Bộ đề cương ôn tập Hóa 11 học kì 1 được seolalen.vn tổng hợp chi tiết sau đây được thực hiện theo hình thức, cấu trúc bám sát vào đề thi THPT do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Bộ đề thi được chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp các em học sinh có thể chuẩn bị một kho tàng kiến thức mới, luyện tập hiệu quả, giúp các em đạt kết quả cao trong kỳ thi.
Download trọn bộ đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa Học (update 2022)
Link download: TẠI ĐÂY
I. Kiến thức trọng tâm thi học kì 1 Hóa 11
1. Sự điện li
– Viết phương trình điện li.
– Khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, muối và sự thủy phân của muối. Lấy ví dụ và giải thích .
– Giải các bài tập về pH.
– Viết phương trình ion rút gọn và giải các bài tập liên quan.
2. Nhóm nitơ và nhóm cacbon
– Các phương trình phản ứng nêu tính chất, cách điều chế và mối quan hệ giữa các đơn chất, hợp chất quan trọng của nitơ, photpho, cacbon, silic.
– Các dạng bài tập trong SGK, sách bài tập và đề thi THPT Quốc Gia.
II. Cấu trúc đề kiểm tra học kì 1 Hóa 11
1, Trắc nghiệm: 7 điểm gồm 21 câu (kiến thức cơ bản trong các chương: sự điện li, nhóm nitơ – cacbon, đại cương hữu cơ)
2, Tự luận: 3 điểm gồm 2 câu (sơ đồ phản ứng và bài tập tổng hợp về HNO3 và bài toán về cacbon)
III. Bài tập thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa
1. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Dẫn từ từ V lít khí NH3 (đktc,) vào lượng dư dung dịch AlCl3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,9g kết tủa. Giá trị của V?
A.2,8 lít
B.2,24 lít
C.3,36 lít
D.1,792 lít
Câu 2: Số oxi hóa của Nitơ trong các chất: NO, NO2, HNO3, NH3 là:
A.+2,+4,+5,-3
B.+1,+2,+5,-3
C.+1,+4,+5,-3
D.+2,+4,+5,+3
Câu 3: Cho hai dung dịch: Dung dịch A chứa H2SO4 0,1M và HCl 0,2M và dung dịch B chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Trộn 100ml dung dịch A với V ml dung dịch B thu được dung dịch C có pH=7. Tính giá trị V
A.60ml
B.120ml
C.100ml
D.80ml
Câu 4: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh
A.HNO2, Cu(NO3)2, H3PO4
B.KCl, CH3COONa, HF
C.H2SO4, KNO3, NaHCO3
D.HNO3, CuSO4, H2S
Câu 5: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A.1
B.2
C.4
D.3
Câu 6: Dung dịch có pH > 7, tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa
- BaCl
- NaOH
- Ba(OH)2
- H2SO4
Câu 7: Phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4 biểu diễn bản chất của phản ứng
A.Ba(OH)2+2HNO3 →Ba(NO3)2+2H2O
B.Ba(OH)2+H2SO4 → BaSO4+2H2O
C.Ba(OH)2+CuSO4 → BaSO4+Cu(OH)2
D.Ba(OH)2+Na2SO4 → BaSO4+2NaOH
Câu 8: Để nhận ra khí amoniac ta dùng….., hiện tượng……
A.Giấy quỳ tím ẩm, chuyển sang màu đỏ
B.Giấy quỳ tím, chuyển sang màu đỏ
C.Giấy quỳ tím, chuyển sang màu xanh
D.Giấy quỳ tím ẩm, chuyển sang màu xanh
Câu 9: Cho dung dịch Ba(OH)2 0,0005M, pH của dung dịch có giá trị là
- 12
- 11,7
- 3,3
- 10,7
Câu 10: Phương trình điện li nào đúng?
A.AlCl3 → Al3+ + 3Cl2-
B.CaCl2 → Ca2+ + 2Cl–
C.Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-
D.Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH–
Câu 11: Hòa tan hết 4,59g Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 16,75 (không còn sp khử nào khác). Thể tích NO và N2O (dktc) thu được lần lượt là
- 2,24 lít và 6,72 lít
- 2,016 lít và 0,672 lít
- 0,672 lít và 2,016 lít
- 1,972 lít và 0,448 lít
Câu 12: Cho các nhận xét sau:
(a) Nitơ là chất khí, màu trắng, tan ít trong nước
b) Nitơ chiếm khoảng 80% thể tích không khí
(c) Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu
(d) Amoniac là chất khí không màu, mùi khai
(e) Dung dịch amoniac có môi trường bazơ yếu
(f) Amoniac tính oxi hóa và tính khử.
Số nhận xét đúng là
A.5
B.3
C.4
D.6
Câu 13: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là
- 66,75g
- 33,35g
- 6,775g
- 3,335g
Câu 14: Tính chất hóa học của N2 là:
A.Lưỡng tính
B.Tính khử và tính bazơ yếu
C.Tính oxi hóa và tính axit
D.Tính khử và tính oxi hóa
Câu 15: Các tính chất hóa học của HNO3 là:
- Tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh
- Tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân hủy
- Tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh
- Tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân hủy
Câu 16: Chất nào sau đây không phân li thành ion khi tan trong nước
- HNO3
- Ca(OH)2
- C2H5OH
- MgCl2
Câu 17: Dung dịch A chứa 0,2 mol SO42-; 0,3 mol Cl–; 0,1 mol Mg2+ và x mol K+. Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:
- 36,15g
- 57,15g
- 32,25g
- 51,75g
Câu 19: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k); H < 0
Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải
- Tăng nhiệt độ và áp suất
- Giảm nhiệt độ và áp suất
- Tăng nhiệt độ và giảm áp suất
- Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất
Câu 20: Cho phản ứng hóa học NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?
- 2KOH + FeCl2→ Fe(OH)2+ 2KCl
- NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
- NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
- KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
Câu 21: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:
- NH4+, NO3–, HCO3–, OH–
- K+, H+, SO42-, OH–
- Na+, NH4+, H+,CO32-
- Ca2+, Fe2+, NO3–, Cl–
Câu 22. Cho các dung dịch sau: (1) dung dịch NaOH, (2) dung dịch HCl, (3) dung dịch NaCl, (4) dung dịch NaNO3, (5) dung dịch CH3COOH. Có bao nhiêu dung dịch có pH >7?
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 23: Tính chất vật lý nào sau đây không phù hợp với N2 ở điều kiện thường?
- Chất khí.
- Nhẹ hơn không khí.
- Tan nhiều trong nước.
- Không màu.
Câu 24. Thành phần chính của supephotphat kép là
- Ca(H2PO4)2.
- Ca(H2PO4)2;CaSO4.
- Ca3(PO4)2.
- CaHPO4.
Câu 25: Công thức phân tử của amoniac là
- HNO3.
- CH4.
- NH4Cl.
- NH3.
Câu 26. Nguyên tử nitơ (7N) có cấu hình electron là
- 1s22s22p2.
- 1s22s22p3.
- 1s22s22p4.
- s22s22p5.
Câu 27. Ở điều kiện thường N2 khá trơ về mặt hóa học là do
- có liên kết ba trong phân tử.
- có số oxi hóa bằng 0.
- có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
- N2 là chất khí.
Câu 28. Nhúng giấy quỳ tím vào bình đựng dd NH3, giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu
- xanh.
- đỏ.
- vàng.
- hồng.
Câu 29: Khi nhiệt phân muối AgNO3 thu được sản phẩm gồm:
- Ag;NO;O2.
- Ag2O; NO; O2.
- Ag2O; NO2; O2.
- Ag; NO2; O2.
Câu 30: Cho phản ứng sau: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là
- chất khử và môi trường.
- chất oxi hóa.
- axit.
- chất oxi hóa và môi trường.
Câu 32. Thành phần chính của thủy tinh lỏng gồm
- Na2SiO3vàK2SiO3.
- Na2SiO3.KOH.
- Na2CO3 và SiO2.
- K2CO3 và SiO2.
Câu 33. Dẫn khí CO đi qua CuO nung nóng thu được sản phẩm gồm
- Cu và CO2.
- Cu và C.
- Cu2O và
- D. Cu và CO.
Câu 34. Cho phản ứng sau: 2 NaOH + Si + H2O → Na2SiO3 + 2H2. Trong phản ứng trên
- Si đóng vai trò chất khử
- Si đóng vai trò chất oxi hóa.
- Si là một axit
- Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Câu 35: Hấp thụ hết 2,24 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M thu được dung dịch X. Thành phần chất tan trong dung dịch X là
- NaHCO3.
- Na2CO3.
- Na2CO3và NaHCO3.
- NaOH và Na2CO3.
Câu 36. Hòa tan hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm CaCO3 và KHCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít (ở đktc) khí CO2. Giá trị m là
- 10 .
- 20.
- 8.
- 12.
Câu 37. Khử 23,2 gam hỗn hợp các oxit sắt bằng khí CO, thu được 20 gam hỗn hợp rắn. Thể tích khí CO (ở đktc) đã phản ứng là
- 4,48 lít.
- 2,24 lít.
- 6,72 lít.
- 8,96 lít.
Câu 38, Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
- CaCO3.
- CH4.
- CO.
- CO2.
Câu 39: Trong hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hóa trị
- I.
- II.
- III.
- IV.
Câu 40. Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là
- liên kết cộng hóa trị.
- liên kết ion.
- liên kết cho-nhận.
- liên kết hidro.
Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa học 11 trường THPT Yên Hòa – Hà Nội
Link download: TẠI ĐÂY
A – KIẾN THỨC CƠ BẢN
CHƯƠNG I: ĐIỆN LI
- Nêu khái niệm, phân loại, ví dụ chất điện li?
- Phân loại, phương trình điện li của axit, bazo, hidroxit lưỡng tính theo Areniut? Cho ví dụ? Kể tên axit mạnh, bazo mạnh, hidroxit lưỡng tính?
- Nêu công thức tính pH, pOH, mối quan hệ giữa pH và môi trường của dung dịch?
- Cho biết khoảng pH đổi màu của quì tím, phenolphtalein?
- Cách viết phương trình ion rút gọn? Cho ví dụ. Ý nghĩa của phương trình ion thu gọn?
- Điều kiện của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch? Lấy ví dụ?
- Khái niệm, phân loại muối và sự thủy phân của muối?
CHƯƠNG II: NITƠ – PHOTPHO
- Cho biết cấu tạo phân tử, cấu hình electron, vị trí của Nitơ và Photpho? Xác định các số oxi hóa, hóa trị có thể có của Nitơ, Photpho?
- Tổng kết tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế, nhận biết của: N2, NH3 , muối amoni,HNO3, muối nitrat.
- Tổng kết tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế: P, H3PO4, muối photphat.
- Nêu khái niệm, phân loại, thành phần dinh dưỡng, ví dụ, phương pháp sản xuất các loại phân bón?
CHƯƠNG III: CACBON – SILIC
- Nêu đặc điểm cấu tạo của nguyên tử cacbon, silic về: vị trí, số electron lớp ngoài cùng và các số oxi hóa có thể có trong các hợp chất?
- Tổng kết tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế: C, CO, CO2, axit cacbonic, muối cacbonat?
- Tổng kết tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế: Si, SiO2, H2SiO3 và muối silicat?
- So sánh tính chất hóa học của CO với CO2. Viết phương trình hóa học minh họa?
B – BÀI TẬP
CHƯƠNG I: ĐIỆN LI
1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho các chất sau: KCl, KClO3, BaSO4, Cu(OH)2, SO2, Cl2, H2S, Glixerol, CaCO3, H3PO4, Glucozơ, CH4. Chất nào là chất điện li mạnh, chất nào điện li yếu, chất nào không điện li?
Câu 2: Trường hợp nào sau đây dẫn điện: nước cất, nước biển, dung dịch KOH, KOH rắn, dung dịch glixerol C3H5(OH)3, dung dịch HCl trong nước, dung dịch HCl trong benzen?
Câu 3: Cho biết màu của quỳ tím khi nhúng vào các dung dịch sau và giải thích? HCl, NaOH, K2CO3, Na2S, Na3PO4, AlCl3, Fe(NO3)2, NH4Cl.
Câu 4: So sánh giá trị pH của các dung dịch sau
a) HCl, CH3COOH, H2SO4 cùng nồng độ mol
b) NaOH, Na2CO3, Ba(OH)2 cùng nồng độ mol
Câu 5: Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có) sau?
(1). Fe2(SO4)3 + KOH (2). Pb(NO3)2 + H2S (3). KNO3 + NaCl (4). BaCl2 + Na2SO4 (5). AgNO3 + HCl |
(6). CH3COONa + HCl (7). NH3 + HCl (8). Mg(OH)2 + H2SO4 (9). NaHCO3 + NaOH (10). AlCl3 + NaOH |
(11). KHSO3 + HCl (12). CaCO3 + HCl (13). FeS + H2SO4 (14). NH4Cl + NaOH (15). NaHSO4 + Na2CO3 |
Câu 7: Nêu hiện tượng và giải thích?
- Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
- Cho từ từ dung dịch KOH vào dung dịch ZnCl2
- Cho dung dịch NaOH tác dụng dung dịch Ca(HCO3)2
- Cho dung dịch NaHSO4 tác dụng dung dịch Ba(HCO3)2
Câu 8: Chỉ dùng quì tím nhận biết các dung dịch sau: Na2CO3, NaOH, NaCl, BaCl2, HCl
Câu 9:
a) Tính khối lượng oleum H2SO4.3H2O cần hòa tan vào 1 lit nước để được dung dịch có pH = 1?
b) Tính khối lượng BaO hòa tan vào 2 lit nước để được dung dịch có pH = 12?
c) Tính thể tích nước cần thêm vào 10 ml dung dịch HCl 0,01M để được dung dịch có pH = 3?
d) Dung dịch A có pH = 2. Dung dịch B có pH = 12. Tính tỉ lệ thể tích của dung dịch A và dung dịch B để khi trộn lẫn A và B thì được
- Dung dịch có pH = 7
- Dung dịch có pH = 11
Câu 10: Dung dịch A gồm HCl 0,01M, HNO3: 0,03M; H2SO4: 0,03M. Dung dịch B gồm NaOH 0,06M và Ba(OH)2: 0,02M.
a) Tính pH của dung dịch A và dung dịch B?
b) Trung hòa 1 lit dung dịch A cần V (lít) dung dịch B thu được dung dịch C và m gam kết tủa D. Lọc bỏ D, cô cạn dung dịch C thu được a gam kết tủa. Tính V, m và a?
c) Trộn lẫn 1 lít dung dịch A với 4 lít dung dịch B được dung dịch E. Tính pH của E?
d) Trộn lẫn V1 lit dung dịch A với V2 lit dung dịch B được dung dịch có pH = 3. Tính tỉ lệ V1:V2?
Câu 11: Cho dung dịch A gồm H+: 0,1 mol; Al3+: 0,1 mol và Cl–: x mol. Cho dung dịch B gồm Na+ : 0,25 mol; Ca2+: 0,1 mol và OH– : c mol.
a) Tính x, y?
b) Cho 1 lit dung dịch A tác dụng 1 lit dung dịch B thu được m gam kết tủa. Tính m?
Câu 12: Cho V lit dung dịch NaOH 1M tác dụng với 100ml dung dịch chứa AlCl31M, Al2(SO4)3 0,05M thu được 7,8 gam kết tủa. Tính giá trị lớn nhất của V?
Câu 13: Cho 200ml dd Ba(OH)2 0,6M vào 100ml dd chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của m?
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Hóa học trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2021-2022
Link download: TẠI ĐÂY
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Hóa học trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 221-2022là đề cương được giáo viên của trường THPT Xuân Đỉnh soạn, đề cương gồm toàn bộ kiến thức môn Hóa học lớp 11 trong học kì 1. Đề cương gồm những nội dung kiến thức ôn tập và bài tập. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Hóa học trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội năm học 2021-2022
Link download: TẠI ĐÂY
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Hóa học trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội năm học 2019-2020 là bộ đề cương được giáo viên của trường THPT Bắc Thăng Long biên soạn. Đề cương gồm 2 trang và có 2 phần lý thuyết và bài tập, tổng hợp toàn bộ kiến thức của môn Hóa học lớp 11 trong học kì 1. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.
Trên đây là cập nhật link tải bộ đề cương ôn tập hóa 11 học kì 1 năm học 2022. Trong quá trình tải về máy, nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại comment để được chúng tôi hỗ trợ. Trân trọng!