Các yếu tố Offpage trong bảng tuần hoàn SEO
Các yếu tố Offpage trong bảng tuần hoàn các nguyên tố trong SEO được chia làm 4 nhóm:
* Yếu tố Link
* Yếu tố về độ tin cậy
* Yếu tố về mạng xã hội
* Yếu tố cá nhân
Các yếu tố Offpage cùng với các nhóm yếu tố Onpage và các yếu tố vi phạm là ba nhóm yếu tố quyết định đến thứ hạng trang web theo bảng tuần hoàn các yếu tố trong SEO của Search Engine Land.
-
Links (Liên kết):
Đứng đầu trong 4 nhóm này là “Links”
-
Lq (Links quality) – Những liên kết chất lượng:
– Are links from trusted, quality, or respected website? – Các liên kết trỏ về trang của bạn có đến tư những trang web có độ uy tín, chất lượng, được đánh giá cao?
Trước hết cùng tìm hiểu thế nào là liên kết chất lượng? Theo quan điểm cá nhân mình đánh giá một backlink được coi là chất lượng khi nó sở hữu những yếu tố sau:
– Link được đặt trong một nội dung chất lượng, nội dung độc đáo mới lạ, hữu ích cho người dùng.
– Link đó được mọi người click vào và về trang đó
– Link đó đặt trong 1 trang có PR (Page Rank), PA (Page Authority), DA (Domain Authority) cao
– Link đó được chia sẻ, được like, được comment trên các trang mạng xã hội
– Link được đánh dấu bởi các thẻ Bôi đậm, In nghiêng và ghạch chân
– link được đặt tại vị cao trong 1 trang (giả sử được đặt ở đầu 1 bài viết)….
– …
Mức độ chất lượng của link phụ thuộc vào việc nó sở hữu bao nhiêu các yếu tố bên trên
-
Lt: (Link text) hay Anchor text:
– Do links pointing at pages use words you hope people they ‘ll be found for? – Link trỏ về trang của bạn có sử dụng các từ mà bạn hy vọng họ sẽ tìm với từ đó?
Nếu một link như: http://seodinh.com/seo-tool/ahrefs/ban-co-hieu-het-cac-thong-trong-inbound-link-cua-ahrefs; mình muốn đặt anchor text cho nó là “Tìm hiểu các chỉ số trong Dashboard của Ahrefs”
Để mô tả cho link đó và mình cũng mong muốn sẽ có người tìm với từ khóa đó và thấy kết quả của mình trên Google.
-
Ln (Link Number) – Số lượng Backlink:
– How many link point at your website? – Có bao nhiêu link trỏ về website của bạn?
Ngoài việc xây dựng những backlink chất lượng (khá khó khăn), thì việc gia tăng số lượng link cũng cực kỳ quan trọng.
Số lượng backlink ở đây là gì?
– Có nhiều backlink, đến từ những trang có độ trust, PA, DA, PR cao (tránh backlink trỏ về từ những site bị Sanbox hoặc bị dính các hình phạt khách của Google những link đó sẽ có tác dụng ngược lại đối với site của bạn)
– Link đến từ nhiều Domain khác nhau sẽ được google đánh giá cao vì đơn giản giống như việc bạn một người ra ứng cử đại biểu quốc hội được nhiều phiếu bầu chọn vậy
– Các Domain phải đa dạng IP, SubIP. Việc đa dạng IP làm minh bạch hơn chất lượng của IP trỏ về
Ví dụ bạn có 100 Backlink trỏ về với mỗi link đó là 1 IP sẽ chất lượng hơn là 100link trỏ về từ 1 IP nếu các trang có các chỉ số khác tương tự nhau. Google thích điều đó.
-
Trust (Độ uy tín)
-
Ta (Trust Authority) – Quyền lực:
– Do links, shares & other factors make site a trusted authority? – Link của bạn có được share và một số yếu tố khác có làm cho site của bạn có độ tin cậy?
=> Các bạn hãy để ý: Một người nổi tiếng như Matt cutts khi dùng Google Plus hoặc Twitter hay Facebook một link anh ta chi sẻ sẽ rất đáng được tin cậy. Nếu bạn được một người như vậy chia sẻ link ắt hẳn link đó sẽ được đánh giá cao. Nhưng thông thường thì rất khó có điều đó. Không nhân thiết phải cần những người như vậy share link của bạn. G+ hoặc Face hoặc Twitter đánh giá một người nổi tiếng có thể căn cứ vào một số các yếu tố sau:
– Nội dung người đó Share có chất lượng không? Có hữu ích và được mọi người quan tâm không? (Quan tâm ở thấy là lượt đọc, lượt comment, lượt like)
– Người đó có có được nhiều người theo dõi và kết bạn không? Điều đó thể hiện độ nổi tiếng của anh ta trên mạng xã hội
– Tài khoản của người đó có tuổi đời lâu không? Vd nếu một người hoạt động G+ từ những ngày mới có sẽ có Authority cao hơn so với người mới hoạt động G+ được vài ngày…
Tổng kết những yếu tố trên làm nên mức độ quyền lực, và nổi tiếng của họ trên mạng xã hội và nếu link của bạn được share bởi những người đó thì sẽ rất chất lượng gia tăng yếu tố “Ta”. Vì vậy lời khuyên cho các bạn là hãy sử dụng và chăm chút cho 1 tài khoản hoạt động mạng xã hội của mình để gia tăng Authority cho tài khoản đó và, để đặt những link có độ trust cao.
-
Th (Trust History) – (Tuổi đời domain):
– Has site or its domain been around a long time, operating in a same way? – Trang của bạn hoặc tên miền của bạn có hoạt động lâu năm?
Việc một web site có tuổi đời lớn và hoạt động xuyên suốt trong 1 lĩnh vực cũng tác động đến độ uy tín của trang đó, và nội dung được chia sẻ trên trang đó cũng được đánh giá cao.
-
Social (Mạng xã hội)
-
Sr (Social Reputation) – Danh tiếng trên mạng xã hội:
– Do those respected on social network share your content? Những nội dung bạn chia sẻ trên mạng xã hội có được tôn trọng?
Tôn trọng ở đây hiểu theo nghĩa là: Nội dung của bạn có được mọi người đọc, like, comment, share thay vì dislike hoặc không ai đọc nội dung đó.
Nếu bạn nổi tiếng trên mạng xã hội: Dược nhiều người theo dõi, bạn có nhiều bạn bè. Ắt hẳn nội dung bạn đã share phải có chất lượng, thế nên nếu bạn nổi tiếng nội dung bạn và link bạn share sẽ được đánh giá cao hơn người bình thường.
-
Ss (Social Share) – Được chia sẻ trên mạng xã hội:
– Do many share your content on social network? – Nội dung của bạn có được chia sẻ nhiều lần trên mạng xã hội?
Google đánh giá rất cao mạng xã hội. Nếu nội dung của bạn được chia sẻ trên mạng xã hội nó sẽ rất nhanh được index, mạng xã hội mang đến khả năng tương tác cao cho người dùng. Nếu trang của bạn được đọc, được like, comment và chia sẻ lại chứng tỏ nó nội dung phải có chất lượng thì mới có sức lan tỏa, mới được chia sẻ lại Google căn cứ vào đó để đánh giá nội dung đó có chất lượng không? Vì vậy nếu nội dung của bạn được chia sẻ nhiều lần qua nhiều người nó sẽ được đánh giá cao vào sớm được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
-
P (Personal) – Cá nhân hóa:
-
Pc (Personal Country) – Quốc gia:
– What your country is someone located in? – Người tìm kiếm thuộc quốc gia nào?
Google cá nhân hóa kết quả tìm kiếm theo nhiều yếu tố trong đó, nếu nội dung của bạn thuộc ngôn ngữ tiếng Việt, và người có vị trí tại Việt Nam tìm kiếm thì sẽ được ưu tiên so với nội dung thuộc tiếng nước ngoài.
Vd: Người dùng tại mỹ tìm kiếm từ khóa “football” sẽ nhận được những kết quả trả về là bóng đá hiểu theo kiểu Mỹ (một môn thể thao gần giống với bóng bầu dục), và người sống ở Anh sẽ nhận được kết quả trả về là môn bóng đá
-
Pl (Personal Locality) – Thành phố or địa phương:
– What city or local area is someon loacted in? – Thông tin hoặc dịch vụ bạn cung cấp có cùng thành phố hoặc địa phương của người tìm kiếm?
Ví dụ: Bạn có một trang web hoạt động trong lĩnh vực bán vé máy bay bạn có phòng vé để bán vé bạn đăng ký một dịch vụ của google đó Google Place, đánh dấu địa chỉ phòng vé của bạn tại Hà Nội, khi người dùng tại Hà Nội tìm kiếm, đại lý bán vé máy bay tại Hà Nội sẽ hiện ra kết quả google map có chứa địa chỉ của bạn kết quả tìm kiếm rất trực quan điều đó giúp gia tăng doanh thu cho bạn.
-
Ph (Personal history) – Lịch sử người dùng:
– Has someone regularly visited your website on social network and favored it? Trang web của bạn đã từng được người dùng ghé thăm và like chúng trên mạng xã hội?
– Nếu người dùng đã vào 1 trang nào đó phần history trong cách trình duyệt sẽ lưu địa chỉ của trang đó.
– Nếu một người dùng đã like trang của bạn hoặc comment hoặc share trang của bạn trên mạng xã hội.
Google sẽ căn cứ vào đó để nếu người dùng có tìm kiếm các từ khóa liên quan đến lĩnh vực bạn tìm kiếm thì nó sẽ ưu tiên đưa các kết quả này đến người dùng.
Ví dụ: Bạn search vé máy bay đi Singapore có kết quả top 1 là Tigerair.cc, bạn click vào đó vào history trong trình duyệt sẽ lưu trang đó lại và sau đó lần tiếp theo bạn tìm kiếm thì nó ngay lập tức đưa trang đó ra. Để kết quả khách quan trên các công cụ tìm kiếm đặc biệt là google bạn có thể mở cửa sổ ẩn danh trên các trình duyệt như Chrome ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift +N hoặc Ctrl + Shift+P để gõ từ khóa tìm kiếm sẽ cho kết quả khách quan hoặc xóa lịch sử duyệt web trong Chrome và Firefox là Ctrl + H và xóa lịch sử tìm kiếm đi sẽ cho kết quả khách quan hơn.
-
Ps (Personal Social) – Mạng xã hội:
– Have your friend socially favored the site? – Bạn của bạn trên mạng xã hội có yêu thích site của bạn?
Nếu người dùng “follow” bạn, chia sẻ nội dung hoặc link của bạn, web site của bạn sẽ xuất hiện trong nhiều những vòng kết nối và qua đó bạn bè của họ rất dễ tìm thấy trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
Nguồn: Seodinh.com
Tác giả (Author): Khánh Đồng SEOer website : seo là lên