Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2, các em học sinh cần tham khảo đè cương ôn tập các môn học để nắm được kiến thức trọng tâm. Bộ đề cương ôn tập Vật Lý 7 học kì 2 có đầy đủ đáp án dưới đây được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau gồm đầy đủ lý thuyết và tài bập. Thông qua đó các em có thể ôn tập tốt hơn, củng cố kiến thức và làm quen cùng các dạng bài tập trước khi bước vào kì thi chính thức.
Xem thêm: Download 30+ đề cương Hóa 8 học kì 2 học kỳ 2021 – 2022
Link tải đề cương ôn tập vật lý 7 học kì 2 có đáp án
Bạn có thể tải bộ đề cương ôn tập Vật lý 7 học kì 2 có đáp án theo link sau đây:
Đề cương ôn tập môn Vật Lý lớp 7 học kì 2 có đáp án
HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Môn: Vật lý 7
Câu 1: Sự nhiễm điện do cọ xát. Những vật sau khi cọ sát có khả năng hút các vật nhẹ hoặc phóng điện qua vật khác gọi là các vật đã bị nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
– Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
-Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.
*Ví dụ: Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ (các vụn giấy, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ).
Câu 2: Chất dẫn điện và chất cách điện :
– Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện .
Chất dẫn điện thường dùng là đồng, nhôm, chì, hợp kim, …
– Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua .Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện .
Chất cách điện thường dùng là nhựa, thuỷ tinh, sứ, cao su,
*Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.
Câu 3: Sơ đồ mạch điện: Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mô tả cách mắc các bộ phận của mạch điện bằng các kí hiệu .
– Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng .
Câu 4: Chiều dòng điện. Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện .
– Chiều dịch chuyển có hướng của các Electron tự do trong dây dẫn kim loại ngược với chiều dòng điện theo quy ước .
– Dòng điện cung cấp bởi Pin và Aquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều
Câu 5: Dòng điện. – Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
– Bóng đèn điện sáng, quạt điện quay… là những biểu hiện chứng tỏ có dòng điện chạy qua các thiết bị đó.
Câu 6: Nguồn điện :Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện.
– Các nguồn điện thường dùng trong thực tế là pin và acquy.
– Nguồn điện có hai cực là cực âm, kí hiệu là dấu trừ (-) và cực dương, kí hiệu là dấu cộng (+)
– Nhận biết được các cực dương và cực âm của các loại nguồn điện khác nhau (pin con thỏ, pin dạng cúc áo, pin dùng cho máy ảnh, ắc quy…)
Câu 7: Có mấy loại điện tích. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm .
-Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau .
-Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) ; Điện tích của thanh nhựa sẩm màu vào vải khô là điện tích âm ( – ).
Câu 8: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện + Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
+ Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng cao thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức.
Mỗi dụng cụ điện hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó.
Câu 9: Cường độ dòng điện. Tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng
Kí hiệu của cường độ dòng điện là chữ I. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiêu là A; để đo dòng điện có cường độ nhỏ ta dùng đơn vị mili ampe, kí hiệu mA.
1A = 1000mA; 1mA = 0,001A.
Câu 10: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
Đề cương Vật lý 7 học kì 2 năm 2021 – 2022
Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
– Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
– Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.
Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?
– Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
– Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 3: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
– Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 4: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
– Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
Câu 5: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì?
– Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
– Nguồn điện cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
Câu 6: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?
– Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: đồng, nhôm…
– Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. Ví dụ: sứ, cao su…
Câu 7: Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín?
– Chiều dòng điện quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Trên đây là bộ đề cương ôn tập vật lý 7 học kì 2 chi tiết nhất do Seolalen tổng hợp. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.