Đề cương Lịch sử 10 HK1 được seolalen.vn sưu tầm và đăng tải xin gửi đến các bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết là tài liệu ôn tập môn Lịch sử vào 10. Các câu hỏi trong đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 này là hệ thống câu hỏi cũng như có các gợi ý trả lời tóm tắt kiến thức trọng tâm nhất, giúp các bạn ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi cuối kì 1 lớp 10 môn Lịch sử được hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và download về máy qua bài viết này.
Xem thêm: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2021 – 2022
Tuyển tập bộ đề ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm (mới nhất)
- Link download: TẠI ĐÂY
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử năm 2021
Câu 1. Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở
- Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.
- Vùng ven biển Địa Trung Hải.
- Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
- Lưu vực các dòng sông lớn ở vùng ven biển Địa Trung Hải.
Câu 2. Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.
- Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
- Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng
- Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.
Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào?
- Khoảng từ thiên niên kỉ IV-III TCN.
- Khoảng 3000 năm TCN.
- Cách đây khoảng 4000 năm.
- Cách đây khoảng 3000 năm.
Câu 4. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn?
- Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.
- Điều kiện từ nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
- Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.
- Gồm tất các nguyên nhân trên.
Câu 5. Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?
- Đá.
- Đồng.
- Đồng thau, kể cả đá, tre, gỗ.
- Sắt.
Câu 6. Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?
- Trồng trọt, chăn nuôi.
- Thương nghiệp.
- Thủ công nghiệp.
- Nông nghiệp.
Câu 7. Cư dân cổ đại phương Đông vẫn lấy nghề gốc là
- Nghề nông.
- Chăn nuôi gia súc.
- Buôn bán.
- Thủ công nghiệp.
Câu 8. Điều kiện tự nhiên và phương thức gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong công việc
- Khai phá đất đai, trị thủy, làm thủy lợi.
- Chăn nuôi đại gia súc.
- Buôn bán đường biển.
- Sản xuất thủ công nghiệp.
Câu 9. Nhà nước cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu?
- Ai Cập (Bắc Phi).
- Lưỡng Hà (Tây Á).
- Ấn Độ.
- Trung Quốc.
Câu 10. Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện:
- Trung Quốc; 2. Ai Cập; 3. Ấn Độ; 4. Lưỡng Hà.
- 1,2,4,3.
- 2,4,3,1.
- 2,4,1,3.
- 2,3,4,1.
Câu 11. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
- Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.
- Vua, quý tộc, nô lệ.
- Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.
- Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
Câu 12. Đối tượng nào không thuộc tầng lớp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Quý tộc, quan lại.
- Tăng lữ.
- Chủ ruộng đất.
- Thương nhân.
Câu 13. Ý nào không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?
- Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ hoặc bị phạm tội.
- Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.
- Được coi là “công cụ biết nói”.
- Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Câu 14. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
- Nông dân công xã.
- Nô lệ.
- Thợ thủ công.
- Thương nhân.
Câu 15. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là
- Nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.
- Nhu cầu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng.
- Nhu cầu phát triển kinh tế.
- Nhu cầu xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.
Câu 16. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của
- Nhà nước độc tài quân sự.
- Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.
- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- Nhà nước dân chủ tập quyền.
Câu 17. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nhà vua ở phương Đông cổ đại.
- Đại diện cho thần thánh dưới trần gian.
- Là Thiên tử (con trời).
- Người chủ tối cao của đất nước.
- Người có quyền quyết định mọi chính sách và công việc.
Câu 18. Giúp việc cho vua là
- Thừa tướng.
- Vidia
- Bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc.
- Hội đồng quý tộc.
Câu 19. Bộ máy giúp việc cho vua phụ trách rất nhiều công việc, ngoại trừ.
- Thu thuế.
- Chỉ đạo xây dựng các công trình công cộng.
- Chỉ huy quân đội.
- Cai quản đền thờ thần.
Câu 20. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại.
- Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.
- Do vua đứng đầu có quyền lực tối cao.
- Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.
- Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.
Câu 21. Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?
- Xuất hiện sớm nhất, do nhà vua đứng đầu.
- Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao.
- Xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, có quyền lực tối cao.
- Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại.
Câu 22. Thiên văn học và lịch sơ khai ra đời sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông là do nhu cầu
- Cúng tế các vị thần linh.
- Phục vụ việc buôn bán bằng đường biển.
- Sản xuất nông nghiệp.
- Tìm hiểu vũ trụ, thế giới của con người.
Câu 23. Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là
- Dương lịch.
- Âm lịch.
- Nông lịch.
- Âm dương lịch.
Câu 24. Người phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra nhiều loại chữ, ngoại trừ
- Chữ tượng hình.
- Chữ tượng ý.
- Hệ chữ cái A, B, C.
- Chữ hình nêm
Câu 25. Điểm hạn chế của chữ viết của người phương Đông là
- Chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế. B. Chất liệu để viết chữ rất khó tìm.
- Các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.
- Chỉ để biên soạn các bộ kinh, không có khả năng ứng dụng trong thực tế.
Câu 26. Ý nào không phản ánh đúng nhu cầu dẫn đến sự sáng tạo toán học của người phương Đông?
- Tính toán lại diện tích ruộng đất sau mỗi mùa nước ngập.
- Tính toán trong xây dựng.
- Tính toán các khoản nợ nần.
- Tính toán lỗ lãi trong buôn bán nô lệ.
Câu 27. Chữ số A rập kể cả số 0 được dùng ngày nay là thành tựu của
- Người Ai cập cổ đại
- Người Lưỡng Hà
- Người La Mã cổ đại
- Người Ấn Độ cổ đại
Câu 28. Kim tự tháp là thành tựu kiến trúc của cư dân cổ
- Ai Cập
- Trung Quốc
- Ấn Độ
- Lưỡng Hà
Câu 29. Nhận xét nào không đúng về nền văn hóa cổ đại phương Đông?
- Là cái nôi của nền văn minh nhân loại B. Có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học…
- Những thành tựu khoa học của người phương Đông đặt nền tảng cho sự ra đời của các ngành khoa học sau này
- Thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông
Câu 30. Vì sao trong các bộ luật nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này?
- Người phương Đông cổ đại rất coi trọng công tác thủy lợi B. Để đảm bảo tưới tiêu cho ruộng đồng
- Ở đây nghề nông là gốc
- Hình thành bên lưu vực các dòng song lớn, công tác trị thủy và thủy lợi là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển quốc gia
Câu 31. Nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển được như ở phương Đông cổ đại là vì
- Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải
- Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác
- Khí hậu ở đây khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán
Câu 32. Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?
- Công cụ bằng kim loại
- Công cụ bằng đồng
- Công cụ bằng sắt
- Thuyền buồm vượt biển
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch Sử (có đáp án)
- Link download: TẠI ĐÂY
Câu 1. Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy?
– Gợi ý trả lời:
Sự ra đời công cụ lao động bằng chất liệu nào làm thay đổi rõ rệt về chất của xã hội nguyên thuỷ
Khi công cụ lao động đó ra đời làm thay đổi xã hội như thế nào?
Mối quan hệ xã hội đó biểu hiện ra sao đối với những người có chức phận?
Câu 2. Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? Theo em cơ sở nào là quan trọng nhất?
– Gợi ý trả lời:
Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn:
Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ và mềm, nước tưới đầy đủ.
Khó khăn: trị thuỷ các dòng sông, phải làm kênh tưới tiêu.
Nông nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt.
Công tác thuỷ lợi đòi hỏi sự hợp sức và sáng tạo.
=> Dựa vào các yếu tố trên em tự rút ra cơ sở nào là quan trọng nhất cho việc hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.
Câu 3. Những thành tựu văn hóa nổi bật của các quốc gia cổ đại Phương Đông? Hãy kể tên ít nhất 3 công trình kiến trúc là kỳ quan thế giới thời cổ đại?
– Gợi ý trả lời:
Sự ra đời của lịch và thiên văn học:
Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thuỷ các dòng sông.
Nông lịch: một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, tuần, ngày và mùa.
Biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt Trời; ngày có 24 giờ.
Chữ viết:
Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết; đây là phát minh lớn của loài người.
Thời gian xuất hiện chữ viết: khoảng thiên niên kỉ IV TCN.
Chữ tượng hình, tượng ý và tượng thanh.
Nguyên liệu để viết: giấy papirút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa.
Toán học:
Thành tựu: phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60; các chữ số từ 1 đến 9 và số 0; biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính được diện tích các hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu, tính được số pi bằng 3,16.
Giá trị: là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân loại.
Kiến trúc:
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở mỗi nước: kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hinđu ở Ấn Độ.
Giá trị: là những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo vĩ đại của con người.
Câu 4. Em hiểu thế nào là nông lịch? Vì sao nói nông lịch có tác dụng tích cực đối với cư dân phương Đông? Cho ví dụ?
* Gợi ý trả lời:
Khái niệm nông lịch: học sinh tự rút ra khái niệm sau khi học bài các quốc gia cổ đại phương Đông
Giải thích vì sao:
Nền kinh tế chính của cư dân phương Đông là gì?
Để phát triển nền kinh tế đương đại thì cư dân phương Đông làm gì?
Cư dân phải chú ý vào các hiện tượng nào, ở đâu để xác định phương cách kinh tế của mình.
Khi xác định đúng thì tác dụng sẽ như thế nào?
=> Học sinh tự suy luận
Câu 5. Lập bảng so sánh tổng quất giữa P.Đông cổ đại và P.Tây cổ đại theo mẫu sau:
– Gợi ý trả lời:
Lĩnh vực
Phương Đông
Phương Tây
Điều kiện tự nhiên
Kinh tế chủ đạo
Tầng lớp xã hội chủ yếu
Thời gian ra đời nhà nước
Thể chế nhà nước
Câu 6. Vì sao nói khoa học đến thời kỳ Hy Lạp và Rôma mới thật sự trở thành khoa học? Cho ví dụ?
=> Học sinh tự giải thích sau khi đọc và tìm hiểu ở bài các quốc gia cổ đại phương Tây Hy Lạp-Rôma.
Câu 7. Những chính sách tiến bộ và biểu hiện phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường?
Gợi ý trả lời:
Chính trị – xã hội:
Lập thêm chức Tiết độ sứ (là những thân tộc và công thần) đi cai trị vùng biên cương.
Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (con em địa chủ).
Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược: Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam… lãnh thổ được mở rộng.
Kinh tế:
Thời Đường, thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô – dung – điệu. Ruộng tư nhân phát triển. Do vậy, kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước
Thời Đường bước vào giai đoạn thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có đông người làm việc.
Thời Đường, ngoài đường biển đã hình thành “con đường tơ lụa”, buôn bán với nước ngoài làm cho ngoại thương được khởi sắc.
Câu 8. Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc phong kiến? Nhận xét?
– Gợi ý trả lời:
Nho giáo:
Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.
Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.
Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo.
Phật giáo:
Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.
Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.
Sử học:
Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập: Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố… Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.
Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.
Văn học:
Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị…
Ở thời Minh – Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là “tiểu thuyết chương hồi” với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung…
Khoa học – kĩ thuật:
Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học…
Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
Nghệ thuật kiến trúc:
Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như: Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.
Câu 9. Hãy cho biết Sự thành lập, chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê Li và Vương triều Mô Gôn đối với Ấn Độ?
– Gợi ý trả lời:
a/ Vương triều Hồi giáo Đê-li
Hoàn cảnh ra đời của Vương triều Hồi giáo Đê-li: do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
Quá trình hình thành: năm 1206, người Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ, lập nên Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi là Đê-li.
Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại; có sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
b/ Vương triều Mô-gôn
Năm 1398, thủ lĩnh – vua Ti-mua Leng thuộc dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 Vương triều Mô-gôn được thành lập.
Các đời vua đều ra sức củng cố theo hướng “Ấn Độ hoá” và xây dựng đất nước, Ấn Độ có bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 – 1605) với nhiều chính sách tích cực (xây dựng chính quyền mạnh, hoà hợp dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, nghệ thuật…).
Giai đoạn cuối, do những chính sách cai trị hà khắc của giai cấp thống trị (chuyên chế, đàn áp, lao dịch nặng nề, xây dựng nhiều công trình rất tốn kém…) tạo nên sự phản ứng của nhân dân ngày càng cao, nên Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. Ấn Độ đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).
Câu 10. So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai Vương triều Hồi giáo Đê Li và Vương triều Mô Gôn.
Câu 11: Điều kiện hình thành các quốc gia Đông Nam Á? Các quốc gia Đông Nam Á đã trải qua những giai đoạn thăng trầm nào, kể ra?
Gợi ý trả lời:
Điều kiện hình thành: sự xuất hiện kĩ thuật luyện kim; sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước; ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa.
Các giai đoạn thăng trầm: (có 3 giai đoạn: chú ý chỉ kể ra các giai đoạn ứng với các mốc thời gian ngoài ra không trình bày vấn đề nào khác) học sinh tự xem bài học và tự thống kê.
Câu 12: Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc điểm kinh tế nổi bật trong lãnh địa là gì? Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Lãnh địa: là một khu đất rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm… Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, thôn xóm của nông dân…
Đặc điểm kinh tế của lãnh địa: Là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc
Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa:
Sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.
Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.
Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác (thuế thân, cưới xin…).
Mặc dù có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc, nhưng phải sống trong túp lều tối tăm bẩn thỉu.
Đời sống của lãnh chúa:
Cuộc sống của nông nô:
Câu 13: Nguyên nhân ra đời và vai trò của thành thị trung đại?
Gợi ý trả lời:
- Nguyên nhân ra đời của thành thị:
Sản xuất phát triển và có nhiều biến đổi, xuất hiện tiền đề của kinh tế hàng hoá, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, không bị đóng kín trong lãnh địa.
Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất, thoát khỏi lãnh địa.
b. Vai trò của thành thị:
Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển.
Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, hình thành các trường đại học lớn.
Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia.
Câu 14: Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
– Gợi ý trả lời:
a. Nguyên nhân:
Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao.
Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.
Khoa học – kĩ thuật có nhiều tiến bộ:
Ngành hàng hải đã có những hiểu biết về địa lí, đại dương, sử dụng la bàn.
Kỹ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày ở các đại dương lớn.
b. Hệ quả:
Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau.
Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.
Tuy nhiên, có hạn chế là đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử Trường THPT Đa Phúc năm học 2021 2022
- Link download: TẠI ĐÂY
Kiến thức cần đạt:
– Nắm được những nét chính về văn hóa truyền thống Ấn Độ và sự ảnh hưởng của nó ra bên ngoài. Liên hệ Việt Nam
– Các vương triều nổi bật của Ấn Độ thời phong kiến
– Các giai đoạn hình thành, phát triển và suy vong của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
– Những đặc điểm nổi bật của 2 vương quốc phong kiến: Cam- pu -chia và Lào
– Chế độ phong kiến Tây Âu: Thời gian hình thành, các giai cấp chính, đặc trưng về kinh tế, chính trị (So sánh với phong kiến phương Đông).
– Những cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu và hệ quả.
– Hoàn cảnh, nội dung, thàn tựu, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng.
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đầu Công nguyên, Vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều A-sô-ca. B. Vương triều Gúp-ta
C. Vương triều Hác-sa. D. Vương triều Hậu Gúp-ta.
Câu 2. Tôn giáo nào bắt nguồn từ những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ?
A. Phật giáo. B. Hin đu giáo.
C. Hồi giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 3. Thần Brama trong Hinđu giáo được gọi là thần
- Sáng tạo thế giới.
- Hủy diệt.
- Bảo hộ.
- Sấm sét.
Câu 4. Dưới thời vua A-sô-ca, loại hình chữ viết nào ở Ấn Độ được hoàn thiện?
- Chữ tượng hình.
- Chữ cổ Brahmi.
- Chữ Phạn (san-skơ-rít)
- Chữ Khơ-me cổ.
Câu 5. Thần Shiva trong Hinđu giáo được gọi là thần
- Sáng tạo thế giới
- Hủy diệt
- Bảo hộ
- Sấm sét.
Câu 6. Thần Visnu trong Hinđu giáo được gọi là thần
- Sáng tạo thế giới
- Hủy diệt
- Bảo hộ
- Sấm sét.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây thể hiện hoàn cảnh ra đời của Vương triều Đêli ở Ấn Độ?
- Người Ấn Độ có nền văn hóa truyền thống, lập ra vương triều mới để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, đóng đô ở Đêli.
- Người Hồi giáo đã áp đặt Hồi giáo vào những cư dân ở Ấn Độ theo Hinđu giáo.
- Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ, đan xen tồn tại với văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Câu 8. Tôn giáo được ưu tiên phát triển trong thời kì Vương triều Đêli là
- Hồi giáo.
- Hinđu giáo.
- Phật giáo.
- Thiên chúa giáo.
Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ?
- Vương triều Hồi giáo Đêli bắt đầu suy yếu.
- Người Hồi giáo dòng dõi Mông Cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ.
- Vương triều Hồi giáo Đêli rút khỏi đất nước Ấn Độ.
- Những ông vua đầu tiên ra sức củng cố đất nước theo hướng “Ấn Độ hóa”.
Câu 10. Những chính sách của vua A-cơ-ba đã làm cho đất nước Ấn Độ
- phát triển thịnh vượng.
- trở thành đế quốc phong kiến.
- bị nước ngoài xâm lược.
- bi chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ.
Câu 11. Vương triều nào đã chấm dứt thời kì phân tán loạn lạc của đất nước Ấn Độ (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV)?
- Vương triều Gúp-ta.
- Vương triều Hồi giáo Đêli.
- Vương triều Mô-gôn.
- Vương triều Hác-sa.
Câu 12. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
- Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.
- Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.
- Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.
- Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.
Câu 13. Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
- Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.
- Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.
- Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.
- Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.
Câu 14. Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
- Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.
- Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.
- Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.
- Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.
Câu 15. Đông Nam Á là khu vực “châu Á gió mùa” vì
- là khu vực địa lí-lịch sử văn hóa riêng biệt.
- có điều kiện thuận lợi, là cái nôi xuất hiện loài người.
- có gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho nông nghiệp trồng lúa nước.
- có khí hậu gió mùa ảnh hưởng đến cảnh quan thực vật và động vật.
Câu 16. Ngành sản xuất chính ở các nước Đông Nam Á thời cổ đại là
- nông nghiệp.
- thủ công nghiệp.
- buôn bán đường biển.
- chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 17. Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á thời cổ đại là
- cây lúa nước.
- lúa mạch, lúa mì.
- cây ngô.
- cây lúa nương.
Câu 18. Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á?
- Hình thành tương đối sớm (những thế kỉ đầu Công nguyên).
- Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên những địa bàn hẹp.
- Sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.
- Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di của người Thái.
Câu 19. Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
- sự phát triển của các ngành kinh tế bản địa.
- sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ.
- ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
- làn sóng thiên di của các tộc người từ phương Bắc xuống.
Câu 20. Đánh giá nào sau đây đúng nhất về nền văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến?
- Tiếp thu, chọn lọc văn hóa bên ngoài và xây dựng được nền văn hóa riêng với những giá trị tinh thần độc đáo.
- Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa một số nước phương Tây được du nhập bởi những thương nhân châu Âu.
- Mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa bên ngoài.
Câu 21. Ở Campuchia, tộc người chiếm đa số là
A. Khơ me. B. Chăm. C. La Hủ. D. Vân Kiều.
Câu 22. Thời kì dài nhất và phát triển nhất của vương quốc Camphuchia là thời kì
A. Ăngco. B. Ăngcovát. C. Ăngcothom. D. Uđông.
Câu 23. Văn hoá của người Campuchia ảnh hưởng nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ. B. Việt Nam. C. Lào. D. Trung Quốc.
Câu 24. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Campuchia thời phong kiến là
A. Ăngcovát và Ăngcothom. B. Bôrôbuđua.
C. Thạt Luổng. D. Chùa hang.
Câu 25. Nghệ thuật kiến trúc của Campuchia ảnh hưởng của tôn giáo nào?
- Hin đu giáo và Phật giáo.
- Phật giáo và Hồi giáo.
- Hồi giáo và Hin đu giáo.
- Ấn Độ giáo
Câu 26. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là
- sông Mê Công chạy dọc từ bắc đến nam.
- sông Hoàng Hà chạy dọc từ bắc đến nam.
- sông Dương Tử chạy dọc từ bắc đến nam.
- sông Hằng chạy dọc từ bắc đến nam.
Câu 27. Chủ nhân của nền văn hoá “cự thạch” (chum đá) là người
A. Lào Thơng. B. Lào Lùm. C. Lào Thái. D. Chămpa.
Câu 28. Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì?
A. Lan Xang. B. Chân Lạp. C. Champa. D. Phù Nam.
Câu 29. Trong các thế kỉ XV – XVII, vương quốc Lào bước vào giai đoạn
A. thịnh vượng. B. suy yếu. C. khủng hoảng. D. tan rã.
Câu 30. Trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, Lan Xang luôn thực hiện chính sách gì?
- Quan hệ hoà hiếu.
- Quan hệ căng thẳng.
- Quan hệ xung đột.
- Bế quan toả cảng.
Câu 31. Đến thế kỉ XVIII, Lan Xang luôn phải chiến đấu chống quân xâm lược nào?
A. Xiêm. B. Campuchia. C. Trung Quốc. D. Mianma.
Câu 32. Tôn giáo chủ yếu của người Lào là
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Hin đu giáo. D. Nho giáo.
Câu 33. Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là
- Thạt Luổng.
- Ăngcovát.
- Ăngcothom.
- Chùa Vàng.
Câu 34. Văn hoá của người Lào ảnh hưởng nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ. B. Việt Nam. C. Lào. D. Trung Quốc.
Câu 35. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Hin đu giáo. D. Nho giáo.
Câu 36. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là
- lãnh địa phong kiến.
- thành thị trung đại.
- trang trại của quý tộc.
- xưởng thủ công của lãnh chúa.
Câu 37. Quá trình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình
- xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
- xác lập quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
- chia tách đế quốc Rôma thành nhiều vương quốc nhỏ.
- tập trung ruộng đất thành những trang trại lớn.
Câu 38. Khi kéo vào Rôma, người Giécman đã từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ và tiếp thu tôn giáo nào?
- Kitô giáo.
- Hồi giáo.
- Ấn Độ giáo.
- Phật giáo.
Câu 39. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là những giai cấp nào?
- Lãnh chúa và nông nô.
- Nông dân và nô tì.
- Quý tộc và nông dân.
Câu 40. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là
- một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.
- đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.
- lấy công thương nghiệp làm chính.
- người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá.
Câu 41. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
- Vua là người nắm quyền tối cao.
- Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn.
- Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lơn.
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.
Câu 42. Từ thế kỉ XI ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của
- nền kinh tế hàng hoá.
- điền trang thái ấp.
- đô thị hiện đại.
- lãnh địa phong kiến.
Câu 43. Ở hậu kì trung đại, quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong
- thủ công nghiệp.
- nông nghiệp.
- thương nghiệp.
- lãnh địa.
Câu 44. Thành thị trung đại ở Tây Âu chủ yếu được hình thành tại
- những nơi có đông người qua lại.
- thành thị cổ đại.
- những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ.
- nơi có nhiều nông dân.
Câu 45. Hoạt động kinh tế chủ yếu trong thành thị là
- thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- nông nghiệp và công nghiệp.
- thủ công nghiệp.
- thương nghiệp.
Câu 46. Cư dân chủ yếu của thành thị Tây Âu trung đại là
- thợ thủ công, thương nhân.
- thợ thủ công, nông dân.
- lãnh chúa, quý tộc.
- lãnh chúa, thợ thủ công.
Câu 47. Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của thành thị Tây Âu trung đại?
- góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
- góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
- góp phần tan rã nền kinh tế thủ công nghiệp.
- góp phần xây dựng chế độ phong kiến phân quyền.
Câu 48. Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là
- nông dân.
- thợ thủ công.
- nô lệ.
- thương nhân.
Câu 49. Những quốc gia nào dưới đây đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?
- Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- Tây Ban Nha, Hà Lan.
- Bồ Đào Nha, Italia.
- Tây Ban Nha, Anh.
Câu 50. Ai là người đầu tiên đi vòng quanh trái trái đất bằng đường biển ?
- Magienlan.
- Côlômbô.
- Điaxơ.
- Va-xcô đơ Ga-ma.
Câu 51. Trên lĩnh vực văn hoá, giai cấp tư sản muốn khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của
- Hi Lạp và Rôma cổ đại.
- Lưỡng Hà.
- Ai Cập
- Ba Tư.
Câu 52. Trên cơ sở khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của Hi Lạp-Rôma cổ đại, giai cấp tư sản muốn xây dựng một
- nền văn hoá mới tiến bộ.
- chế độ chính trị mới.
- mô hình xã hội mới.
- nền kinh tế mới.
Câu 53. Nền văn hoá mới mà giai cấp tư sản muốn xây dựng với nội dung là gì?
- Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học-kĩ thuật.
- Đề cao vai trò của Thiên Chúa giáo, coi trọng nhà thờ.
- Chú trọng phát triển triết học kinh viện.
- Chú trọng cải cách phong tục lối sống văn hoá.
Câu 54. I-ta-li-a được coi là quê hương của
- phong trào Văn hoá Phục hưng.
- cuộc cải cách tôn giáo.
- trào lưu triết học Ánh sáng.
- chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Câu 55. Thực chất của phong trào Văn hoá Phục là gì?
- Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá của giai cấp tư sản.
- Cuộc đấu tranh cuối cùng trên lĩnh vực văn hoá của giai cấp tư sản.
- Cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực triết học của giai cấp tư sản mới.
- Cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế giai cấp tư sản.
Câu 56. Nội dung nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng?
- Phê phán sâu sắc chế độ phong kiến, giáo hội nhà thờ.
- Lên án sâu sắc chế độ tư bản chủ nghĩa, giáo hội nhà thờ.
- Lên án sự bóc lột của giai cấp tư sản.
- Tấn công vào trật tự xã hội chiếm hữu nô lệ.
III- CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-XVIII được biểu hiện như thế nào?
Câu 2. Anh (chị) có nhận xét gì về văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến?
Câu 3. Trình bày các thành tựu văn hoá tiêu biểu của Campuchia thời phong kiến. Theo em, văn hoá Campuchia chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào?
Câu 4. Khái quát các giai đoạn phát triển của lịch sử vương quốc Lào.
Câu 5. Kể tên và nhận xét những công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào, Campuchia
Câu 6. Phân tích những đặc điểm về kinh tế, chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu.
Câu 7. Nhận xét đời sống của lãnh chúa và nông nô ở Tây Âu thời trung đại.
Câu 8. Nêu vai trò của thành thị trung đại.
Câu 9. Nêu nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 10. Khái quát các cuộc phát kiến địa lí lớn.
Câu 11. Các cuộc phát kiến địa lí lớn đã đem đến những hệ quả gì?
Câu 12. Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hoá Phục hưng?
Câu 13. Phân tích tính chất và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng.
Trên đây là cập nhật link tải bộ đề cương Lịch sử 10 HK1 năm học 2022. Trong quá trình tải về máy, nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại comment để được chúng tôi hỗ trợ. Trân trọng!