm). Có quy định về số câu. Nội dung của đoạn văn sẽ có liên quan đến ngữ liệu ở phần đọc hiểu (Nêu cảm nhận, suy nghĩ, liên hệ,…)
DÀN BÀI CHUNG VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG
* ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN ĐỜI SỐNG, XÃ HỘI 1. Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề nghị luận. 2. Thân đoạn: a. Giải thích ( thường đặt câu hỏi là gì?) b. Biểu hiện (Thực trạng) c. Nguyên nhân của vấn đề. d. Hậu quả của vấn đề (lấy dẫn chứng) e. Biện pháp khắc phục. 3. Kết đoạn: Bản thân sẽ làm gì? (Nêu từ nhận thức đến hành động) |
* ẢNH HƯỞNG TỐT ĐẾN ĐỜI SỐNG, XÃ HỘI 1. Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề nghị luận. 2. Thân đoạn: a. Giải thích ( thường đặt câu hỏi là gì?) b. Biểu hiện (Thực trạng) c. Vai trò, ý nghĩa của vấn đề (lấy dẫn chứng) d. Mở rộng, bàn bạc vấn đề 3. Kết đoạn: Bản thân sẽ làm gì? (Nêu từ nhận thức đến hành động) |
DÀN BÀI CHUNG VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
- Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề nghị luận.
- Thân đoạn:
– Giải thích ( thường đặt câu hỏi là gì?)
– Biểu hiện (Thực trạng)
– Vai trò, ý nghĩa của vấn đề (lấy dẫn chứng)
– Mặt trái của vấn đề
– Phương hướng hành động
- Kết đoạn: Bản thân sẽ làm gì? (Nêu từ nhận thức đến hành động)
Câu 2: Tập làm văn (5 điểm)
– Chuyển đổi nội dung bài thơ thành câu chuyện văn xuôi: Đồng chí; Ánh trăng; Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
– Đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện: Làng (Ông 2); Lặng lẽ Sa Pa (Anh thanh niên); Chiếc lược ngà (bé Thu, ông Sáu).
Câu 1: Viết đoạn văn về nghị luận xã hội
Câu 2: Viết văn tự sự
Đề 1: Chuyển đổi nội dung bài thơ “Đồng chí” thành câu chuyện văn xuôi.
1.Mở bài: Giới thiệu mình là người lính và nêu khái quát câu chuyện.
2.Thân bài:
* Sau chiến tranh, sống trong thời kì hòa bình, nhớ lại những năm tháng chiến đấu gian lao, vất vả.
a) Nhớ lại trước lúc chiến tranh:
– Trước khi chiến tranh xảy ra đã từng là ai? (là người nông dân hay người dân làng chài)
– Cuộc sống như thế nào? (vợ con, nhà cửa, tài sản…).
– Ngày nhận được tin nhập ngũ cảm xúc như thế nào? ( vừa mừng, vừa lo; mừng vì có thể đóng góp được một phần sức lực của mình cho tổ quốc, lo vì mình vì mình là trụ cột gia đình khi ra đi không thể chăm lo cho gia đình được).
– Cuối cùng quyết tâm ra đi để giúp đất nước.
b) Trên đường đến đơn vị công tác:
– Miêu tả quang cảnh trên đường đến đơn vị ( thấy máy bay B52 của địch đang ném bom và phá hủy cuộc sống của người dân Việt Nam)
– Tâm trạng gợi lên lòng căm thù giặc và sự quyết tâm.
– Nhìn thấy những người lính cũng đang trên đường đến đơn vị công tác.
c) Khi tới đơn vị công tác:
– Nhìn thấy đơn vị nằm nơi nào? (sâu trong rừng để địch không phát hiện)
– Gặp được những ai và quá trình làm quen sau đó trở nên thân thiết như thế nào?
– Kể lại những sinh hoạt hàng ngày và khi khó khăn các đồng chí và mình đã trải qua ra sao? (Những cơn sốt rét rừng hành hạ, những lần chạy trốn khỏi giặc…)
– Những đêm hoang gió lạnh đứng chờ giặc tới, tâm sự cho nhau nghe về hoàn cảnh gia đình của mỗi người.
– Chiến tranh kết thúc, tâm trạng ra sao khi chia tay những người đồng đội và nêu cảm xúc lúc chia tay.
- Kết bài:
Cảm xúc và suy nghĩ khi nhớ về những hồi ức và kỉ niệm.
Đề 2: Chuyển đổi nội dung bài thơ “Ánh trăng ” thành câu chuyện văn xuôi.
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu bản thân và hoàn cảnh câu chuyện
2. Thân bài
a. Tuổi thơ trong ký ức người lính
– Tôi sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ.
– Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, tôi cùng các bạn lên đường nhập ngũ.
– Những năm tháng chiến tranh gian khổ, tôi vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi.
– Thế nhưng mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó. Tôi cứ ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy, vậy mà…
b. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi thời hiện đại
– Hai miền Nam – Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do. Tôi may mắn sống sót nên rời đơn vị và trở về quê nhà, sống một cuộc sống bình thường, an ổn.
– Con trai tôi ngỏ ý đưa bố lên thành thị sinh sống, tôi chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn.
– Căn nhà tôi sinh sống đầy đủ tiện nghi, tôi thong thả tận hưởng. Gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí.
– Những ký ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay.
c. Sự bừng tỉnh và hối hận
– Ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả.
– Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi.
– Tôi hối hận bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy.
– Tôi khi ấy, lãng quên quá khứ nhiều gian lao là sống vô tâm và ích kỷ.
– Đau thương mất mát vẫn âm ỉ dày xéo trong lòng dân tộc bởi lẽ chiến tranh lùi xa nhưng dấu vết nó in hằn trên dáng hình dân tộc vẫn còn.
– Khi cả nhân dân đang gắng gượng vượt lên quá khứ thì tôi lại vui vẻ tận hưởng cuộc sống đầy đủ vật chất
3.Kết bài: Khép lại dòng cảm xúc và nêu bài học chiêm nghiệm của bản thân
…….
Đề 3: Hãy đóng vai bé Thu kể lại Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Mở bài:
-Giới thiệu về tôi: Bé Thu nay đã lớn nhớ về câu chuyện với người cha của mình (hoặc HS có cách mở bài khác nhưng hợp lí)
- Thân bài:
* Tôi kể về hoàn cảnh của mình lúc đó.
-Khi tôi tròn một tuổi thì ba tôi lên đường chiến đấu. Tám năm ròng, tôi không gặp cha, chỉ biết qua tấm ảnh, qua những câu chuyện má kể (Hình dung trong tôi người cha đẹp, anh hùng … )
*Kể lại cuộc gặp mặt khi tôi lên tám tuổi.
– Khi mới gặp, người đàn ông xúc động, vồ vập, gọi con.Tôi không nhận ba vì người đàn ông có vết thẹo trên mặt. (miêu tả hình dáng, khuôn mặt… và nội tâm của tôi như sợ hãi, kêu thét lên…)
– Những ngày ở nhà, ông Sáu tìm mọi cách để tôi gọi ba. Tôi cự tuyệt dứt khoát (kể lần gọi ăn cơm, nấu cơm, trong bữa ăn …)
-Tôi bỏ sang nhà ngoại, bà kể tôi nghe về sự khốc liệt chiến tranh… Tại chiến tranh mà khuôn mặt ba tôi bị biến dạng… (nội tâm của tôi…)
– Lúc tôi nhận ba (tậm trạng ân hận, xót xa, hành động chạy xô tới, ôm chặt, hôn khắp người…)
* Kể lại cuộc gặp mặt Bác Ba khi tôi đã lớn.
-Tôi gặp lại bác Ba. Ông trao cho tôi chiếc lược ngà và kể lại việc ba tôi làm chiếc lược ngà, sự hy sinh ba tôi (nội tâm của tôi: xúc động, yêu thương ba, tự trách mình…)
- Kết bài:
– Tôi đã là cô giao liên đang bước tiếp con đường của ba. Tình cảm của tôi đối với người cha thân yêu, đối với đất nước. (Kết hợp nghị luận)
Đề cương ôn thi môn Ngữ văn lớp 9 giữa kì 1 năm 2021 – 2022
Đề cương ôn tập dưới đây bao gồm 2 phần:
- Phần I: Văn bản
- Phần II: Tập làm văn
Nội dung chính bao quát toàn bộ các tác phẩm trong chương trình học và bao gồm các bài tập điển hình thường xuất hiện trong đề thi. Từ đó, giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao nhất.
Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn lớp 9 HK1
Bộ đề cương dưới bao gồm 161 trang được biên tập dưới dạng file Word và PDF cho các em dễ dàng tải về máy và tham khảo. Quý thầy cô cũng có thể sử dụng bộ đề cương này dưới dạng Word để dễ dàng biên tập, tùy chỉnh câu hỏi, đáp án theo chương trình học tùy thuộc vào trình độ của học sinh.
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 9
Bộ đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 9 dưới đây bao gồm 3 nội dung chính bao gồm: văn bản, tiếng Việt, tập làm văn. Các kiến thức được chọn lọc và tổng hợp từ chương trình học cơ bản và nâng cao giúp các em ôn tập và đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới.
Trên đây là tổng hợp đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 HKI mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý thầy cô và các em học sinh. Hy vọng qua tài liệu trên sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao nhất trong bài thi sắp tới.