Bộ đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn được seolalen.vn tổng hợp chi tiết 150+ bộ sau đây được thực hiện theo hình thức, cấu trúc bám sát vào đề thi THPT do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Bộ đề thi được chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp các em học sinh có thể chuẩn bị một kho tàng kiến thức mới, luyện tập hiệu quả, giúp các em đạt kết quả cao trong kỳ thi.
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 – 2022
- Link download: TẠI ĐÂY
Mời các bạn tham khảo một số tỉnh bên dưới, còn lại tải file về để tham khảo nội dung chi tiết:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hải Dương
Sở GD&ĐT Hải Dương ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2021 – 20212 Môn: Văn |
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“Phan nói:
– Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
– Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”
(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Câu 3. (0,5 điểm) Từ “tiên nhân” trong đoạn văn trên chỉ những ai?
Câu 4. (0,5 điểm) Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:
” – Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”
Câu 5. (1,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà.
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
(Trích Bếp lửa – Bằng Việt – Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hải Dương 2020
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.
Câu 3. (0,5 điểm)
Từ “Tiên nhân”
– Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.
– Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.
Câu 4. (0,5 điểm) Các phép liên kết câu trong lời thoại sau:
– Phép nối: vả chăng
– Phép thế: “ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam” – “nỗi ấy”
” – Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”
Câu 5. (1,0 điểm)
Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ
– Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.
– Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.
– Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
*Yêu cầu về hình thức: đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)
*Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người.
Gợi ý:
– Gới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.
Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thăp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.
– Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn.
– Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.
+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.
+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.
+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn.
– Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể: khi đại dich COVID-19 diễn ra thì các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn ….. xuất hiện ở mọi nơi
– Phản đề: Phê phán những hành động xấu: Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng nhau để trục lợi cá nhân.
– Bài học: Phát huy tinh thần đoàn kết giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.
– Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.
Câu 2. (5,0 điểm)
Gợi ý:
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận xã hội: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà trong bài thơ Bếp Lửa được thể hiện trong: trích thơ
Thân bài: Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà
Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà:
– “Tám năm ròng cháu sống cùng bà” – tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng của bà. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương.
– Kháng chiến bùng nổ, “Mẹ cùng cha công tác bận không về”,bà vừa là cha, lại vừa là mẹ: “bà bảo cháu nghe – Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Chính bà là người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ cháu nên người. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, về những đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên.
-> Một loạt các từ ngữ “bà bảo”,”bà dạy”,”bà chăm” vừa diễn tả một cách sâu sắc tình thương bao la, sự chăm chút hết mình của người bà dành cho cháu, vừa thể hiện được lòng biết ơn của cháu đối với bà. Tình yêu và kính trọng bà của tác giả được thể hiện thật chân thành, sâu sắc: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.
– Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về:
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Đoạn thơ khiến ta chạnh nhớ về “tiếng chim tu hú” của nữ sĩ Anh Thơ: tiếng chim tu hú gắn liền với hình ảnh cha già với những kỉ niệm về một thời thiếu nữ hoa niên, tiếng chim tu hú len lỏi khắp bài thơ như một âm thanh u ẩn, không buồn mà tiếc. Còn ở đây, tiếng chim tu hú bước vào thơ Bằng Việt như một chi tiết để gợi nhắc nhà thơ về những kỉ niệm ấu thơ được sống bên bà. Tiếng chim tu hú – âm thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam mỗi độ hè về, báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cây. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. Phải chăng đó chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà? Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà – Kêu chi hòa trên những cánh đồng xa” mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Nó diễn tả nỗi lòng da diết của tác giả khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về bà.
=> Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích.
* Đặc sắc nghệ thuật:
– Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.
– Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.
– Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.
Kết bài: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà càng cho ta thấy rõ tình cảm thiêng liêng giữa bà với cháu.
Tuyển tập 22 đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10
- Link download: TẠI ĐÂY
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – Đề 1
Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.
(Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
- Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
- Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
- Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?
Câu 2 (3,0 điểm).
Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
- Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.
- Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.
- Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Câu 1 (2,0 điểm).
a. |
Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. |
0,5 đ |
b. |
Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. |
0,5 đ |
c. |
Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp. |
0,5 đ |
d. |
Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu. |
0,5 đ |
Câu 2 (3,0 điểm).
a, Chép tiếp 6 câu thơ (1,0 điểm):
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
* Cho điểm:
– Chép đúng (không kể dấu câu):
+ Đúng cả 6 câu: 0,75 điểm.
+ Đúng 4 – 5 câu: 0,5 điểm.
+ Đúng 2 – 3 câu: 0,25 điểm.
– Dấu câu:
+ Đúng 4 dấu câu trở lên: 0,25 điểm.
+ Sai hoặc thiếu từ 3 dấu câu trở lên: không cho điểm.
b, (1,5 điểm).
– Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. (0,5 điểm).
– Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
+ Về nội dung (0,5 điểm):
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
+ Về nghệ thuật (0,5 điểm):
Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
c, (0,5 điểm).
Chén đồng: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.
Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng tinh thần thì vẫn cho điểm tối đa.
Câu 3 (5,0 điểm).
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được tình yêu con sâu nặng của nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
– Tình cảm của ông Sáu dành cho con trong 3 ngày phép:
+ Tình huống: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không chịu nhận ông là cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
+ Nỗi nhớ cồn cào mãnh liệt thôi thúc ông Sáu về thăm con. Gặp con, cảm xúc hồi hộp, vui sướng trào dâng trong lòng ông. Nhưng vừa gặp, bé Thu đã hoảng sợ bỏ chạy khiến ông hụt hẫng “… mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
+ Trong 3 ngày ở nhà, ông Sáu dành cho con tình cảm sâu sắc và mong chờ tiếng gọi “ba” của con bé. Nhưng bé Thu bướng bỉnh không chịu nhận ba khiến ông rất đau khổ. “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
+ Trong bữa ăn, ông gắp thức ăn cho Thu “miếng trứng cá to vàng để vào chén nó” thể hiện tình yêu thương, chăm chút, muốn bù đắp cho con. Khi con bé hất bỏ miếng trứng cá, ông Sáu rất tức giận đánh vào mông nó một cái và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”
+ Khi bé Thu nhận ông là ba, ông sung sướng, nghẹn ngào đến trào nước mắt.
– Trong những ngày ở khu căn cứ:
+ Sau buổi chia tay con, ông Sáu luôn nhớ con da diết xen lẫn với sự ân hận vì đã đánh mắng con.
+ Thái độ vui mừng, sung sướng “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” khi nhặt được khúc ngà voi, vì ông sẽ thực hiện được tâm nguyện làm cây lược cho con như đã hứa.
+ Ông Sáu làm cây lược với tất cả sự công phu, kĩ lưỡng, khéo léo. Việc làm đó vừa làm dịu đi nỗi nhớ thương, ân hận vì đã đánh con vừa đốt cháy thêm khao khát được gặp con. “Có cây lược, anh càng mong gặp lại con”.
+ Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà cho con gái, nhưng ánh mắt ông, cái nhìn “không đủ lời lẽ để tả lại” của ông đã nói lên tất cả tình yêu ông dành cho con.
– Đánh giá:
+ Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó người đọc thấm thía những mất mát không gì bù đắp được của con người Việt Nam trong chiến tranh vừa trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ.
+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, tạo tình huống độc đáo, đặc biệt thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật góp phần thể hiện chân thực, cảm động tình cảm cao đẹp đó.
* Thang điểm:
Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc, phong phú. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, dẫn chứng hợp lí. Có thể mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.
Điểm 3 : Đáp ứng được khoảng nửa số ý, diễn đạt được, làm rõ trọng tâm. Có thể mắc một số lỗi.
Điểm 1, 2 : Nắm chưa chắc tác phẩm, dẫn chứng nghèo nàn. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Các điểm còn lại giám khảo tự cân nhắc.
Lưu ý:
– Phần mở bài và phần kết bài cho điểm tối đa là 1,0 điểm.
– Tổng điểm phần thân bài là 4,0 điểm.
– Việc chi tiết hoá điểm số trong phần thân bài được thống nhất trong hội đồng chấm.
– Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10.
– Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm .
45 Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
- Link download: TẠI ĐÂY
ĐỀ SỐ 1 |
ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: phút |
Phần I: (6 điểm)
Trong văn bản “Làng ”của Kim Lân có đoạn:
“Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?…”
(SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166)
- Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì?
- Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật?
- Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 – 15 câu theo theo phép lập luận tổng – phân – hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (Gạch chân và chú thích rõ).
- Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”?
- Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Phần II (4 điểm)
Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có câu: “Ngửa mặt lên nhìn mặt”
- Chép tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thứ năm của bài thơ.
- Từ “mặt” thứ hai trong khổ thơ vừa chép được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ đó?
- Hãy viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí trong khổ thơ kết của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (Gạch chân câu phủ định).
39 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2022
- Link download: TẠI ĐÂY
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn số 1
Câu 1: Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết thành ngữ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
– Nói sống sương
Câu 2: Trình bày xuất xứ truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Câu 3: Viết văn bản nghị luận (khoảng một trang giấy) về chủ đề an toàn giao thông.
Câu 4: Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà.
Gợi ý đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn số 1
Câu 1:
– Nói sống sượng
– Ý nghĩa: thiếu sự nhã nhặn, thiếu sự tế nhị tối thiểu.
– Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự.
Câu 2: Xuất xứ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện (truyện thứ mười sáu) in trong tác phẩm Truyền kì mạn lục. Truyền kì mạn lục (nghĩa là ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền). Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh.
Câu 3: Viết văn bản nghị luận về chủ đề an toàn giao thông.
Đây là dạng bài nghị luận xã hội. Khi làm bài tập này, các em cần đảm bảo được hai yêu cầu chính sau đây:
* Về hình thức: Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: văn bản nghị luận gồm có ba phần (mở bài, thân bài và kết bài) vào khoảng một trang giấy.
* Về nội dung: Bài làm cần đảm bảo được một số ý sau:
– Thế nào là an toàn giao thông?
An toàn giao thông là yên ổn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại trong quá trình tham gia giao thông.
– Tác hại của tai nạn giao thông: Mất an toàn giao thông đang là tình trạng phổ biến đáng báo động ở nước ta hiện nay. Tai nạn giao thông xảy ra liên tục ở các địa phương, đặc biệt là xảy ra ở các trục đường giao thông chính quan trọng và các thành phố lớn. Giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt… thường xuyên xảy ra tai nạn. Ví dụ: Theo báo cáo của Uy ban An toàn giao thông quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2009 toàn quốc xảy ra 6.231 vụ tai nạn giao thông. Cụ thể:
+ Tai nạn giao thông đường bộ: 5.648 vụ. Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng: 85 vụ (chết 253 người, bị thương 246 người).
+ Tai nạn giao thông đường sắt: 232 vụ (chết 99 người, bị thương 137 người).
+ Tai nạn giao thông đường thuỷ: 111 vụ (chết 125 người, bị thương 60 người).
+ Tai nạn hàng hải: 21 vụ (chết 6 người, bị thương 10 người).
– Bàn bạc mở rộng:
+ Hậu quả do tai nạn giao thông gây ra:
- Nhiều người thiệt mạng.
- Những người bị thương trở thành gánh nặng cho gia đình.
- Thiệt hại về vật chất.
- Gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc của nhiều người.
+ Làm thế nào để lập lại an toàn giao thông?
- Xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông.
- Nâng cao chất lượng các phương tiện giao thông.
- Đào tạo một cách bài bản những người làm chủ phương tiện giao thông.
- Giáo dục cho mọi người để nâng cao ý thức trong quá trình tham gia giao thông, phải chấp hành đúng luật lệ giao thông.
+ Liên hệ bản thân:
- Nghiêm túc chấp hành luật giao thông.
- Nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt luật giao thông
Câu 4: Cảm nghĩ sau khi học bài “Phong cách Hồ Chí Minh”.
Bài làm cần trình bày được những ý sau:
- Đặt vấn đề: Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm
– Phong cách Hồ Chí Minh được trích từ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990.
– Bài Phong cách Hồ Chí Minh đã giúp ta thấy Bác có lối sống rất bình dị, rất Việt Nam và rất phương Đông.
- Giải quyết vấn đề
a) Cảm phục trước vốn tri thức sâu rộng của Bác
– Bác đã đi nhiều nước trên thế giới, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông và phương Tây
– Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga..
– Người làm nhiều nghề khác nhau.
Ở đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người tiếp thu mọi cái đẹp, mọi cái hay của các nước. Điều đặc biệt là, tất cả các ảnh hưởng quốc tế không phải được học học một cách máy móc mà được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
b) Cảm phục trước lối sống rất bình dị, rất phương Đông của Bác
– Nơi ở, làm việc của Ngài là căn nhà sàn bên cạnh cái ao: có phòng tiếp khách, phòng ngủ, phòng làm việc.
– Trang phục của Người hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp..
– Người ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà ghém, dưa muối…
- Kết thúc vấn đề
– Cảm phục và học tập cách sống giản dị, thanh cao của Bác.
– Cảm phục và học tập tính học hỏi, nghiên cứu của Người khi có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hóa của các nước trên thế giới.
50 đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn (có đáp án chi tiết)
- Link download: TẠI ĐÂY
Tuyển tập 50 đề thi Ngữ Văn vào lớp 10 (Có đáp án chi tiết) là các đề hay được chọn lọc từ các trường trong các tỉnh thành trên cả nước để các em học sinh lớp 10 ôn luyện, thỏa sức làm quen với các dạng đề và ôn tập lại kiến thức để chuẩn bị tốt cho kỳ thi chuyên cấp tới đây.
Trên đây là cập nhật link tải bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2022. Trong quá trình tải về máy, nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại comment để được chúng tôi hỗ trợ. Trân trọng!